3.4. Giọng điệu dí dỏm, hài hước, yêu thương, trìu mến dành cho thiếu nhi
3.4.1. Dí dỏm, hài hước
Thế giới của trẻ thơ là thế giới của hồn nhiên, nghịch ngợm, thường gắn với những tiếng cười, những trị chơi vui nhộn thậm chí là cả những lần nghịch ngợm
rất đáng yêu. Trong Giáo trình văn học trẻ em, tác giả Lã Thị Bắc Lý khẳng định:
“Giọng điệu tinh nghịch hóm hỉnh mang tính đặc thù của văn học thiếu nhi chất hóm hỉnh gây cho người đọc tiếng cười sảng khoái được vận dụng như một phương tiện giúp các em tiếp nhận tác phẩm một cách vui vẻ thoải mái” (Lã Thị Bắc Lý,
2003). Vì vậy, giọng điệu dí dỏm, vui tươi trở thành giọng điệu thường thấy của các nhà thơ sáng tác cho thiếu nhi. Các sáng tác văn học cho thiếu nhi dù là thể loại nào, viết về đề tài gì thì trong đó độc giả vẫn dễ dàng tìm thấy những chi tiết hài hước, những đoạn thơ dí dỏm, ngộ nghĩnh. Quả thật, nếu tác phẩm văn học thiếu nhi thiếu đi giọng điệu dí dỏm thì chúng sẽ trở nên vơ cùng nặng nề với đầu óc cịn non nớt, lối tư duy còn đơn giản của trẻ nhỏ.
Thấu hiểu nguyên tắc này, khi sáng tác, Dương Thuấn đã “hóa thân”, “nhập vai” trong thế giới riêng của trẻ bằng giọng điệu phù hợp thể hiện được cách tư duy và lối cảm nhận cuộc sống trẻ vùng cao. Điều đặc sắc ở mảng thơ viết cho thiếu nhi của ông, ta thấy một Dương Thuấn khơng lẫn với ai, hóm hỉnh thơng minh, tự nhiên mà gần gũi. Những bài thơ thiếu nhi của ơng ln có sự trong sáng, hồn nhiên, tinh nghịch của trẻ em vùng cao. Bởi vì là người con của đại ngàn Việt Bắc, những vần thơ của nhà thơ Dương Thuấn luôn mang đậm hơi thở của cuộc sống vùng cao, từ khung cảnh thiên nhiên đến đời sống sinh hoạt, nếp cảm, nếp nghĩ của con người Tày qua giọng thơ mộc mạc, tự nhiên nhưng cũng không kém phần bay bổng, lãng mạn. Những bài thơ ấy mang đậm phong cách độc đáo, tài hoa, thể hiện sự sáng tạo
của một nhà thơ: “Đọc bất cứ bài thơ viết cho thiếu nhi nào của Dương Thuấn ta
cũng bất ngờ vì một cái gì đó vừa rất trong sáng, đáng u, vừa ngồ ngộ, vui vui lại được diễn đạt bằng cách nói dân tộc, độc đáo” (Đỗ Ngọc Thống, 2016)
Thiên nhiên và cuộc sống của con người với những liên tưởng độc đáo, ngộ nghĩnh của trẻ. Trẻ thơ thường rất nhạy bén khi phát hiện sự giống nhau giữa các sự
vật trong cuộc sống hằng ngày, từ đó có những liên tưởng độc đáo, thú vị mà người lớn ít khi có được. Qua lăng kính của trẻ thơ, Dương Thuấn đã mang đến một giọng điệu bình luận hóm hỉnh, vui tươi với những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu vừa hồn nhiên của tuổi thơ khi khám phá thế giới xung quanh:
Đá cũng gọi là mèo Cỏ cũng gọi là mèo Cú cũng gọi là mèo
Chẳng biết một tiếng “meo”
(Cũng gọi là mèo)
Nhiều bài thơ là những câu hỏi, những thắc mắc rất đỗi ngây thơ, hồn nhiên của trẻ về thế giới xung quanh. Đặt mình vào suy nghĩ của lứa tuổi thiếu nhi, giọng điệu ngây ngô đặt câu hỏi của con trẻ được cất lên trong thơ thiếu nhi của Dương Thuấn khơi gợi những nhận thức mới mẻ trước mắt các em:
Có một lần con hỏi:
- Ơ cha, sao gọi núi Rồng trước cửa - Ơ mẹ, sao gọi núi Phượng sau nhà
(Núi rồng núi phượng)
Đến vụ trồng khoai Ông thường hay dặn “Gừng sợ thuồng luồng Khoai hay sợ hổ…” Cháu hỏi lại ông - Vì sao như thế?
(Trồng khoai)
Dương Thuấn đã thành cơng khi đưa vào thơ mình những chi tiết hài hước tạo được phong cách không thể nhầm lẫn với bất kỳ tác giả nào khác để hướng trẻ tới những cảm xúc thẩm mĩ, những giá trị đạo đức cao đẹp chứ không chỉ dừng ở việc phát triển trí tuệ.
Các sự vật hiện tượng xung quanh thường thấy, qua góc nhìn một chút hóm hỉnh của nhà thơ trở thành đứa trẻ tinh nghịch nhảy nhót, chạy giỡn khắp nơi: Nắng
nhỏ, Bê con… Ở đó, các em rất thích thú nhận ra sự vật ấy đâu đó có chút hồn nhiên
giống mình.:
Khi mặt trời xế bóng Nắng nhỏ vào nhà chơi Nắng nhỏ vào vại nước Soi bóng nhỏ lên trời Ý chừng muốn khoe lắm Cái bóng nhỏ loi choi Nắng nhỏ in trên vách Ai thấy cũng buồn cười Khi mặt trời đã tắt Nhỏ ngái ngủ ngay thôi.
(Nắng nhỏ)
Những chi tiết dí dỏm, hài hước đều góp phần tạo nên những tiếng cười sảng khoái cho người đọc, một trạng thái thoải mái sau khi đọc tác phẩm. Cười để vui, để cùng nhau tiến bộ chứ không phải cười để mỉa mai, chế giễu. Giọng điệu dí dỏm mang đến những tiếng cười vui vẻ ấy sẽ giúp thiếu nhi tìm thấy cho mình những phút thư giãn thoải mái nhưng không kém phần bổ ích vì đã góp phần tạo nên những bài học bổ ích cho thiếu nhi.