Thế giới loài vật – Hơi thở của vùng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của dương thuấn (Trang 59 - 67)

2.1. Hình ảnh vùng đất xứ Mây Khu vườn thiếu nhi mang linh hồn quê

2.1.3. Thế giới loài vật – Hơi thở của vùng cao

Khu vườn thiếu nhi của Dương Thuấn khơng chỉ có cây, hoa, quả của rừng già mà cịn là ngơi nhà lớn cho nhiều giống loài trú ngụ, ẩn nấp. Trước Dương Thuấn, thiếu nhi Việt Nam đã từng thích thú khi biết đến những câu chuyện về loài vật rất đáng yêu trong khu vườn thiếu nhi của Phạm Hổ, Võ Quảng, Xuân Quỳnh, Trần Đăng Khoa… Nơi ấy có những con vật thân thuộc với trẻ em miền xi như chó, mèo, lợn, gà, ngỗng, dê, trâu, bò, chuột… Riêng khu vườn thiếu nhi của Dương Thuấn rất đặc biệt, nó nằm trên vùng cao, bao bọc xung quanh khơng phải hàng rào mà là sương mây - một không gian thần tiên rất phù hợp với trí tưởng tượng, tò mò, ưa khám phá của trẻ thơ. Đặt chân vào khu vườn ấy, mở ra trước mắt các em là đại ngàn Việt Bắc rộng lớn với quần thể động vật bản địa sinh sống bao gồm không chỉ những con vật nuôi trong nhà gần gũi với con người mà cịn có cả những lồi vật hoang dã, to lớn của rừng già như hổ, báo, hươu, gấu, ngựa, trăn, nhím, khỉ, quạ, lợn lịi…, thậm chí có những con vật nhỏ xíu như những con sâu cơi, sâu róm, rết, nịng nọc hay những con vật có cái tên lạ lùng chỉ ở miền núi mới có như con xấu

hổ, cá thần, chim từ quy, chim bố ơi… Tất cả tập hợp lại biến khu vườn thiếu nhi của Dương Thuấn như một khu bảo tồn động vật hoang dã mang hơi thở vùng cao.

Đầu tiên, Dương Thuấn đã giới thiệu cho các em về đặc điểm hình dáng, tập tính sinh sống của các lồi vật qua những bài thơ ngắn gọn. Điều này đã giúp các em có thêm những kiến thức mới mẻ về thế giới lồi vật mn hình vạn trạng. Mỗi lồi vật đều có đặc điểm riêng để nhận diện và đều mang đến cho bạn đọc nhỏ tuổi một cảm nhận mới mẻ. Chẳng hạn như cùng đi ngủ nhưng mỗi lồi lại có một kiểu ngủ khác nhau: “Cá dưới vực sâu/ Vừa bơi vừa ngủ/ Con ngựa ở tàu/ Suốt đời đứng

ngủ/ Con chim đậu vững/ Ngủ trên ngọn cây/ Con dơi ngủ ngày/ Chân treo vòm đá”

(Đi ngủ). Từ những quan sát tỉ mỉ, Dương Thuấn đã giúp thiếu nhi phân biệt giữa lồi nhím và lồi sóc. Chúng khá giống nhau ở cái đầu nhỏ, đôi mắt nhỏ: “Cái đầu

bé xíu/ Cái mắt ti hí” (Con nhím), “Mắt bằng hạt đậu đen” (Con sóc) và cùng có

cái đi linh hoạt, đi của nhím tựa như cái mõ phát ra âm thanh “Cái đuôi đeo

mõ/ Lắc kêu re re”, đi của sóc lại tựa như cái chổi của thiên nhiên “Đuôi ngúc ngoa ngúc ngoắc/ Phẩy sạch bụi lá cành”. Nhưng nhím khác với sóc ở chỗ trên

