Quan niệm sáng tác cho thiếu nhi của nhà thơ Dương Thuấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của dương thuấn (Trang 29 - 36)

1.2. Dương Thuấn và hành trình viết thơ cho thiếu nhi

1.2.2. Quan niệm sáng tác cho thiếu nhi của nhà thơ Dương Thuấn

Nhà thơ Dương Thuấn ít khi cơng khai phát biểu quan niệm sáng tác của mình. Nhưng, thông qua những lần nhà thơ tâm sự, bày tỏ suy nghĩ trăn trở về nghiệp viết và qua những sáng tác ông dành tặng cho thiếu nhi, chúng ta thấy được quan niệm sáng tác của chính nhà thơ.

1.2.2.1. Dương Thuấn viết cho thiếu nhi bằng tình yêu, trách nhiệm của một người lớn và dẫn đường cho trẻ đến với thế giới xung quanh như một người bạn đồng hành

Cũng như nhiều đồng nghiệp khác, lòng yêu mến đối với con trẻ chính là nền tảng cho quan niệm sáng tác cho thiếu nhi của Dương Thuấn: “Trên đời đáng yêu

nhất trẻ con/ Bao buồn phiền sẽ quên đi tất cả/ Hãy mở lòng ra chơi cùng trẻ nhỏ/ Tiếng bu bi…chi choóc chạy quanh nhà” (Dương Thuấn, 2010)

Nhưng ít ai biết lý do ơng đến với những trang thơ đầu tiên dành cho thiếu nhi là xuất phát từ tấm lòng của một người cha dành cho con của mình: “Tơi sinh con,

đến ngày con thích đọc sách, chúng địi tơi mua. Tơi đưa con ra hiệu sách nhưng thấy cuốn nào cũng không vừa ý, tôi nghĩ, thà tự tơi viết cho con mình đọc cịn hơn. Thế là tơi làm thơ, viết truyện cho con đọc” (Đường Thiên Huệ, 2008). Đằng sau lý

do nghe có vẻ giản đơn, đầy ngẫu hứng như thế lại là một ý thức rất cao, một trách nhiệm lớn lao của người cầm bút. Những sáng tác cho thiếu nhi của Dương Thuấn không chỉ xuất phát từ sự thôi thúc thân thuộc của bản năng mà còn thể hiện sự nhận thức đúng đắn vai trò, chức năng của văn học thiếu nhi trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Văn học thiếu nhi có vai trị to lớn trong việc làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của các em. Nó được xem là hành trang quan trọng cho trẻ. Những tác phẩm văn học thiếu nhi gắn bó với các em từ thuở nhỏ sẽ là những bài học bổ ích, quý giá trong cuộc hành trình dài phía trước trên đường đời. Bên cạnh đó, văn học thiếu nhi cịn đánh thức vẻ đẹp của ước mơ, khát vọng và cả những hoài niệm trong sáng nhất của mỗi con người.

Dương Thuấn làm thơ cho thiếu nhi như một cách thức dịu dàng giúp các em chuẩn bị những hành trang cần thiết cho con trẻ bước những bước đi đầu tiên chập chững vào đời. Mỗi một sáng tác thơ ông viết cho thiếu nhi đều chứa đựng bài học ý nghĩa. Đó có thể là những tri thức về thế giới muôn màu (cỏ cây, hoa lá, chim mng, văn hố, những vùng đất mới…) hoặc là những bài học về cuộc sống (lòng yêu quê hương đất nước, nhân ái, tính trung thực, biết tưởng tượng, biết ước mơ…). Tất cả đều là những món ăn tinh thần bổ ích ni dưỡng tâm hồn thơ ngây, non nớt của trẻ.

