Thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng – Sân chơi tự nhiên của thiếu nh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của dương thuấn (Trang 44 - 49)

2.1. Hình ảnh vùng đất xứ Mây Khu vườn thiếu nhi mang linh hồn quê

2.1.1. Thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng – Sân chơi tự nhiên của thiếu nh

miền núi

Sân chơi của trẻ em ở thành thị là ở các công viên sáng đèn, khu vui chơi, giải trí hiện đại gắn bó với mơi trường sống là những nhà cao tầng, phố phường sầm uất. Ngược lại, do điều kiện kinh tế và địa bàn sinh sống ở vùng cao, những sân chơi hiện đại như thế dành cho thiếu nhi vùng cao vừa thiếu lại vừa yếu. Thiếu sân chơi, thiếu nhi vùng cao thường phải tự tìm những trị chơi riêng cho mình sau những giờ học, sau thời gian phụ giúp việc nhà cho bố mẹ. Trên những nẻo đường ở vùng núi cao khơng khó để bắt gặp hình ảnh các em nhỏ chạy nhảy nô đùa trên những bờ ruộng bậc thang đến những dịng sơng, con suối,… Đối với các em ở miền núi, niềm vui trong mùa hè là được tắm suối, lang thang trong rừng. Bất kỳ chỗ nào đều

có thể trở thành nơi để các em vui chơi. Thiếu nhi vùng cao cần lắm những sân chơi bổ ích, an tồn lành mạnh. Song, đó là suy nghĩ thường thấy do cái nhìn chủ quan theo nhu cầu kinh tế của người lớn. Với Dương Thuấn, viết cho thiếu nhi và nhìn cuộc sống bằng con mắt trẻ thơ, ơng có một cái nhìn khác biệt. Dưới cái nhìn trong veo hồn nhiên, vô tư của trẻ em miền núi, thiên nhiên đại ngàn Việt Bắc rộng lớn chính là sân chơi của các em. Ở đó, thiếu nhi tha hồ chạy nhảy, vui đùa cùng chúng bạn.

Khung cảnh thiên nhiên đặc trưng của vùng rẻo cao sơn cước Việt Nam đã từng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng thiếu nhi và độc giả bao thế hệ qua những vần thơ hay, đầy cảm xúc của một số nhà thơ miền xi như Hương rừng của Minh Chính, Con suối nhỏ của Nguyễn Lãm Thắng. Tuy nhiên, thiên nhiên miền núi vẫn chỉ là một bức tranh được miêu tả, tái hiện lại bằng cái nhìn của người ngồi cuộc, cịn trong thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn, bằng cái nhìn của người trong cuộc, bằng tấm lòng của một người con xứ Tày sống gắn bó, máu thịt với quê hương, thiên nhiên miền núi không chỉ là một bức tranh được phác hoạ lại mà đó là dấu ấn tâm hồn của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung cũng như tâm hồn trẻ thơ dân tộc thiểu số nói riêng một cách đặc biệt:

Thiên nhiên là quả núi Ngồi cho em vẽ tranh Thiên nhiên là ánh trăng Soi cho em tập múa Thiên nhiên là hạt lúa Mẹ gánh về trên vai

(Thiên nhiên)

Thiên nhiên trong sự khám phá, cảm nhận của trẻ thơ trước hết được định nghĩa đơn giản là những gì gần gũi, quen thuộc, thân thương nhất. Thiên nhiên có thể to lớn sừng sững như quả núi. Đây cũng là nhận thức trực quan sinh động của trẻ vùng cao về khơng gian sống của mình. Điều này cũng dễ hiểu vì các em sinh ra và lớn lên giữa vùng cao, mở mắt chào đời các em đã thấy núi, ở bất cứ nơi nào trong bản, đi học hay lên nương, tắm suối hay vào rừng săn bắt, chỉ cần ngước mắt

