3.3. Ngôn ngữ đậm sắc thái vùng cao
3.3.2. Giàu tính họa, tính nhạc
Song song với việc sáng tác bằng song ngữ Tày – Kinh, Dương Thuấn sử dụng ngôn ngữ phong phú, giàu âm thanh, nhạc điệu, từ ngữ gợi tả, gợi cảm để tạo điều kiện thuận lợi giúp nhà thơ sáng tạo ra những vần thơ giản dị, trong sáng hồn nhiên dễ dàng đến với trí tưởng tượng của trẻ. Điều này giúp trẻ không chỉ phát triển khả năng tư duy mà cịn hình thành trí tưởng tượng phong phú cho trẻ.
Dương Thuấn còn sử dụng những từ ngữ gợi tả âm thanh, màu sắc như một chất liệu gảy nên những khúc nhạc, tô vẽ bức tranh cuộc sống vùng cao trong những
trang thơ thiếu nhi của mình. Nhờ vậy, thơ ông để lại ấn tượng sâu sắc, lâu bền trong cảm nhận của trẻ thơ dân tộc và độc giả nhỏ tuổi. Trước hết, ông đã thu âm cuộc sống phong phú, muôn màu muôn vẻ ở vùng cao thông qua sự mô phỏng những tiếng kêu rất riêng của mn lồi, mn vật chỉ có miền núi mới có. Cái cọn kêu “cót két...cót két”, thác Đăm Bri mùa xuân kêu “khe khẽ”, mùa hạ kêu “ầm
ầm”, đi nhím kêu “re re”, gà rừng kêu “té… te...tè...te”, chim sáo “léo nhéo”,
cún con kêu “âu âu… ách ách”, chim gõ kiến mổ vào cây phát ra tiếng “pốc…
pốc... pốc”, con gấu chuyển động kêu “rùng rình” hay cùng là tiếng mõ trong tiếng
mõ của trâu mẹ và nghé con cũng khác nhau:
Lốc cốc… Lốc cốc Tiếng tròn vo Mõ to của trâu mẹ Lách cách… Lách cách… Tiếng nhè nhẹ Mõ bé của nghé con (Tiếng mõ)
Tất cả những âm thanh đó đều là những âm thanh có thật của cuộc sống nhưng cùng là những âm thanh vang vọng trong tâm hồn trẻ thơ vùng cao. Cùng với những từ ngữ tràn ngập âm thanh, thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn cịn có rất nhiều từ ngữ chỉ màu sắc. Những từ ngữ này đã tạo nên ấn tượng trực tiếp cho trẻ thơ về các đối tượng mà nhà thơ đề cập đến: con nòng nọc đen thủi đen thui, con sâu cơi mắt nổi vằn xanh vằn đỏ, hoa cỏ mùa xuân đủ sắc màu, màu trắng hoa lê, màu hồng hoa đào… Tất cả đã tạo nên một bức tranh cuộc sống tươi vui đầy sắc màu dưới cái nhìn của trẻ thơ dân tộc thiểu số
Dương Thuấn còn sử dụng các biện pháp tu từ, chủ yếu là so sánh, nhân hóa để làm tăng tính gợi hình tạo nên sự hàm súc, biểu cảm cao trong những trang thơ viết cho thiếu nhi của mình. Các biện pháp tu từ khiến cho sự vật, hiện tượng được
nhà thơ đề cập đến trở nên sinh động cụ thể dễ hiểu hơn đối với trẻ thơ. Đồng thời qua đó nhà thơ đã thể hiện được những liên tưởng đầy bất ngờ mới lạ trong tư duy của thiếu nhi miền núi. Thông qua các biện pháp tu từ, những đối tượng vốn dĩ trừu tượng đã được nhà thơ cụ thể hóa bằng những âm thanh, hình ảnh sự vật gần gũi với thiếu nhi để các em có thể dễ dàng hình dung và cảm nhận. Chẳng hạn, những câu hát lượn là một trong những làn điệu lâu đời, là vốn dân ca quý báu, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc của người Tày. Âm thanh vốn dĩ không phải là vật thể có thể nắm
bắt được lại được nhà thơ liên tưởng có hình có khối “xinh trắng ngần”, có mùi vị
“ngọt hơn ngàn tiếng chim”, như một người bạn thân quen “tiếng lượn sẽ đến tìm”.
Phải là người có trí tưởng tượng phong phú và cái nhìn thơ trẻ cũng như tâm hồn gắn bó sâu nặng với quê hương mới có thể sáng tạo nên những hình ảnh ấn tượng như vậy:
Tiếng lượn xinh trắng ngần Ngọt hơn ngàn tiếng chim Không bắt được bỏ túi Không cầm được để xem Người nào yêu tiếng lượn Tiếng lượn sẽ đến tìm
(Tiếng lượn)
Ngôn ngữ thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn đậm bản sắc văn hóa dân tộc và phù hợp rất đúng với tâm lý lứa tuổi cũng như với tính cách, tâm hồn trẻ em khiến cho thơ của Dương Thuấn hiện lên gần gũi thân quen, không cần cao giọng, giáo điều mà vẫn lôi cuốn hấp dẫn trẻ thơ và Dương Thuấn trở thành màu sắc riêng trong khu vườn thơ viết cho thiếu nhi.