Vị trí của Dương Thuấn trong nền văn học thiểu số nói riêng và văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của dương thuấn (Trang 36 - 43)

1.2. Dương Thuấn và hành trình viết thơ cho thiếu nhi

1.2.3. Vị trí của Dương Thuấn trong nền văn học thiểu số nói riêng và văn

học Việt Nam nói chung

Cơng việc chồng chất song không thể làm giảm nhiệt huyết sáng tác trong nhà thơ Dương Thuấn. Trong một kỉ niệm với Dương Thuấn, Nông Hồng Diệu đã viết:

“Anh làm thơ, viết văn cũng say mê như làm nông vậy. Anh từng là một nông dân thực thụ” và chính Dương Thuấn cũng gật đầu thừa nhận: “Chăn trâu, chăn bị, chăn dê, chăn ngỗng, chăn vịt… tơi làm hết. Tôi biết cấy lúa, biết khai hoang thửa ruộng, biết cày bừa, đắp đập, be bờ, xay thóc, giần, sàng…” (Nông Hồng Diệu,

2015). Đến nay, Dương Thuấn trở thành một đại diện xuất sắc của văn học các dân tộc thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung khi đã đóng góp vào nền văn học nước nhà một màu sắc rất riêng, tài hoa, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc qua hàng loạt các tác phẩm. Đặc biệt những tác phẩm thơ viết cho thiếu nhi chiếm số lượng lớn trong sáng tác của ông và giúp nhà thơ khẳng định tên tuổi bằng những giải thưởng xứng đáng.

Dương Thuấn bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ rất sớm, khi còn ngồi trên ghế giảng đường Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, ông đã tham gia viết văn. Truyện ngắn đầu tay của ông với tựa đề Mùa hoa mạ thứ ba xuất bản năm 1981 đã đưa ông đến với công việc sáng văn chương chuyên nghiệp.

Năm 1986, ông dự thi trên báo Văn nghệ với chùm thơ viết cho thiếu nhi Sự

tích những ngọn núi và đạt giải Khuyến khích, báo hiệu tương lai rộng mở cho một

tài năng thơ.

Năm 1989, với khao khát hiểu thêm về nghề viết, người thầy giáo 29 tuổi đã thi vào học Trường Viết văn Nguyễn Du. Tại đây, bài thơ đầu tiên đánh dấu sự

nghiệp sáng tác cho người lớn của Dương Thuấn ra đời. Bài thơ Lá giầu đạt giải

khuyến khích cuộc thi thơ của tạp chí văn nghệ quân đội 1989 – 1990.

Cũng trong thời gian học tại trường Viết văn Nguyễn Du, Dương Thuấn đã

hoàn thiện bản thảo và in tập thơ đầu tay Cưỡi ngựa đi săn viết cho thiếu nhi viết

năm 1991. Tập thơ đã được tặng Giải A Giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1992, khi ấy ông chưa phải là hội viên. Cũng với tác phẩm này, cùng năm Dương Thuấn còn nhận thêm giải Nhất của Hội giao lưu văn hóa Nhật - Việt.

Năm 1989, Dương Thuấn tạo ra một kỳ tích chưa từng có tại Trường Viết văn Nguyễn Du. Tập thơ Đi tìm bóng núi làm tác phẩm tốt nghiệp ra trường của ông đã đạt số điểm tối đa 5 điểm 10 của hội đồng ban giám khảo lúc bấy giờ bao gồm năm người là: Cố giáo sư - nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến, cố nhà thơ Trinh Đường, cố nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh, nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà nghiên cứu - dịch giả Phạm Vĩnh Cư. Đến năm 1993, tập thơ Đi tìm bóng núi được trường chọn in làm quà tặng cho các đại biểu đến dự lễ tốt nghiệp cũng là ngày kỉ niệm 10 năm thành lập trường. Nhà thơ Dương Thuấn đã dành nhiều tình cảm và tâm huyết cho thơ thiếu nhi, những bài thơ thiếu nhi của ơng ln có sự trong sáng, hồn nhiên, tinh nghịch của trẻ em miền núi. Sáng tác cho thiếu nhi chiếm tỷ lệ đáng kể trong thơ Dương Thuấn. Sau khi được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam (1993), trong ba năm liên tiếp, Dương Thuấn lần lượt cho ra đời ba tác phẩm mà hai trong số đó là viết cho thiếu

nhi: Đi ngược mặt trời (1995), tập truyện ngắn Bài học mùa hè (1996), Bà lão và

chích chịe (1997). Khơng dừng lại ở đó, ơng viết tiếp tình u dành cho thiếu nhi

trong Thơ với tuổi thơ (2005), Chia trứng công (2006) và đạt giải B Hội Văn hoá

nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2006.