Phải nói rằng sáng tác thơ để phục vụ cho những đọc giả nhí khơng hề đơn giản bởi tâm hồn của trẻ rất đơn sơ, trong sáng. Thế giới qua đôi mắt của một đứa trẻ được lí giải hồn tồn khác biệt so với suy nghĩ của người lớn, rất trong trẻo, đơn giản nhưng hết sức phong phú đa dạng vì đầy trí tưởng tượng. Không phải ai cũng làm được thơ cho thiếu nhi vì dù cố gắng nhưng họ vẫn khơng vượt qua được

ranh giới của tuổi tác, thế hệ và tư duy “không thể trẻ thơ”. Thế nhưng, Dương

Thuấn đã đặt được bước chân của mình vào vương quốc tuổi thần tiên một cách tự nhiên, không hề khiên cưỡng. Sự thành công ấy của Dương Thuấn, có lẽ trước hết, ơng biết hóa thân thành trẻ nhỏ. Ơng lựa chọn điểm nhìn trẻ thơ - một điểm nhìn phù hợp để lý giải thế giới của trẻ. Ơng nói về thế giới rộng lớn, về mọi vấn đề của cuộc sống một cách giản dị, hóm hỉnh và ngây thơ như lời nói con trẻ sau khi đã suy

tư, chiêm nghiệm bằng sự đa cảm, tinh tế của một nhà thơ và kinh nghiệm từng trải của người lớn:

Tôi hay chơi và quan sát trẻ con. Tôi thấy rất thích thú làm thơ cho trẻ con đọc. Tôi cảm thấy trong lúc sáng tác mình là một con người khác, bởi lúc đó hồn tồn ở trạng thái phân thân. Tôi sáng tác cho cả người lớn và sáng tác cho cả trẻ em. Tơi có thể viết bất kỳ lúc nào, cứ cảm hứng đến là tôi viết. Tứ thơ nào cho người lớn, tứ thơ nào cho trẻ em, tự nó hình thành rất nhanh và đến cũng rất nhanh trong ý nghĩ.

(Phùng Thị Hương Ly, 2011) Khơng chỉ biến cảm xúc của mình thành trẻ nhỏ, thơ Dương Thuấn cịn mang đến một tình u thương ân cần với trách nhiệm cao cả của những bậc làm cha làm mẹ, ln nâng niu dìu dắt thế hệ kế tiếp. Dương Thuấn hiểu rõ trẻ vẫn chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm để hiểu thế giới này hoạt động như thế nào. Đó là lý do tại sao các em nhìn thấy mọi thứ, cảm nhận thế giới theo một góc độ hồn tồn khác hẳn so với người lớn chúng ta. Nếu người sáng tác không nắm bắt được nhu cầu tâm lý thiếu nhi, từ đó áp đặt quá nhiều bài học, giáo điều, viết theo lối mòn, kém hấp dẫn sẽ gây ra sự nhàm chán ở trẻ. Vì vậy, để sáng tác của mình cuốn hút, hấp dẫn được các bạn đọc nhỏ tuổi, khơng có cách nào khác là phải sáng tác với một thái độ hồn nhiên và chân thành. Dương Thuấn quan niệm nhà thơ viết cho các em phải thực sự trở thành người bạn thân thiết được trẻ em yêu quý: “Mỗi khi làm thơ

cho thiếu nhi tơi đều thấy như mình đang chơi với trẻ con. Chỉ chơi thơi nhé, nếu trẻ con đang chơi mà biết ai đến định dạy bảo là chúng sẽ chạy đi liền” (Phùng Thị Hương Ly, 2011).

Trong vai một người bạn chân thành của trẻ, Dương Thuấn mang thơ đến với thiếu nhi bằng những câu chuyện kể hấp dẫn, lời kể thủ thỉ tâm tình dẫn dắt các em đi vào cuộc sống cùng khám phá thế giới xung quanh. Ơng ln ý thức xây dựng trong mỗi sáng tác cho thiếu nhi một thế giới lành mạnh, gần gũi với đời sống, chứa đựng những vấn đề quen thuộc với các em nhằm hướng các em vào nhận thức đúng

