3.5. Chất liệu dân gian được khai thác hiệu quả
3.5.2. Hình thức thơ ngụ ngôn
Nhà thơ Dương Thuấn cịn có những bài thơ giàu chất ngụ ngơn, mang tính giáo dục rất cao. Nhiều bài thơ viết về loài vật con vật, đồ vật quen thuộc, gần gũi hằng ngày mang dáng dấp của những câu chuyện đơn giản, ngắn gọn song lại chứa đựng những bài học ý nghĩa về cuộc sống. Bằng biện pháp nhân hóa trên cơ sở khai thác những đặc điểm sinh học của những lồi vật, chúng biết nói tiếng người, có tâm tính, có khả năng ứng xử. Thế giới nhân vật dễ thương, dễ mến ấy được đặt trong một hồn cảnh, một tình huống cụ thể. Qua đó những thơng điệp ý nghĩa được gửi gắm đến các em vừa kín đáo, hàm súc; vừa hồn nhiên, sinh động. Tác phẩm mang tính chất minh họa cho tư tưởng đạo đức nhưng không hề khơ khan, máy móc.
Ở đó các em có thể bắt gặp nhiều thứ trở nên quen thuộc như bài thơ Hươu
của Ê dôp hay gần hơn nữa là bài thơ cùng tên của La Fontaine vì vậy nó mang đến cho các em những xúc cảm vừa quen, vừa lạ:
Cây trám đen cao vút Mọc ở giữa rừng sâu Treo từng chùm quả ngọt Hươu con đi đến gần Đứng một lúc tần ngần Rồi nghểnh đầu lên húc Sừng non chưa chạm tới Hươu con vội vàng nói: - Ta chẳng thèm ăn đâu Quả trám đen chua lắm…
Bài thơ hàm ý chê cười những bạn nhỏ chưa thực sự cố gắng trong học tập hay trong những việc hàng ngày khác và khuyên răn các em phải chăm chỉ, nỗ lực, kiên trì. So với tác phẩm của Aesop hay La Fontaine, thơ Dương Thuấn mang đến một sắc thái mới mẻ, gần gũi với cuộc sống và tầm nhận thức của độc giả nhỏ tuổi.
Lấy motif “chia phần” đã có rất nhiều trong những câu chuyện ngụ ngơn dân
gian Việt Nam và thế giới như Hai chú gấu tham ăn, Chuyện chia phần,... Dương
Thuấn đã đưa đến bài thơ có câu chuyện là hai bạn nhỏ chia nhau trứng công. Qua bài Chia trứng công, tác giả truyền đi thông điệp là chia sẻ khiến niềm vui nhân đơi. Qua đó, giáo dục thiếu nhi hãy biết chia sẻ cho người khác mỗi khi có niềm vui, chia niềm vui đến người khác sẽ làm bản thân vui hơn, chớ tham lam, tranh giành thì khơng nên:
Có hai bạn nhỏ Cùng đi trên đường Thấy ổ chim cơng Có ba quả trứng Ba quả đều xinh Đem đến bên đường Ngồi tính chia nhau
Chia mãi chẳng đều Chia đi chia lại Nếu người được một Người lại được hai Từ sáng tới trưa Cứ ngồi chia mãi… Ông khách qua đường Thấy thế dừng lại: Hỏi có chuyện gì Rồi ơng ấy nói: Muốn chia đều nhau Bây giờ hãy chia Mỗi người một quả Còn lại quả kia Thì cho tơi nhé… Làm theo ơng khách Chia xong ngay liền Cả ba sung sướng Cùng cười reo lên Hóa ra là thế
Muốn chia đều nhau Nào khó gì đâu
Chia người khác nữa…
Thơ Dương Thuấn có nhiều bài thơ bình dị, mộc mạc nhưng đầy sự ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm: “Một bông hoa rụng/ Để lại trên cành vết thương/ Một lời nói
khơng đúng lúc/ Để lại lòng người nghe vết thương” (Vết thương). Từ một hiện
tượng trong tự nhiên, cây cối ra hoa, rồi hoa cũng đến lúc héo tàn rụng xuống để lại vết tích trên cành cây. Dương Thuấn đã gợi ra bài học đáng giá cho thiếu nhi một cách hết sức tự nhiên như nó phải thế. Giống như bơng hoa trên cành rụng để lại
dấu vết trên cây, con người cần lựa chọn lời ăn tiếng nói để tránh gây tổn thương người khác.