thân “mình mang bao mũi tên”. Chú nhím trong cảm nhận của tác giả như một bác thợ săn lành nghề dùng thứ vũ khí lợi hại là những cái gai trên thân mình để “bắn” cho quả rừng rụng xuống rồi lạnh lùng bỏ đi. Trong khi đó, sóc lại mang dáng vẻ thân thiện hơn khi “mồm luôn kêu tắc tắc” thấy quả rừng thì dùng đơi chân “nhanh

thoăn thoắt” của mình để hái xuống ngay. Hay trong bài Cũng gọi là mèo, nhà thơ

đã chỉ các em phát hiện, phân biệt tên gọi giữa con vật với các sự vật hiện tượng bằng cách liệt kê, so sánh hết sức ngộ nghĩnh, bất ngờ, thú vị:

Đá cũng gọi là đá mèo Cỏ cũng gọi là cỏ mèo Cú cũng gọi là cú mèo Chẳng biết một tiếng “meo”

(Cũng gọi là mèo)

Trong khu thảo cầm viên của Dương Thuấn có những loài đáng yêu, ngộ nghĩnh nhưng cũng có những lồi mang vẻ ngồi xấu xí, đáng sợ như lồi sâu với những con sâu róm “Mặc áo màu đen/ Họ hàng vô cùng đông đúc” lại hay phá hoại

mùa màng của đồng bào miền núi “Nương bơng xanh rộng lớn/ Róm ăn một thống

hết ngay” nên sâu róm chẳng được ai thích, ai cũng chê “sâu róm lắm lơng”, cịn

“Sâu cơi đi gồng lưng ai cũng sợ” bởi hình dáng xấu xí, dữ tợn, gớm ghiếc: “Những con sâu cơi bằng ngón trỏ/ Cặp mắt nổi vằn xanh vằn đỏ/ Lưng xù ra mn nghìn gai sắc” (Những con sâu cơi)

Có những lồi mang cái tên thật lạ lùng và chỉ có ở quê hương Bắc Kạn. Đó là

một lồi nhỏ xinh mà người ở quê ông gọi là con “xấu hổ”, bởi đúng như tên gọi

của nó: “Mỗi khi thấy người/ Tay che kín mặt/ Xấu hổ nhất đời” (Xấu hổ), hay đó là

một loài cá mang tên “cá thần”: “Bản vùng cao kỳ diệu/ Có một đàn cá thần/ Cá

lắm sắc nhiều màu/ Chuyện thật như chuyện lạ” (Cá thần). Điều đó chứng tỏ một

q trình quan sát rất lâu dài và tỉ mỉ của tác giả, khiến cho ông hiểu kỹ về chúng, tái hiện chúng với những nét cơ bản nhất và chỉ bằng vài chi tiết chọn lọc, tác giả đã khắc họa ngoại hình của từng loài vật rất nổi bật.

Ở phần lớn các bài thơ viết về lồi vật như Khơng cịn là ngựa con, Anh em

chuột, Thầy mèo, Chèo bẻo, Chuyện của cún con, Con gấu, Đi ngủ, Thói xấu…

Dương Thuấn khơng chỉ mang đến cho các em kiến thức về đặc điểm bên ngoài của các con vật để phân biệt, nhận biết mà bằng sự am hiểu về các loài vật ở núi rừng, ơng cịn giúp các em hiểu được tập tính sinh trưởng, đời sống của từng lồi như ngựa non thì háu đá, chuột sợ mèo, nhện thì giăng tơ, mèo hay bắt chuột, diều hâu là lồi chim ác thường rình bắt gà con, vịt trời để ăn thịt, gấu ăn suốt mùa hè ngủ suốt mùa đông… Kho tri thức khổng lồ về thế giới loài vật được Dương Thuấn truyền tải đến thiếu nhi một cách nhẹ nhàng, tinh tế, dễ hiểu bằng nghệ thuật nhân hố và lối kể chuyện dí dỏm phù hợp với tư duy của các em.

