Yêu thương, trìu mến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của dương thuấn (Trang 131 - 135)

3.4. Giọng điệu dí dỏm, hài hước, yêu thương, trìu mến dành cho thiếu nhi

3.4.2. Yêu thương, trìu mến

Như một người lớn dẫn lối thiếu nhi vào khu vườn thơ, Dương Thuấn nhẹ nhàng nói chuyện với các em thiếu nhi về cuộc sống, về thiên nhiên, về ước mơ và cả những hoài niệm. Giọng điệu tâm tình khiến những trang thơ Dương Thuấn viết cho thiếu nhi giống như một lời tâm sự. Mỗi trang sách cứ thế theo từng lời kể điềm đạm của nhà thơ mà đi vào trí nhớ các em, mở ra và đánh thức những xúc cảm sâu lắng nhất trong tâm hồn con người.

Phần lớn những bài thơ Dương Thuấn viết cho thiếu nhi kể về kỉ niệm, phong tục cảnh sắc quê hương mình. Mỗi bài thơ là một ngăn kéo lưu trữ những ký ức và trải nghiệm tuổi thơ luôn nguyên vẹn trong tâm trí tác giả được tái hiện một cách sinh động trên trang thơ viết cho thiếu nhi của ơng. Ơng sử dụng giọng kể hiền hậu

để giãi bày những cảm xúc, những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ Bức ảnh cũ, Chổi

rơm thần kỳ, Hòn sỏi thần kỳ, Con là hổ rừng xanh, Hỏi quê…

Trong bài thơ Hai nhà, cậu bé Dương Thuấn kể về người bạn hàng xóm của mình ở bản. Hai người thân nhau như anh em. Bằng giọng điệu tâm tình, nhẹ nhàng, nhà thơ đã đưa thiếu nhi về kỷ niệm vui tươi, đáng yêu và ấm áp nghĩa tình của hai đứa trẻ con dân tộc miền núi:

Nhà anh và nhà em Làm thành cái bản nhỏ Một chiếc cầu vắt vẻo Con suối lượn quanh co Đêm đông rừng sương muối Cùng ngồi sưởi bên nhau Xem hai bà nghiền vỏ Ánh lửa thắm môi trầu Có chiều hơm mưa dầm Mải cỏ non trâu lạc Anh cùng em đốt đuốc Cùng vượt dốc đi tìm Bản nhỏ chỉ hai nhà Chưa đi xa đã nhớ Anh vừa bước lên đèo Em dưới thung tay vẫy

Những câu thơ ngọt ngào nhẹ nhàng như những kỷ niệm dịu êm trong lòng tác giả. Lời thơ nhẹ nhàng ngắn gọn nhưng cũng đủ để hình dung cuộc sống ở làng bản của thiếu nhi vùng cao. Đọng lại trong trí nhớ của tác giả là những kỷ niệm thân thương với người bạn hàng xóm cùng bản, là đời sống nghĩa tình gắn bó của đồng bào vùng cao nên giọng thơ tha thiết, trữ tình đến thế.

Chất giọng tâm tình cịn thể hiện ở lời thủ thỉ, gọi đáp, xưng hô của trẻ với sự vật như Chổi rơm thần kì, Hịn sỏi của bà, Cái kiềng… Cách nói chuyện tâm tình, thủ thỉ cùng người thân trong gia đình như với mẹ, với bà, với ơng. Các em nói

chuyện với các loại cây cho đến các con vật như Chú ngựa hồng, Cún con, Nai

con… đều thể hiện nếp nghĩ đặc trưng trong tư duy trẻ nhỏ. Với các em, thế giới

xung quanh khơng cịn vơ tri, vơ giác mà cũng có tiếng nói, tâm hồn, tình cảm, trở thành những người bạn thân quen, gần gũi:

Ơi, chú ngựa hồng ngoan nhé Tao lấy kim châm huyệt cho mày Tao đốt bồ kết xông mũi cho mày Mày hắt hơi xong là khỏe ngay Mày lại đứng suốt năm suốt tháng Ngựa mà đã nằm là ngựa ốm Ngựa đứng là khỏe để băng rừng…