Bài thơ Bàn tay lúc nào cũng mở tưởng chừng chỉ đơn thuần là câu chuyện nhỏ kể về những bộ phận trên cơ thể con người có tác dụng quan trọng như thế nào, tưởng chừng nếu thiếu đi một trong những bộ phận ấy, chúng ta sẽ khơng cịn cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống nữa:
Trời sinh cho con người bao thứ Sinh ra mắt để nhìn
Sinh ra tai để nghe Sinh ra lòng để nhớ
Sinh ra hai bàn tay lúc nào cũng mở Để hái hoa thơm, ôm lấy bạn bè
Thế nhưng, đoạn kết bài thơ là một kết thúc rất bất ngờ gợi cho thiếu nhi nhiều điều suy ngẫm. Những bộ phận tưởng chừng rất quan trọng như mắt, như tai, như lịng đơi khi có thể được nghỉ ngơi. Điều này là tự nhiên vì con người ai cũng cần phải ngủ, nghỉ ngơi. Khi đó mắt có thể nhắm, tai có thể khơng nghe thấy âm thanh xung quanh và não bộ dừng việc ghi nhớ để thư giãn, chỉ còn lại bàn tay lúc nào cũng mở, suốt đêm ngày không thể nào cứ nắm chặt tay. Đằng sau những câu chữ hết sức tự nhiên, tươi mới ấy là một nhận định cuộc sống, cũng là bài học đạo lý mà mỗi người nên thấu hiểu. Ấy là khơng ai có thể co cụm và sống cơ độc một mình suốt đời mà con người mở tay ra cũng là mở rộng lịng mình ra quan tâm đến người xung quanh, nắm lấy tay của những người xung quanh. Tinh thần đồn kết, gắn bó, yêu thương nhau giữa mọi người trong cộng đồng đã được Dương Thuấn đưa vào thơ thiếu nhi một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu lại rất sâu sắc như thế.
Bằng hình thức ngụ ngơn, những điều đơn giản, nhỏ bé cho đến những vấn đề nghiêm túc, lớn lao trong cuộc sống đều được các em tiếp nhận thông qua những câu chuyện sinh động, hấp dẫn. Những bài học ý nghĩa, những chân lý có thể được mang đến từ những điều nhỏ bé, giản dị, thậm chí từ những sai lầm, thất bại. Đó chính là con đường nhận thức đúng đắn mà Dương Thuấn mong muốn các em thấu hiểu khi đến với thơ của mình.
Tiểu kết chương 3
Thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn đã thể hiện tròn vẹn nội dung mà vẫn hấp dẫn được thiếu nhi, làm cho các em thích thú say mê đó là vì ơng đã sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức nghệ thuật độc đáo. Đó là những hình ảnh thơ mang tính biểu tượng như núi, trăng, sương, mây, con ngựa đều là hình ảnh thường thấy, rất gần gũi với trẻ vùng cao. Những biểu tượng ấy vừa mang ý nghĩa như những người quen thuộc, vừa đại diện cho “vùng đất xứ Mây” mà dẫu cho đi đâu xa thì những đứa trẻ con của núi rừng vẫn trơng ngóng quay về. Những biểu tượng ấy còn thể hiện vẻ đẹp của quê hương xứ xở của người vùng cao, là đại diện cho tâm hồn phóng khống, ham thích tự do, mong muốn đến muôn phương để mở rộng tầm hiểu biết của những đứa trẻ sống trên đại ngàn. Dành cho thiếu nhi một tấm lòng yêu mến, Dương Thuấn đã dẫn lối các em vào khu vườn thơ bằng thể thơ, ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với tâm lý, lối tư duy trẻ thơ. Qua những bài thơ, Dương Thuấn gửi gắm những bài học giáo dục đến thiếu nhi nên ông đã nhờ chắc năng giáo dục của văn học dân gian, đó cũng là quy hướng về nguồn cội. Những màu sắc cổ tích đưa các em vào một thế giới hấp dẫn, li kì, giúp các em biết phân biệt điều tốt điều chưa tốt.
KẾT LUẬN
1. Trong văn học thiếu nhi Việt Nam thời kì đổi mới, Dương Thuấn là một trong những cây bút tiêu biểu đặc biệt gặt hái nhiều thành tựu ở mảng thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số. Ông là nhà thơ dân tộc Tày sáng tác thơ cho thiếu nhi thành công qua hai thế kỉ. Trong suốt hơn hai mươi năm, Dương Thuấn vẫn như một con ong chăm chỉ ngày ngày lấy nhụy làm mật cho đời. Ơng góp những viên gạch vững chắc cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam và xây khu vườn thơ cho bộ phận văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số. Những đóng góp to lớn của Dương Thuấn, đặc biệt đối với mảng thơ thiếu nhi đã được ghi nhận bằng những giải thưởng vinh dự mà hơn hết là sự thán phục, ngưỡng mộ của nhiều bạn đọc cùng đồng nghiệp.
