Chất liệu dân gian được khai thác hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của dương thuấn (Trang 135 - 136)

Ngay từ những ngày chưa hình thành nền văn học thiếu nhi Việt Nam, chúng ta đã biết chú trọng đến việc giáo dục con người và sử dụng văn học dân gian một cách tự giác như là phương tiện tốt nhất để giáo dục thiếu nhi, như nhà thơ Thanh

Tịnh từng quan niệm: “Thơ sáng tác cho lứa tuổi nhỏ phải trên cơ sở dân gian,

phải hợp với ý thích, ý muốn mong chờ, mong đợi của các em, sau cùng phải có lý

có tình, có nghệ thuật. Như thế mới truyền miệng, nhớ lâu và đi xa” (Lã Thị Bắc

Lý, 2003).

Tuy nhiên, đứng trước thực trạng xã hội ngày nay, thiếu nhi được sống trong nhịp điệu của thế giới hiện đại. Trí tưởng tượng của các em đang phát triển theo một hướng mới, không còn là cánh diều no gió, thổi sáo trên lung trâu, thả mình trên ruộng lúa mà các em mơ tới những phát minh khoa học giúp con người tiện ích hơn trong cuộc sống. Vì vậy, thế giới mơ mộng của truyện cổ tích, thế giới ngộ nghĩnh của truyện ngụ ngôn, thế giới thơ ngây của thần thoại có phần ít hấp dẫn các em hơn thế giới khoa học viễn tưởng. Điều này đã và đang là nỗi băn khoăn cho đội ngũ sáng tác cho thiếu nhi: có nên hay không khi tiếp tục sử dụng chất liệu văn học dân

gian trong tác phẩm thơ sáng tác cho thiếu nhi như một liệu pháp để giáo dục các em? Trước những dòng chảy ngược chiều đó, Dương Thuấn khai thác hiệu quả chất liệu dân gian trong thơ viết cho thiếu nhi và xem đó như là một gia vị không thể thiếu bởi hơn ai hết, Dương Thuấn luôn ý thức được nếu không có truyền thống thì sẽ không có hiện đại, nếu không có quá khứ làm sao có nền tảng để đến với tương lai. Chính cuộc đời trải nghiệm của nhà thơ đã giúp ông tích lũy kinh nghiệm sáng tác thơ cho thiếu nhi. Ông từ núi ra đi về phía biển, hát khúc đảo ca rồi lại quay trở về tìm bóng núi. Dương Thuấn viết thơ cho thiếu nhi ngoài việc sử dụng hình thức đồng dao mà người viết đã trình bày ở trên, ông còn khai thác chất liệu từ truyện cổ tích, truyện, thơ ngụ ngôn đưa trẻ em lạc vào thế giới của văn học dân gian, cội nguồn dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của dương thuấn (Trang 135 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)