Một điểm đáng lưu ý trong chùm thơ viết về lồi vật của Dương Thuấn đó là ơng đã giúp các em hiểu rằng những con vật dù đẹp đẽ, đáng yêu hay xấu xí, đáng sợ thậm chí lạ lùng, ngộ nghĩnh thì các lồi đều giúp ích cho con người. Thiếu nhi vùng cao gần gũi với thiên nhiên và gắn bó với cuộc sống quê hương làng bản, các em sẽ có thêm hiểu biết về ý nghĩa tiếng kêu của từng lồi ẩn chứa những bí mật, những thơng điệp khác nhau. Tiếng hót của chim lửa trời khơng chỉ làm nên khúc

nhạc du dương, réo rắt của núi rừng mà còn báo hiệu sự đổi thay của đất trời qua những bước đi của thời gian rằng mùa xuân đang đến:

Những con chim mắt đen bé xíu Mn màu đỏ, tím, vàng, nâu Cùng ríu ran báo rằng: Tết đến! Báo cho người rồi trở lại rừng sâu

(Chim lửa trời báo tết)

Tiếng kêu ộp ộp của họ nhà cóc xấu xí xù xì, những con nịng nọc xấu xí, đen thủi đen thui mang lại lợi ích cho vạn vật xung quanh khi báo hiệu mùa mưa đến, giúp ích cho vụ mùa. Chẳng thế mà con cóc được dân gian gọi bằng cái tên đáng nể: Con cóc là cậu ơng trời: “Mẹ cóc đẻ ra thế nào cứ thế…/ Nịng nọc ln nhận mình

xấu xí/ Xấu xí thơi nhưng bảo được ơng trời” (Nòng nọc). Tiếng kêu của gà rừng “Kec kec ke ke”, “Cúc cu cù cu”, tiếng kêu của cắc kè “Tiếng lăn lóc trên sàn/ Tiếng reo lọt xuống nia” là âm thanh quen thuộc của bản làng vùng cao mang đến

những niềm vui cho mọi người, đặc biệt là các em thiếu nhi vì “bản sẽ chẳng buồn

ngày vắng đêm thâu”.

Thông qua việc cho trẻ biết rằng lồi vật đều có ích cho con người, nhà thơ gieo vào lịng các em tình u thương lồi vật, dạy trẻ biết cách chăm sóc, đối xử tốt với các loài vật. Loài vật cũng cần được yêu thương và chăm sóc tử tế. Đối xử tốt với loài vật cũng là bài học giáo dục trẻ thành những người có tấm lịng đơn hậu, biết quan tâm chăm sóc sẻ chia với mọi người. Hơn nữa, dạy trẻ đối xử tốt với loài vật cũng là bồi đắp cho các em lối cư xử đẹp, tránh xa các hành động bạo lực, tính thơ bạo, tính nóng nảy, hướng trẻ đến những việc làm tốt, ý thức thiện nguyện.

Trong hành trình đưa thiếu nhi khám phá thiên nhiên hoang dã, Dương Thuấn cũng phát hiện ra rằng trẻ thơ dễ hòa nhập với thiên nhiên bởi cả hai đều có bản chất nguyên sơ, trong trẻo. Cái nhìn của thiếu nhi về thế giới tự nhiên, đó là cái nhìn bằng hữu và bình đẳng. Nó khơng mang khát vọng chế ngự để làm chủ thế giới tự nhiên như ở người lớn mà chỉ đặt hàng vạn câu hỏi “vì sao…?” để thoả mãn trí tị mị, tưởng tượng, thích khám phá và lí giải cho được sự tồn tại, nguồn gốc của mn lồi cùng các hiện tượng xảy ra xung quanh. Vì vậy có thể thấy rằng mỗi một

bài thơ Dương Thuấn viết cho thiếu nhi đều là một hành trình đi tìm kiếm, phát hiện câu trả lời cùng với các em, mỗi một vần thơ là hành động theo tư duy và suy nghĩ của những tâm hồn trẻ thơ. Nhà thơ lý giải những cái tên của loài vật bằng cách kể

những câu chuyện đầy ý nghĩa, chẳng hạn đằng sau tên gọi Chim bố ơi là một câu

chuỵên cảm động:

Đêm đêm gọi bố Bố ơi! Bố ơi! Bố đi đào củ Sa hố chết rồi Mẹ đi mị ốc Nước lũ cuốn trơi Con chim mồ côi Tháng ba lại gọi Bố ơi! Bố ơi!

