3.2. Thể thơ đa dạng phù hợp với tâm lý trẻ thơ
3.2.2. Hình thức đồng dao
Đồng dao “là những câu hát dân gian có nội dung và hình thức phù hợp với
trẻ em, thường do trẻ hát lúc vui chơi. Đặc biệt, có thể do người lớn sáng tác, nhưng nhiều trường hợp cho trẻ em sáng tác” (Lê Bá Hán, 1997). Đồng dao là
những bài ca dân gian truyền miệng mô phỏng thế giới sinh hoạt và phản ánh nhận thức cũng như tâm hồn của trẻ thơ. Việc sử dụng đồng dao làm nguyên liệu sáng tác là một hình thức khá phổ biến, Dương Thuấn khơng phải là người đầu tiên sử dụng nghệ thuật này. Trước ông, nhiều nhà thơ viết cho thiếu nhi như Phạm Hổ, Võ Quảng cũng đã sử dụng rất thành công. Những bài thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn hình thức giống đồng giao với câu thơ ngắn thường từ 2 – 3 chữ, 4 – 5 chữ, cấu trúc lặp lại xoay vòng, liệt kê các sự vật hiện tượng. Ta thấy cách viết này xuất hiện khá nhiều trong những bài thơ dành cho thiếu nhi của Dương Thuấn. Và cũng như các bài đồng dao, thơ mang dấu ấn đồng dao chứa đựng trong nó những tư duy ngộ nghĩnh và trí tuệ trẻ thơ. Chất liệu đồng dao được Dương Thuấn sử dụng một cách khéo léo mang lại hiệu quả thẩm mỹ và ấn tượng đặc biệt đối với trẻ.
Những bài thơ được viết theo hình thức đồng dao với lời thơ ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ; ngơn ngữ giản dị, mộc mạc như lời nói của trẻ em hằng ngày:
Quả hồng rất đẹp Ăn ngọt làm sao Hồng khơng có hột Trồng bằng cách nào?
(Hồng sinh con) Cách hỏi giống một bài đồng dao thân quen:
Quả gì mà chua chua thế? Xin thưa rằng quả khế. Ăn vào thì chắc là chua? Vâng vâng,
Chua thì để nấu canh chua Quả gì mà da cưng cứng? Xin thưa rằng quả trứng. Ăn vào thì nó làm sao? Không sao,
Ăn vào người sẽ thêm cao.
(Đồng dao)
Dương Thuấn đã sử dụng những bài thơ mang nhịp điệu vui nhộn của những bài đồng dao giúp những độc giả nhí thích thú và dễ thuộc. Thơ theo hình thức đồng dao đến với các em đều có thể cất lên thành lời hát, thành giai điệu nhịp nhàng, thậm chí có thể giống như một trị chơi:
Đường của sương Đi trên cỏ
Đường của gió Chui trong cây Đường chim bay Ngang trời biếc Cá bơi miết Nước là đường Đường lên nương
Đường của mẹ Đường của bé Đi tới trường Có con đường Đi xa lắc…
(Những con đường)
Bài thơ theo hình thức đồng dao như một bài hát vui nhộn dẫn dắt các em vào những mối quan hệ với thiên nhiên loài vật con người vùng cao. Bài thơ mang đến cho các em những phát hiện thú vị về nhiệm vụ của mỗi sự vật thân quen trong cuộc sống hàng ngày. Đường đi của sương là cỏ, đường đi gió là thổi qua thân cây, chim bay ngang trời, cá ở dưới nước. Những hình ảnh sinh động, ngộ nghĩnh của sương, gió, chim, cá gắn với mơi trường sống đặc trưng của nó được thể hện trong những câu thơ ngắn gọn và giàu nhạc điệu. Âm điệu của bài thơ giống như những bài vè kể chuyện các loài cây, loại quả, chim, cá... Chúng tác động mạnh mẽ đến tư duy ngây thơ, non nớt của các em, giúp các em khắc sâu những đặc trưng cơ bản nhất của sự vật trong cuộc sống và nhạy bén hơn với thế giới tự nhiên.
Kinh nghiệm cho thấy thơ dành cho lứa tuổi còn bé thì phải thật ngắn gọn, giản đơn để phù hợp với trí tuệ cịn non nớt của trẻ và cũng giúp cho trẻ dễ thuộc dễ nhớ những bài học bằng thơ. Một bài thơ càng ít về số tiếng trong câu, về số câu trong bài nhưng vẫn thể hiện được cái thần, cái hồn của tác phẩm lại vừa tạo được sự hấp dẫn, thích thú cho bạn đọc nhỏ tuổi là một trong những yêu cầu đặc trưng cơ bản của thơ thiếu nhi và địi hỏi người sáng tác phải dụng tâm tìm tịi, sáng tạo rất
nhiều. Tuyển tập thơ song ngữ Tày Kinh (tập III) viết cho thiếu nhi của Dương
Thuấn là cả một q trình sáng tạo tích lũy về vấn đề sống và viết cho thiếu nhi, đặc biệt là thiếu nhi dân tộc thiểu số. Dương Thuấn đã dày công trong việc lựa chọn cũng như sắp xếp con chữ làm sao đến với các em để có được một bài thơ hay ý thơ đẹp. Để làm được điều này thì trước hết, ngơn ngữ thơ thiếu nhi phải ngắn gọn, giản dị thể hiện qua việc nhà thơ lựa chọn thể thơ, nhịp điệu thơ.