2. Về phương diện nội dung, thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn mang những đặc điểm sau:
Bức tranh phong cảnh miền núi trong thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn có nét riêng độc đáo so với các nhà thơ dân tộc khác, sự khác biệt ấy nằm ở cái hồn của người nghệ sĩ sáng tạo. Một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng không kém phần nên thơ được xây dựng bằng hai dịng cảm xúc, đó là cảm xúc của một con người đang ở miền núi, hoà nhập với cảnh và cảm xúc của một người con xa quê hương với bao kỉ niệm thân thương, sâu lắng.
Trong khu vườn thiếu nhi, Dương Thuấn là một người thợ làm vườn cần mẫn, chăm chỉ đã vun trồng, chăm sóc, bảo tồn bao nhiêu là cây lạ, quả ngon, hoa đẹp cùng mn lồi động vật hoang dã chỉ ở rừng núi mới có. Khu vườn thiếu nhi của Dương Thuấn là một cuốn từ điển bằng thơ đã mang đến cho thiếu nhi nhiều kiến thức bổ ích. Kiến thức về thế giới thực vật được nhận biết, phân biệt qua hình dáng, màu sắc, hương vị, cơng dụng của các lồi cây, hoa, quả. Kiến thức về thế giới động vật hoang dã được nhận biết, phân biệt qua đặc điểm hình dáng, tập tính sinh trưởng của từng loài. Thế giới thực vật và động vật hiện lên hết sức phong phú, đa dạng hồn tồn thỏa mãn trí tưởng tượng, ham hiểu biết của thiếu nhi. Lạc vào khu vườn thiếu nhi của Dương Thuấn, các em nhận ra những loài cây, con vật dẫu đẹp đẽ hay xấu xí đều có khả năng giúp ích cho con người. Từ đó, nhà thơ gieo vào lịng các em hạt mầm biết ơn, trân trọng món quà thiên nhiên ban tặng, chăm sóc giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên. Quan trọng hơn, những câu chuyện về thế giới động
thực vật đưa đến cho thiếu nhi những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống. Đó là bài học về lẽ phải, cách ứng xử, yêu quý sự sống xung quanh. Điều này góp phần vào việc hình thành, xây dựng nhân cách tốt đẹp nơi các em.
Dương Thuấn được đánh giá là sứ giả văn hóa của người Tày vì vậy về cả phương diện nội dung và nghệ thuật trong thơ viết cho thiếu nhi, Dương Thuấn đã thực hiện rất tốt việc bảo lưu, giữ gìn và truyền bá, quảng cáo những nét đẹp văn hóa của dân tộc. Nội dung thơ ông viết cho thiếu nhi có thể có nhiều đề tài như thiên nhiên, cây cối, lồi vật, con người, truyền thống văn hóa, nhân vật trung tâm là những em bé dân tộc thiểu số nhưng tựu trung lại trong hồn thơ ông vẫn là bản sắc Tày – trái tim núi, trái tim thơ của Dương Thuấn. Bất cứ đứa trẻ nào bước vào khu vườn thơ của Dương Thuấn đều được nhà thơ hào phóng khốc cho mình một chiếc áo vải thổ cẩm bằng thơ mà mỗi sợi chỉ sắc màu thêu dệt nên chiếc áo ấy chính là những nét độc đáo về thiên nhiên, đời sống sinh hoạt văn hóa, tinh thần giàu bản sắc dân tộc của đồng bào vùng cao.
Trung tâm của bức phơng nền thiên nhiên và văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số là hình ảnh các em thiếu nhi vùng cao. Vốn dĩ là một người con của dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên ở vùng cao, hơn ai hết, Dương Thuấn thấy rõ bên cạnh bản chất hồn nhiên trong sáng vốn có của trẻ thơ, thiếu nhi dân tộc thiểu số cịn có những hồi bão, khát vọng sống cùng những trăn trở. Trong thơ viết cho thiếu nhi, Dương Thuấn đã thay các em nói lên những ước mơ bé nhỏ, bình dị. Chính những ước mơ và phẩm chất tốt đẹp nơi các em đã thắp sáng, xua tan những mảng màu tối còn tồn đọng trong cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn bày tỏ niềm hy vọng, tin tưởng vào thế hệ măng non của miền núi. Các em sẽ làm thay đổi bộ mặt xã hội ở vùng cao và mang đến một tương lai tươi sáng hơn cho cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam. Tình cảm yêu thương, tôn trọng trẻ em được gửi gắm trong những sáng tác thơ của Dương Thuấn mang ý nghĩa thực tiễn lớn lao trong thời đại cả nước đang ra sức xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân, đặc biệt là ở biên cương, hải đảo, bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc.