(Chim bố ơi)

Nhà thơ giải đáp thắc mắc của thiếu nhi về hiện tượng con ếch hay đớp đớp và mặt ao thường có sủi tăm bằng cuộc đối đáp trị chuyện thú vị của chú cá rơ và chú ếch trong bài thơ Chú ếch ăn trăng. Khi thấy chú ếch “Ngồi ở bờ ao/ Mồm luôn đớp

đớp”, cá rơ lấy làm lạ bèn hỏi ếch lí do vì sao hành động như thế. Thật bất ngờ, khi

cá rô nghe câu trả lời, biết được suy nghĩ ngốc nghếch của chú ếch: “Ăn hết trăng

vào/ Cho trời tối lại/ Thành cơn mưa rào”, cá rô“Cười sủi cả ao”. Câu hỏi của cá

rơ vì sao ếch cứ há miệng đớp đớp cũng giống như thắc mắc rất ngây thơ của trẻ và nhà thơ trả lời mặt ao sủi tăm là do cá rô cười ếch nhỏ suy nghĩ ngốc nghếch. Nhà thơ đã lí giải hiện tượng bằng trí tưởng tượng phong phú, ngộ nghĩnh phù hợp với tư duy và những thắc mắc ngô nghê của trẻ nhỏ. Những câu trả lời của người lớn cộng với sự ham hiểu biết của các em đã thúc đẩy trí tưởng tượng phát triển tư duy của trẻ nhỏ, Điều này sẽ giúp các em trưởng thành hơn, lớn khôn hơn, nhận thức được nhiều hơn những vấn đề từ đơn giản đến phức tạp trong tự nhiên và trong cuộc sống.

Thế giới loài vật trong thơ Dương Thuấn cũng ngộ ngĩnh, đáng yêu mang nhiều nét tính cách như trẻ thơ. Hình ảnh chú nai con trên đường mùa xuân đi hái lộc:

Nai con đi hái lộc Cười nhe hai chiếc răng Hơm qua vừa mới mọc Đứng nhìn núi nhìn mây Nhìn cành ngang cành dọc Rồi nai con nhìn mình - Ơ, đầu mình nhú lộc

(Nai con)

Hình ảnh nai con cũng là hình ảnh của các em thiếu nhi vùng cao vào dịp tết đến

xuân về. Đón năm mới, nai con ngạc nhiên khi phát hiện trên đầu mình “nhú lộc”

cũng giống như đứa trẻ con biết rằng tết đến là mình thêm một tuổi mới, nhận ra cơ thể mình có sự phát triển hơn và hớn hở vui mừng vì điều đó. Đây là chú hươu con lấp lửng chữa thẹn vì khơng ăn được quả trám đen tít trên cao: “Ta chẳng thèm ăn

đâu/ Quả trám đen chua lắm” (Hươu con). Từ những bài thơ viết cho thiếu nhi của

Dương Thuấn, các em không chỉ khám phá về thế giới lồi vật rất đáng u mà cịn thích thú khi gặp được chính mình ở đó, ln đầy ắp tiếng cười, tâm hồn trong trẻo, ngây thơ.

Trong thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn, thế giới loài vật hiện lên gần gũi với thiếu nhi, khiến các em thích thú vì chúng cũng có suy nghĩ, tình cảm của con người. Từ đó các em khơng chỉ nghe, đọc, giải trí đơn thuần mà cịn được bồi đắp những tình cảm tốt đẹp. Bằng những bài thơ ngắn gọn viết về loài vật, Dương Thuấn gieo vào lòng các em những hạt giống yêu thương, sống đẹp. Ở bài thơ Tiếng

mõ, Bầy khỉ tắm, tác giả bồi đắp cho các em về tình cảm gia đình. Hình ảnh cả gia