Qua việc tìm hiểu các sáng tác thơ Dương Thuấn viết cho thiếu nhi ta thấy rằng ông thường ưu tiên sử dụng những thể thơ ngắn như thể hai chữ, ba chữ, bốn
năm chữ cùng cách ngắt nhịp ngắn. Điều này phù hợp với cuộc sống hiện đại và tâm lý lứa tuổi thiếu nhi. Khi hiện nay, đồng bào dân tộc thiểu số đang từng bước hội nhập vào cuộc sống hiện đại cùng tác phong cơng nghiệp thì việc sáng tác thơ thiếu nhi miền núi cũng cần ngắn gọn, ngôn ngữ văn phong cũng phải hiện đại, sơi nổi phản ánh đúng chính cuộc sống của các em. Những câu thơ hai chữ, thậm chí có những câu chỉ một chữ đã đủ để Dương Thuấn kiến tạo bài thơ để chuyển tải những sắc màu cuộc sống vùng cao như Ban mai, Tung còn, Chim gõ kiến, Tiếng tắc kè… Việc sử dụng thể thơ ngắn với phần lớn là những câu thơ một tiếng, hai tiếng cùng cách gieo vần nhịp nhàng, giúp trẻ vừa dễ đọc vừa đạt hiệu quả cao. Những câu thơ ngắn đã tạo nên một ngữ điệu đơn giản, âm thanh lên trông rõ độ lên xuống, cao thấp nhịp nhàng. Hình thức âm thanh và sự hịa thanh trong thơ Dương Thuấn tạo nên một giọng điệu thơ độc đáo.
Những bài thơ viết về sự vật xung quanh và những hoạt động thường ngày của các em như những hòn đá cuội bên bờ suối (Cuội hát), con đường hằng ngày thiếu nhi miền núi đi đến trường (Những con đường) hay công việc đi kiếm củi về nhà (Hái củi),... đều sử dụng thể thơ ba chữ ngắn gọn, mỗi câu tạo thành một nhịp thơ như đưa trẻ về với những bài hát đồng dao quen thuộc:
Đi lên rừng Lượm cành khơ Bó thành gánh Mang về nhà.. Củi gỗ nghiến Lửa cháy đượm Than đỏ hồng Mấy ngày sau Than cịn nóng Bàn chân nẻ Ngón tay cóng
Sưởi lại ấm Hồng sắc da Xinh như hoa Chân lại đi Tay lại nắm
(Hái củi)
Bài thơ với mỗi câu có ba chữ, mỗi câu là mỗi nhịp thơ đều đặn tựa như từng bước chân vui tung tăng của trẻ vùng cao lên rừng nhặt nhạnh cành khô về làm củi, nhịp thơ cũng tựa như tiếng lép bép của bếp lửa than hồng.
Như một cuộc chạy tiếp sức thơ bốn, năm chữ cũng được Dương Thuấn khai
thác nhiều và khá thành cơng, có thể kể đến Đánh yến, Thằng Cuội, Xuân trên
thành phố,... (4 chữ); Tiếng khèn, Trò chơi, Bản xa đi học, Em ngồi bên bờ biển,
Tam Đảo (5 chữ). Những bài thơ 4 – 5 chữ vẫn tiếp tục tạo nên một sức sống trong
thơ thiếu nhi của Dương Thuấn bởi sự tươi mới và nét đẹp trong tâm hồn trẻ thơ vùng cao:
Đêm gà gáy lần đầu Dậy gọi nhau đi học Bó đuốc to sáng rực Í ới gọi lên đường Cây lá cịn hơi sương Áo quần khơ lại ướt Hơm mưa trơn bước trượt Ngã áo bẩn quay về Hơm hổ đói gầm ghè Gõ um từng tiếng mõ Hơm bỗng trời đổ gió Cành rơi ngập lối đi Cầu trôi vin cành sậy… Sáng nào cũng như vậy Mỗi người một chiếc gậy
Vượt rắn dữ, hùm heo Trên dốc núi cheo leo Bên mặt trời cùng bước.
(Bản xa đi học)
Ngoài ra trong tuyển tập thơ viết cho thiếu nhi cịn có một số ít bài thơ viết theo thể lục bát truyền thống với lối ngắt nhịp chẵn như bài Lời ru, Chợ nổi mang lại âm hưởng nhẹ nhàng, lắng đọng trong cảm nhận của trẻ thơ:
Con trâu chân nặng lội bùn Con chim chân nhẹ bay lên trên trời
Con vịt chân mỏng biết bơi Con sâu chân ngắn suốt đời đi co
Khơng chân con rắn phải bị Chân của nỗi nhớ câu hị đấy thơi
Lạ chưa có cái chân trời Còn bao chân nữa mà người gọi tên
Chân người đẹp nhất đó
Em nhờ chân ta đứng thẳng lên làm người
(Lời ru)
Nhìn chung, thể thơ theo lối đồng dao, ngắn gọn viết với nhịp điệu nhịp nhàng đã mang lại cho thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn một sự mới mẻ hấp dẫn riêng mà vẫn thể hiện được những sinh hoạt gần gũi của trẻ thơ vùng cao. Viết cho thiếu nhi, Dương Thuấn còn vận dụng linh hoạt, đan xen các thể loại thơ đã tạo nên âm hưởng kỳ diệu mang đến nhịp điệu mới mẻ và tươi sáng dìu đưa các em vào một thế giới giàu xúc cảm.