Với bút lực dồi dào, Dương Thuấn viết nhiều, gặt hái nhiều giải thưởng về văn

nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2000, Hát với sông Năng (2001), Đêm bên sông yên lặng (2004) được Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam

trao giải B vào năm 2005, Lính Trường Sa thích đùa (2006), Soi bóng vào tơi

(2009). Ngồi ra cịn có các tập thơ tiếng Tày: Lục pjạ hết lúa - Con côi làm dâu

(1995), Slíp nhỉ tua khoăn – Mười hai con giáp (2002), Trăng Mã Pì Lèng (2002). Nhà thơ Dương Thuấn cịn được nhận nhiều giải thưởng khác của các tổ chức chính trị, xã hội, các cuộc thi thơ do các báo và nhà xuất bản tổ chức như: hai lần đạt giải thưởng của Trung ương Đoàn phối hợp với Hội nhà văn; giải thưởng của báo Văn nghệ, Tạp chí Văn nghệ quân đội, giải thưởng của báo Hải quan, báo Giáo dục thời đại…; giải thưởng của Nhà xuất bản Kim Đồng; giải thưởng của Uỷ ban chăm sóc trẻ em…

Nhân dịp đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Dương Thuấn đã làm dày thêm sự nghiệp sáng tác của mình khi cho ra đời bộ tuyển tập thơ cơng phu dày hơn 2.000 trang, in song ngữ Tày - Kinh, xuất bản tháng 10 năm 2010 do nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành. Bộ Tuyển tập thơ Dương Thuấn gồm ba tập: Tập I – Bản

Hon vạ bại tỉ đai (Bản Hon và những vùng đất khác) viết về quê hương ông; Tập II – Fong slư châư cị (Thơ tình) là những bài thơ, khúc ngâm về tình yêu. Đặc biệt,

riêng tập III – Con lưởc fong slư (Thơ viết cho thiếu nhi) là tập hợp những bài thơ ông viết riêng cho thiếu nhi từ trước đến nay. Tất cả các sáng tác của ông đều được viết bằng hai ngôn ngữ Tày - Kinh, được sắp xếp đăng đối, dễ theo dõi. Nhà thơ cho biết, các sáng tác trong tuyển tập không phải là các tác phẩm dịch mà được viết bằng hai ngơn ngữ độc lập hay cịn gọi là hai “tác bản”. Mỗi ngơn ngữ đều có vẻ đẹp riêng, khả năng biểu cảm khác nhau, việc viết song ngữ không chỉ mở rộng độc giả mà còn khai thác thế mạnh của từng ngôn ngữ, tôn vinh giá trị ngôn ngữ của cả dân tộc. Thật hiếm có một tập thơ lại công phu và sáng tác bằng tiếng dân tộc thiểu số người Tày như Tuyển tập thơ Dương Thuấn. Bộ tuyển tập thơ là cơng trình đồ sộ cũng là hoa trái mà “chàng trai của núi chỉ biết nói lời cho quả sai” vun trồng trong suốt 24 năm trên chặng đường sáng tác của mình. Đây là lần đầu tiên Dương Thuấn in tuyển tập và cũng là lần đầu tiên một nhà thơ dân tộc Tày có tác phẩm song ngữ đồ sộ nhất bằng tiếng dân tộc mình - điều mà từ trước đến nay các nhà thơ dân tộc

thiểu số khác chưa làm được. Với bộ Tuyển tập thơ Dương Thuấn, nhà thơ đã xác lập hai kỷ lục Guinness Việt Nam: Người sáng tác song ngữ Tày - Kinh đầu tiên và là người có tuyển tập thơ dày nhất Việt Nam xưa nay. Điều này là một hiện tượng hiếm có trong nền văn học Việt Nam khiến khơng ít người ngạc nhiên và thán phục

sự về sự nghiệp thơ ca đồ sộ của ơng. Nhiều người ví Dương Thuấn như là “một

Raxun Gamzatốp của Việt Nam”. Ơng nhã nhặn đón nhận nhưng khơng lấy đó làm

niềm hãnh diện. Ơng khiêm tốn khi chia sẻ rằng rằng mình khơng cố tình xác lập kỷ lục như kiểu người ta kỳ công làm cái bánh to nhất mà chỉ vì người dân tộc mình yêu mến mình, họ muốn biết đầy đủ về mình, thế nên mình làm tuyển tập, tập hợp tương đối đầy đủ sáng tác của mình trong một chặng đường dài.