lên là các em sẽ thấy núi như làm dấu chỉ đường về nhà. Thiên nhiên có thể dịu dàng tựa ánh trăng mỗi tháng mà thiếu nhi đợi trông cho thấy nhận thức của trẻ về thời gian. Thiên nhiên còn là niềm vui lao động của cả gia đình. Khơng gian và thời gian rõ ràng đều mang tính vĩnh hằng cùng vũ trụ nhưng thu bé lại trong đôi mắt trong veo của trẻ thơ vùng cao. Đó là quả núi thu nhỏ lại vừa bằng bức tranh em vẽ, là ánh trăng chỉ vừa như một ngọn đèn tập trung chiếu sáng cho em tập múa và thu lại tí hon trong hạt lúa nhỏ xíu trên vai mẹ gánh về mà nặng trĩu niềm vui ngày thu hoạch. Thiên nhiên trong sự khám phá, cảm nhận những gì thân thuộc nhất có lẽ là cảm xúc mà bất cứ đứa trẻ nào từng yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình đến vơ cùng, lớn lên là người thành đạt sống xa quê hương sẽ trải qua, thấu hiểu. Cho nên từng nét vẽ trong bức tranh thiên nhiên vùng cao Dương Thuấn dành cho thiếu nhi rất đỗi quen thuộc, gần gũi nhưng cũng lại chưa từng thấy bao giờ. Điều này làm nên màu sắc riêng biệt trong tranh thiên nhiên của Dương Thuấn dành cho thiếu nhi so với nhiều nhà thơ dân tộc thiểu số khác từng đã từng thể hiện thành công mảng đề tài thiên nhiên miền núi như Dương Khâu Lng, Lị Ngân Sủn, Vi Hồng, Triều Ân, Cao Duy Sơn…

Đọc thơ Dương Thuấn, khơng khó để bắt gặp q hương Việt Bắc hiện lên với nhiều địa danh, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như sơng Năng, hồ Ba Bể, đèo Gió, đèo Giàng, Phủ Thông, Tam Đảo, Sa Pa, Cao Bằng, Điên Biên, Mường Thanh… Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên qua những trang thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn như một bức họa gợi cảm về quê hương Việt Bắc hoang sơ, hùng vĩ, dữ dội với núi cao, vực sâu, những cánh rừng già thâm u, những thác nước tung bọt trắng xóa nhưng cũng khơng kém phần huyền ảo, thơ mộng, hữu tình với nét cong uốn lượn của những con đường đèo thấp thoáng trong sương, trong mây, cịn có dịng sơng hiền hịa vắt ngang bản làng: “Nơi đây một con suối/ Đường uốn gấp cánh tay/

Nhà tựa lưng vào núi/ Thác như dải lụa bay” (Tam Đảo)

Thiên nhiên là sân chơi rộng lớn, tươi đẹp để các em khám phá cuộc sống bên ngồi ngơi nhà sàn nhỏ bé thân u của mình. Trên bức phơng nền của thiên nhiên, các em tha hồ chạy nhảy vui chơi cùng chúng bạn:

Lũ trẻ con rủ nhau ra suối Cùng chơi khinh đá đắp phai Chúng đắp xong rồi lại dỡ đi Dỡ rồi đắp suốt ngày cứ thế

(Mùa hè)

Trẻ thơ được sống vô tư trong sự bao bọc, vỗ về dịu dàng của thiên nhiên trong cái đẹp vô biên của trời đất: “Nơi đó chỉ có mây và suối/ Người ngủ cùng mặt

trăng” (Mách với trẻ con). Thiên nhiên và con trẻ quấn qt, hài hịa trong sự tuần

hồn của thời gian. Dù ngày hay đêm, dù trời nắng gắt hay đêm tối thì lũ trẻ con miền núi vẫn có thể hịa vào bóng đêm, chơi cùng bóng đêm. Màn đêm hay bóng tối

khơng khiến cho trẻ miền núi sợ hãi mà còn bao bọc các em trong niềm vui: “Có

tiếng trẻ reo vang/ Khi vầng dương chợt tắt/ Bây giờ là bóng tối/ Chúng chơi trị tìm nhau” (Mường Phăng)

Thiên nhiên và trẻ thơ miền núi có một sự giao cảm, hịa hợp với nhau. Thiên nhiên như một người mẹ vĩ đại, một người bạn chân thành, các em chỉ cần vươn tay ra là có thể chạm đến: “Thấy mặt trời ló đầu ra khỏi mây/ Thấy sao hơm đang ngồi

nhóm lửa” (Lên Điện Biên). Thiên nhiên vĩ đại chở che nhưng đơi khi cũng có thể

nổi cơn thịnh nộ đe doạ con người. Thiên nhiên hoang dã cho đến nay vẫn chứa nhiều điều bí hiểm trong suy nghĩ của trẻ. Vậy nên những trang thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn cũng hiện lên một nét vẽ chân thực về thiên nhiên vô cùng dữ dội ẩn chứa những hiểm nguy. Thác nước từ trên cao đổ xuống suối là một hình ảnh kì vĩ trong khu vườn thiên nhiên của thiếu nhi miền núi: “Cái thác to/ Nhảy từ trên

cao xuống vực” (Thác Đăm Bri mùa xuân). Mùa xuân, thác nước hiền hoà “kêu khe khẽ” nhưng đến mùa hè lại hung hãn, dữ dội vang “ầm ầm”. Chất hoang sơ và dữ

dội của thiên nhiên được cảm nhận rõ nét nhất ở những cơn mưa ngàn suối lũ, thiên tai. Mùa hè đến cùng những hiện tượng tự nhiên khắc nghiệt và trẻ em vùng cao

phải gánh chịu như một thói quen: “Tháng sáu mưa ngàn/ Bất ngờ cơn suối lũ”