(Chú ngựa hồng)

Từ cách xưng hơ thân tình như một người bạn “tao – mày” cho đến lời gọi - đáp đầy yêu thương, trìu mến “Ơi, chú ngựa hồng ngoan nhé” đã thể hiện tình cảm và mối quan hệ giữa em bé với con vật ni. Đó khơng phải là mối quan hệ giữa con người với một con vật vô tri mà là quan hệ giữa hai người bạn thân quen, gần gũi. Những câu thơ, những lời an ủi, thủ thỉ, động viên ngựa thân yêu chóng khỏi bệnh. Biết ngựa đang ốm, đang mệt, em nhỏ trong bài thơ đã thể hiện tình thương chân thành, trong sáng của đứa trẻ dành cho vật ni trong gia đình. Em bé đã hết lịng chăm sóc chú ngựa như chăm sóc một người thân, đó là châm cứu, đốt bồ kết, xông mũi… Em bé làm tất cả những việc tưởng chừng vượt quá khả năng của độ tuổi với niềm mong ước ngựa hồng chóng khỏi bệnh và nhanh hồi phục sức khỏe.

Trong sáng tác của mình, Dương Thuấn còn dành cho thiếu nhi những trang viết về cuộc đời những số phận không may mắn và những trang viết đó Dương Thuấn thường dùng giọng xót xa, thương cảm để chia sẻ những bất hạnh mà trẻ nhỏ trên thế giới phải gánh chịu:

Cả thế giới đã nghe nói về em Cha mẹ đều chết vì bệnh AIDS Em lớn lên khơng có gia đình (…)

- Enlkosi…! Elkosi…!

Mười hai tuổi em đi vào cõi chết Ánh mắt thơ ngây buồn bất tuyệt Khẩn cầu toàn nhân loại ra tay…

(Elkosi)

Giọng thương cảm khơng chỉ được dùng để nói về những mảnh đời bất hạnh mà còn là một giọng điệu phơi bày những mất mát, những nỗi đau qua đó gợi cho thiếu nhi những suy nghĩ sâu sắc, đánh động nơi tâm hồn các em lòng trắc ẩn, tình yêu và sự sẻ chia:

Một mình bên bờ biển Em ngồi đợi ai đây Sớm mai mồng một Tết Sao em khóc thế này? Nước mắt em đã nói Em vừa bị mất cha Mùa qua gặp bão lớn Thuyền đắm giữa khơi xa Anh đây quê trên núi Anh là một nhà thơ

Từng vượt sóng đại dương Như một người thủy thủ Đừng khóc nữa em ơi Cha đã mất không về Cả đất nước thương em

Anh cũng thương như thế

(Em ngồi bên bờ biển)

Thương cho những mảnh đời bé nhỏ lầm than, thương cho những tuổi thơ không trọn vẹn, tiếc nuối và đớn đau trước những mất mát của trẻ thơ khi còn quá nhỏ, giọng thơ Dương Thuấn trải tràn niềm xót xa, thương cảm, ủi an. Độc giả nhỏ tuổi đến với những bài thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn sẽ cùng đồng cảm, rung lên những nhịp đập yêu thương, nhân ái. Tâm hồn các em trở nên rộng mở biết yêu thương, biết đồng cảm và sẻ chia.

Như vậy, Dương Thuấn đã “hóa thân”, “nhập vai” điêu luyện khi là các em thiếu nhi, khi là một người lớn dịu dàng để nhìn cuộc sống qua lăng kính của trẻ thơ, để hiểu trẻ. Dù là thiếu nhi hay người lớn thì tùy nội dung, thơng điệp muốn truyền tải, nhà thơ thể hiện giọng điệu khác nhau, kết hợp linh hoạt, nhuần nhuyễn khi kể tả. Thơ Dương Thuấn viết cho thiếu nhi hồn tồn khơng có sự khiên cưỡng của một “người lớn thu nhỏ”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của dương thuấn (Trang 131 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)