Bên cạnh những sáng tác thơ bằng cả hai tiếng Tày và Kinh, Dương Thuấn cịn nghiên cứu văn hóa Tày. Ơng vừa khuyến khích việc bảo tồn và phát triển trong xu hướng hội nhập vừa trăn trở đối với từng bước đi của văn học dân tộc thiểu số. Ông là Tổng thư ký Hội những người yêu Ba Bể, ông viết báo kêu gọi, bảo vệ, gìn giữ sinh thái hồ Ba Bể. Năm 2012, thêm một bất ngờ nữa khi ông cho ra đời một cơng trình nghiên cứu văn hóa: Văn hóa Tày ở Việt Nam và tiến trình hội nhập thế

giới dày 600 trang được hoàn thành trong sáu năm tiếp tục khẳng định những thành

cơng mà Dương Thuấn có được.

Các tác phẩm của Dương Thuấn được người Tày đặc biệt là sinh viên, trí thức dân tộc Tày và người Tày sống ở nước ngồi hào hứng đón nhận. Sự lao động tâm huyết của ông đã mang đến cho họ sự hiểu biến sâu sắc hơn về các phong tục tập quán của dân tộc mình, tình yêu và niềm tự hào dân tộc. Đối với những nhà nghiên cứu và những người u thích tìm hiểu văn hóa trong nước và thế giới, đây thực sự là một tư liệu quý giá khơng chỉ mang tính khoa học cao mà cịn giàu sự trải nghiệm của chính bản thân tác giả.

Dương Thuấn được rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, đánh giá cao. Nhà thơ Triệu Lam Châu tâm sự trong bài viết Sự thần diệu trong thơ Dương Thuấn (2015):

“Cảm giác đầu tiên của tơi là chống ngợp trước thành công của người bạn thơ Tày ở miền Việt Bắc quê hương. Nó như một làn gió thu se lạnh mang nét thần diệu của tâm hồn Tày q mình, phả vào cái nóng miền Trung, làm cho cả đất trời nơi

đây trở nên mát rượi và nhuốm cái lâng lâng của núi rừng sâu thẳm xa xôi mà xiết bao gần gũi”.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm mới đầu cịn “hơi lo anh khơng làm nổi. Ấy vậy

mà chàng trai núi ấy đã vượt qua trái núi lớn để đem thơ về với bản Hon dưới dạng nguyên chất của anh. Thật đáng quý!”.

Nhà thơ Trần Anh Thái thì cơng nhận: “Tơi rất bất ngờ và kính trọng, tơi cho

rằng Dương Thuấn thực sự là một gương mặt thi ca quan trọng và đồ sộ trong các nhà thơ dân tộc thiểu số Việt Nam”.

Bên cạnh đó, dịch giả Diệu Hường Mimi Bergstrom - dịch giả người Thụy Điển gốc Việt cũng rất lấy làm thán phục: “Bộ tuyển tập sáng tác bằng song ngữ đồ

sộ của Dương Thuấn khơng chỉ là trường hợp hiếm có đối với văn học trong nước mà cả văn học thế giới cũng rất hiếm. Đây là kết quả của quá trình lao động nghiêm túc, là sản phẩm quý báu mà nhà thơ Dương Thuấn dành tặng cho độc giả trong nước và hải ngoại…”

Trong một lá thư của kĩ sư Nông Thế Giới gửi cho Phan Diệu Hương từ Praha

thủ đơ Cộng hịa Séc ngày 2-1-2013 đã viết: “Dân tộc đã biết và đánh giá đúng

những cống hiến và đóng góp của Dương Thuấn. Có lẽ đến lúc này gọi Dương Thuấn là người Tày hay người Kinh hay người Việt Nam e vẫn còn thiếu, mà đúng nhất theo tôi gọi Dương Thuấn là một nhà thơ đồ sộ”.