3. Những biện pháp nghệ thuật trong thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn như những chiếc chìa khóa vạn năng nhiệm màu mở rộng cánh cửa khu vườn thơ thiếu nhi của Dương Thuấn để ông đến gần với thiếu nhi hơn và ngược lại. Bằng
một lối đi khác, Dương Thuấn đã để lại màu sắc rất riêng cho mình trong lịng bạn đọc. Màu sắc dân tộc được ông thể hiện rõ nét qua hình ảnh thơ mang tính biểu tượng: núi, trăng, mây, sương, ngựa. Những biểu tượng này đều có sự giao thoa gặp gỡ về ý nghĩa là nhân chứng cho hành trình ra đi để trở về của nhà thơ cũng là của bao nhiêu thế hệ thiếu nhi dân tộc thiểu số. Ngồi ra cịn có một số hình ảnh mộc mạc, thường thấy khác như sông, thác, mùa xuân, hoa,... đi vào thơ Dương Thuấn trở nên lạ hóa, độc đáo, mang đặc trưng riêng của miền núi, khắc sâu sự gắn bó của nhà thơ với quê hương. Trong việc sử dụng ngôn ngữ, Dương Thuấn là một nhạc trưởng tài hoa. Ông sáng tác thơ cho thiếu nhi bằng song ngữ Tày – Kinh, đây là điều mà chưa một nhà thơ nào sáng tác tác cho thiếu nhi làm được trước đây. Dù sáng tác song ngữ nhưng thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn vẫn giàu nhạc tính, làm người đọc cảm giác như đang hát, đọc vè. Cùng với tính nhạc trong thơ, Dương Thuấn cịn tạo ra một bức tranh muôn màu với việc sử dụng ngôn ngữ giàu tính họa. Khơng chỉ ngơn ngữ phù hợp với tâm lý trẻ thơ, Dương Thuấn còn dùng giọng điệu dí dỏm, hài hước, yêu thương để ru đưa trẻ vào thế giới của tuổi thần tiên. Thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn cịn mang đậm tính dân gian. Nhà thơ đã đưa các em về với những câu ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, truyện ngụ ngơn một cách hết sức tự nhiên như cội nguồn của văn hóa dân tộc. Khơng một chút giáo điều, gượng gạo, Dương Thuấn lồng vào thơ viết cho thiếu nhi những bài học tinh tế, nhẹ nhàng, những kĩ năng sống cần thiết cho mỗi em trở thành người tốt, cư xử lịch sự và là con ngoan, trò giỏi.
4. Với những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, những sáng tác thơ dành cho thiếu nhi của Dương Thuấn đã đem lại những hiểu biết phong phú về nhiều phương diện địa lý, văn hóa, góp phần bồi dưỡng cho độc giả nhỏ tuổi những tình cảm cao đẹp: tình cảm gia đình, bạn bè, tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc. Thành công của Dương Thuấn không những mở ra hướng đi cho các nhà thơ trong sáng tác thơ cho thiếu nhi dựa trên việc khai thác đề tài miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số mà cịn đóng góp vào thành tựu của văn học viết cho thiếu nhi trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Thanh Truyền, Trần Quỳnh Nga. (2002). Đặc trưng thơ viết cho thiếu nhi sau
1986, Tạp chí Văn học.
Bùi Thanh Truyền. (2015). Văn học thiếu nhi sau 1986 từ cái nhìn tồn cảnh. Tạp chí sơng Hương.
Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Thanh Tâm. (2012). Giáo trình lý luận văn học và văn
học thiếu nhi. Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa
Chu Văn Sơn. (2010). Khu vườn thiếu nhi của chú Dương Thuấn - Lời giới thiệu
Tuyển tập Dương Thuấn (tập 3), Nxb Hội Nhà văn.
Đỗ Ngọc Thống. (2016). Thơ Dương Thuấn viết cho thiếu nhi
Đỗ Thị Thu Huyền. (2009). Dương Thuấn hành trình từ bản Hon, Nxb Hội nhà văn.