(Tháng sáu), nạn côn trùng phá nương rẫy: “Lên nương trồng bông/ Cào cào bay lo

mùa đông dài sang tết” (Tháng sáu), “Han ăn vàng lá úa/ Đốt mẩn hai bàn tay”

vì tránh “có sắc, muỗi rừng, ong châm…” (Tháng sáu). Sang tháng bảy thời tiết

càng oi nồng khắc nghiệt khiến cho giấc ngủ đến với thiếu nhi vùng cao thật khó khăn:

Tháng bảy

Trẻ con ra ở chịi

Nằm lăn lóc như dưa hấu Thằn lằn ban trưa bị lên giát

Gió thổi giật mái nhà gianh làm trị…

(Tháng bảy)

Dáng vẻ “nằm lăn lóc như dưa hấu” ở chịi của trẻ con khơng chỉ gợi lên nỗi vất vả cực nhọc của thiếu nhi vùng cao giữa thời tiết mùa hè khắc nghiệt mà còn cho thấy các em thật dễ thương, đáng yêu. Những “em bé xứ Mây” thường được bố mẹ địu lên nương rẫy. Trong lúc người lớn làm việc đồng áng nương rẫy thì các em phải ngủ ngồi chịi lá trong tiết mùa hè nóng bức. Nhưng đối với trẻ vùng cao, thiên nhiên dẫu khắc nghiệt cũng không phải là đối tượng đối lập với trẻ mà thiên nhiên là sự rộng rãi, hào phóng. Trẻ con nằm lăn ra đất nhưng lại cảm thấy an toàn như đang nằm trên tấm đệm thiên nhiên. Nó cho thấy mối giao hịa đặc biệt giữa thiếu nhi miền núi với thiên nhiên vùng cao. Cả thiên nhiên và thiếu nhi đều xuất hiện với vẻ đẹp tinh khôi, nguyên sơ, thuần khiết.

Nhà thơ đã kể một cách chân thành mặt dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên vùng cao nhưng khơng hề thở than, trách móc thiên nhiên. Điều này là để khắc họa nghị lực sống phi thường của các em thiếu nhi miền núi. Những đứa con của núi rừng tự hào mang trong mình sức mạnh oai hùng của đại ngàn Việt Bắc và tâm hồn phóng khống rộng lớn của gió núi nên đều vượt qua được những khó khăn thử thách khắc nghiệt thiên nhiên hoang dã đặt ra.

“Vùng đất xứ Mây” dưới góc nhìn trẻ thơ là một sân chơi tự nhiên rộng lớn của đại ngàn Việt Bắc. Ở sân chơi đó, thiên nhiên như một người mẹ vĩ đại đôi khi nghiêm khắc dạy bảo, tôi luyện trẻ bằng những khó khăn, thử thách khắc nghiệt nhưng vẫn luôn dang tay chở che cho những thiên thần trẻ nhỏ bằng tình yêu dịu dàng nhất. Thiếu nhi vùng cao sống hồ mình vào với thiên nhiên cảnh vật để rồi

lắng được lắng nghe tiếng thở của núi rừng, tiếng hát trong của suối, tiếng gào thét phẫn nộ của mưa ngàn thác lũ, tiếng bước chân của trăng leo lên đỉnh núi vào đêm rất êm. Dương Thuấn đã mang vào trang thơ viết cho thiếu nhi của mình những nét tiêu biểu nhất của cảnh miền núi. Nơi đó, tuổi thơ được trải qua những giờ phút thú vị, êm đềm khi được hịa mình vào thiên nhiên, thỏa mãn sự hiếu động, tìm tịi, khám phá vốn có nơi trẻ. Dương Thuấn thổi vào đấy sự sống vui và làm cho các em cùng vui cái vui của một cuộc sống chan hòa với thiên nhiên hoang dã. Cứ như vậy, ơng góp phần làm giàu đời sống tinh thần của thiếu nhi vùng cao, bắt đầu từ tuổi thơ của các em và giúp các em kéo dài mãi sự tươi trẻ của tuổi thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của dương thuấn (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)