Đặc biệt, những sáng tác thơ của Dương Thuấn đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nhạc sĩ sáng tác. Trong những tập thơ ơng xuất bản, có những bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Hoàn, An Thuyên và Cầm Phong phổ nhạc như Cao Bằng, Khúc

ca cao ngun, Đi tìm bóng núi, Tình ca bên suối, Lá trầu… Tất cả những tác phẩm

này đã được các ca sỹ nổi tiếng như Bích Việt, Rơ Chăm Pheng, Plong Thiết, Kasim Hồng Vũ, Nơng Xn Ái… trình bày thành cơng.

Điểm qua những tác phẩm tiêu biểu của Dương Thuấn có thể thấy tài năng và tinh thần lao động nghệ thuật không mệt mỏi của nhà thơ dân tộc Tày. Sự nỗ lực, lòng đam mê từ thuở nhỏ dành cho thơ của Dương Thuấn đã được khẳng định qua những giải thưởng. Dẫu vậy, Dương Thuấn chưa bao giờ ngi nhiệt tình sáng tạo. Với ơng, viết đã trở thành một nhu cầu nội tại. Với trái tim thơ tràn ngập tình yêu

cuộc sống, Dương Thuấn sẽ còn sáng tạo cho đời nhiều hơn nữa những tác phẩm thơ giá trị.

Có người đánh giá sự nghiệp nghiên cứu văn hoá Tày của Dương Thuấn có khi thành cơng hơn sự nghiệp thi ca nhưng ông không công nhận điều này bởi thi ca hay nghiên cứu, ông đều yêu như nhau, niềm say mê trong cuộc đời ơng chính là được đọc và viết. Thành tựu thơ đã dày nhưng hồn thơ ơng vẫn cịn rất dạt dào. Con đường thơ phía trước cịn dài và còn hứa hẹn nhiều thành công hơn nữa đối với Dương Thuấn.

Tiểu kết chương 1

Mảng thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số nằm trong dòng chảy chung của văn học thiếu nhi Việt Nam nhưng do những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt nên ra đời khá muộn. Mặc dù vậy, đội ngũ tác giả dân tộc thiểu số chuyên sáng tác cho thiếu nhi ngày một tăng theo thời gian và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Sự phát triển của thơ thiếu nhi dân tộc thiếu số góp phần làm hồn thiện diện mạo nền văn học thiếu nhi Việt Nam nói chung và cách riêng mang đến cho thiếu nhi vùng cao văn hóa đọc, hướng giải trí lành mạnh, bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ trước cuộc sống còn nhiều thiếu thốn do hoàn cảnh địa lí tự nhiên mang lại ở miền núi. Dương Thuấn được xem như một cây bút “lạ” vì ơng là một nhà thơ dân tộc Tày có dấu ấn riêng biệt và đã có nhiều đóng góp cho thành tựu của thơ ca thiếu nhi dân tộc thiểu số nói riêng và văn học thiếu nhi Việt Nam nói chung. Trong thời gian hai mươi năm qua (1991-2011), bút lực của ông vẫn dồi dào và cho ra đời những tập thơ đặc sắc, hấp

dẫn. Năm 2010, Dương Thuấn cho ra đời Tuyển tập thơ Dương Thuấn song ngữ

Tày Kinh gồm 3 tập trong đó tập thứ ba là viết dành riêng cho thiếu nhi. Ông đã thực hiện điều mà trước đây chưa có nhà thơ dân tộc thiểu số nào làm được. Với tất cả những đóng góp ấy, Dương Thuấn xứng đáng là một trong những cây bút tiêu biểu của văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG

THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA DƯƠNG THUẤN

Dương Thuấn là nhà thơ dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên nơi núi cao rừng thẳm nên những sáng tác của ông, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn phản ánh đúng bản chất của con người miền núi cái bụng chất phác, cái lịng sáng trong, lời nói ra như bát nước đầy. Bản sắc dân tộc Tày của Dương Thuấn thể hiện qua nhiều khía cạnh trong nội dung thơ ơng viết cho thiếu nhi, đó là cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, thái độ trân trọng, nâng niu văn hóa phong tục truyền thống, gắn bó với làng bản và thay thiếu nhi – lớp măng non kế thừa nói lên khát vọng học tập, ước mơ đi xa mở mang tri thức để rồi trở về dựng xây góp phần làm giàu dân tộc, làm đẹp quê hương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của dương thuấn (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)