đình nhà khỉ tắm suối, vui chơi, nơ đùa cùng nhau “Bầy khỉ nắm đuôi nhau/ Chơi

trò leo vượt thác” đã khiến cho “Cánh rừng vắng chiều nay/ Vui hơn bao ngày khác” đem đến cho thiếu nhi ấn tượng về những người thân trong gia đình phải biết

quan tâm chăm sóc lẫn nhau, anh em thuận hồ, thân thiết keo sơn. Đặc biệt là tình mẹ con qua hình ảnh trâu mẹ và nghé con đều đeo mõ để nghe tiếng “lốc cốc” mà

tìm thấy nhau gợi lên biết bao nhiêu tình mẹ yêu thương con trìu mến. Như thế, các em sẽ biết sống sao để mang đến tiếng cười, niềm hạnh phúc cho gia đình và những người mình yêu quý.

Nhà thơ cịn giúp cho các em hình dung và bồi đắp những tình cảm lớn lao hơn, thiêng liêng vĩ đại hơn của một người công dân cần có, đó là tình yêu quê hương đất nước, xứ sở. Câu chuyện được tác giả kể trong bài thơ Chim từ quy giải thích cho các em nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi của loài chim thường hoạt động về đêm có tiếng kêu da diết tên là “từ quy” nghĩa là từ chối quay trở về quê hương. Chuyện kể về một người đã chối bỏ quê hương nghèo khó để ra đi với hi vọng đổi đời. Nhưng làm người xa xứ có bao giờ vui, người đó tủi phận tha hương, nhớ thương

quê nhà mà hóa thành con chim có tiếng kêu da diết khắc khoải “từ quy...từ quy”.

Từ câu chuyện buồn của người lữ khách tha phương cầu thực chết đi, hóa thành chim từ quy, nhà thơ gieo vào lòng các em về ý nghĩa của quê hương, nguồn cội. Mảnh đất quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người. Dù quê hương cằn cỗi, nghèo đói nhưng nó ln đủ phù sa để nuôi dưỡng mỗi người con của quê hương. Những ai chối bỏ nơi mình sinh ra cũng là chối bỏ bản thân mình, kết cục

nhận lấy chỉ là bi thương “Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành

người” (Quê hương - Đỗ Trung Quân). Hình ảnh đàn chim chèo bẻo hiện lên thật

dũng cảm và hào hiệp thể hiện qua bài thơ Chèo bẻo:

Kìa bầy chèo bẻo đã đến

Tất cả liều mình xơng vào đánh Mổ đầu, rỉa gáy, cào lưng Những con chèo bẻo nhỏ xíu

Lồi chim dũng mãnh thắng diều hâu

Câu chuyện đàn chèo bẻo liều mình đánh diều hâu hung ác để cứu đàn vịt trời khỏi nanh vuốt của diều hâu. Trong cuộc chiến không cân sức giữa chèo bẻo nhỏ bé với diều hâu to lớn, hung mãnh, chèo bẻo đã chiến thắng loài chim dữ bằng sự dũng cảm, đoàn kết, yêu thương bảo vệ đồng loại. Câu chuyện gợi cho các em một bài học về cách cư xử trong cuộc sống một cách tự nhiên nhẹ nhàng sâu lắng. Điều đặc biệt là nhà thơ chỉ kể câu chuyện mà khơng bàn luận gì thêm để ngỏ cho các bạn đọc nhỏ tuổi của chúng ta tự chiêm nghiệm và rút ra bài học cho chính bản thân

mình về cách sống và chính sự tự nhận thức từ sự suy nghĩ sâu sắc đó, các em thiếu nhi sẽ dần trưởng thành hơn, hoàn thiện hơn trong nhân cách để hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Từ việc quan sát những đặc điểm mang tính bản năng tự nhiên của mn lồi, Dương Thuấn gợi mở cho các em liên tưởng những đặc điểm tự nhiên đó với những sự việc các em gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh việc chỉ các em nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của dương thuấn (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)