Ngôn ngữ đậm sắc thái vùng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của dương thuấn (Trang 120 - 121)

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, ngôn ngữ nghệ thuật là “một hệ thống các

phương thức, phương tiện tạo hình, biểu hiện; hệ thống các quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mỹ của một ngành, một sáng tác nghệ thuật” (Lê Bá Hán, 1992). Ngôn ngữ giữ một vị trí đặc biệt trong thơ. Ngôn ngữ thơ có những yêu cầu khắt

khe về tính hàm súc, tính họa, tính nhạc để đáp ứng những yêu cầu mang tính chất đặc trưng của thể loại.

Ở lứa tuổi thiếu nhi, vốn sống cũng như kiến thức của các em còn hạn chế, cho nên việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ như thế nào cho dễ hiểu, hấp dẫn mà vẫn phù hợp với tâm hồn trong sáng, non nớt của các em là vấn đề mà bất cứ nhà thơ nào khi sáng tác cho thiếu nhi đều phải đặc biệt lưu tâm, như Phạm Hổ -

nhà thơ của thiếu nhi đã từng trăn trở: “Làm cho lứa tuổi giàu bản năng nhưng lại

không thể viết một cách bản năng, trần trụi, dễ dãi” (Trần Đình Sử, 1995). Như vậy, không phải vì đối tượng hướng đến là độc giả nhỏ tuổi mà người sáng tác cho thiếu nhi có quyền sơ sài trong dụng tâm nghệ thuật, ngược lại, càng là độc giả nhỏ tuổi, người viết càng phải cẩn trọng trong việc lựa chọn từ ngữ và cách viết thích hợp.

Là một nhà giáo, nhà thơ có tâm với nghề nghiệp, Dương Thuấn cũng không nằm ngoài quan niệm trên. Dương Thuấn đã đến với thiếu nhi và chinh phục độc giả bằng ngôn ngữ dễ đi vào lòng người, nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng của thiếu nhi bằng ngôn ngữ thơ ngắn gọn và mang đậm sắc thái vùng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của dương thuấn (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)