Bắc Kạn
Trên hành trình viết thơ cho thiếu nhi, Dương Thuấn không phải là người bộ hành đơn độc, xây khu vườn thơ thiếu nhi, Dương Thuấn càng không phải là người lẻ loi. Trước Dương Thuấn đã có những ngòi bút mở đường xây cho thiếu nhi những khu vườn thơ như Phạm Hổ, Võ Quảng, Định Hải, Thanh Hùng, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn... Cùng thời với Dương Thuấn cũng có một số nhà thơ góp từng viên gạch xây dựng khu vườn thiếu nhi như Phùng Ngọc Hùng, Mai Văn Hai, Nguyễn Hoàng Sơn, Hoàng Tá, Lê Hồng Thiện, Phạm Đình Ân, Nguyễn
Ngọc Quế, Trần Quốc Toàn… Dương Thuấn vẫn “cầm dao tự phát lối cho mình”
cho thiếu nhi khu vườn thơ mang nét riêng không thể lẫn với bất cứ khu vườn thiếu nhi của người nào khác. Nếu ví thơ viết thiếu nhi là một khu vườn cổ tích dành cho các em thì nhà thơ chính là người thợ làm vườn chăm chỉ nhất, miệt mài nhất chăm sóc khu vườn muôn sắc muôn hương.
Thực tế địa hình ở Bắc Kạn là một kiến tạo tự nhiên đặc biệt, hàng loạt thung
lũng sâu với địa hình dốc, chia cắt mạnh và nhiều đỉnh cao đã “giam” những đám
Phong cảnh “lột xác” hoàn toàn khỏi những mái nhà người Kinh truyền thống.
Những con đường lên xuống liên tục tạo ra một phong cảnh “cưỡi mây” đích thực.
Chỉ sau một khúc rẽ, con người có thể sẽ phải chìm vào những đám mây mù không nhìn thấy đường đi, rồi chỉ thoáng chốc sau, những mái nhà yên bình và nụ cười của đám trẻ ngây thơ lại hiện ra:
Ở đây đèo làm ra gió
Những đoàn xe chạy trên mây Khèn Mèo vang vang vách đá Ông mặt trời đan phên che ngày Nếu bạn đã lên Đèo Gió
Ú tim cùng những đám mây
(Đèo Gió)
Từ thực tế ấy, Dương Thuấn thân thương gọi quê hương mình là “vùng đất xứ
Mây”, gọi đồng bào mình là “những con người xứ Mây”. Men theo con đường thơ
tiến bước vào khu vườn thiếu nhi của Dương Thuấn sẽ thấy “vùng đất xứ Mây”
hiện lên đẹp huyền ảo, nên thơ như trong mộng cảnh lại không kém phần hùng vĩ dữ dội. Ở đó là cả một thế giới cây, hoa, quả biến đổi qua từng mùa như một món quà chỉ để dành cho trẻ con cùng thế giới muôn loài phong phú mang hơi thở của rừng già.