đắn mà vẫn giữ trọn nét hồn nhiên trong sáng đúng với tâm lí lứa tuổi của thiếu nhi. Mỗi bài thơ Dương Thuấn viết cho thiếu nhi đơn giản như một món đồ chơi, một món quà tặng cho người những bạn nhỏ nhưng mỗi món đồ chơi đó đều có thể mang lại niềm vui bổ ích, đem đến một giá trị tinh thần cho con trẻ. Và như thế, nhà

thơ đã được các “thần dân” của vương quốc đặc biệt ấy chấp nhận như là một

người bạn thân thiết “biết tuốt” mọi thứ trên đời và bất cứ bạn đọc lớn tuổi nào

cũng có thể nhận thấy phía sau những bài thơ thiếu nhi ngộ nghĩnh, thơ mộng đáng yêu của Dương Thuấn là bàn tay ấm áp của người lớn ln ân cần dìu dắt, dưỡng dục con trẻ trưởng thành.

1.2.2.2. Dương Thuấn viết cho thiếu nhi bằng kỉ niệm

Khác với nhiều đồng nghiệp của mình, cùng là viết cho thiếu nhi nhưng hướng hành trình của Dương Thuấn khơng tiến về phía trước mà đi ngược lại phía sau dịng chảy thời gian để trở về với thuở đầu đời tơ non, khờ dại. Những vần thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn đều được chưng cất từ những kí ức tuổi thơ của bản thân ơng vì nhà thơ cho rằng kỉ niệm đối với người sáng tác rất quan trọng: “Đối

với tôi, cảm xúc để bật lên thành thơ khơng phải chỉ là cảm hứng tức thì có được khi bắt gặp sự vật hay điều gì lúc đó mà là tiếng vọng từ sâu thẳm trong tận đáy sâu tiềm thức của tâm hồn đã sẵn có” (Đường Thiên Huệ, 2008).

Tuổi thơ bao giờ cũng là khoảng thời gian quý giá trong cuộc đời của mỗi người. Kí ức tuổi thơ nguyên sơ, giản dị nhưng lại chính là sự bắt đầu cho cả thế giới lại chính là chiếc nơi nuôi dưỡng tâm hồn, đắp bồi nhân cách con người. Tuổi thơ cũng là bến đỗ bình n khi kí ức về một thời trong sáng sẽ là liều thuốc xoa dịu vết thương, là động lực giúp con người lấy lại niềm tin và vươn lên trong cuộc sống. Đối với bất kì ai, tuổi thơ đi qua đều tìm thấy trong hồi niệm của mình những kí ức đẹp không thể phai mờ. Từ những kỉ niệm sẽ hình thành tác phẩm văn học. Chất liệu để sáng tác được chắt chiu từ những kỉ niệm tuổi thơ đã giúp cho Dương Thuấn thành công ở mảng sáng tác cho thiếu nhi. Những kỉ niệm ấu thơ thôi thúc nhà văn viết nên những trang viết ngọt ngào, lắng đọng. Ở những sáng tác đó, bên cạnh nỗi tiếc nhớ và cả tự hào về tuổi thơ đã trơi qua cịn thể hiện một tình cảm mến u muốn làm được một điều gì đó cho thiếu nhi như những lời ơng tâm sự: “Tơi có vơ

vàn và đầy ắp kỷ niệm của tuổi thơ hoặc cả khi mình đã lớn. Tơi đã viết hàng trăm bài thơ về bản Hon mà mình sinh ra ở đó là đều từ kỷ niệm. Có khi buồn, có khi vui, nhưng đã là kỷ niệm thì đều đáng u, đáng nhớ. Tơi cũng chỉ làm thơ về nơi khác khi đã có kỷ niệm với nơi đó” (Phùng Thị Hương Ly, 2011).

Chính những trang thơ viết cho thiếu nhi đã đưa tác giả tìm về với kí ức chân thật và đầy xúc động về những năm tháng tuổi thơ của mình. Những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm ngọt ngào đã được nhà văn tái hiện một cách sinh động trong các sáng tác của mình. Rất nhiều kỉ niệm về nơi chôn nhau cắt rốn đã đi vào thơ Dương Thuấn, những vần thơ làm sống dậy một không gian tràn ngập âm thanh, màu sắc của thiên nhiên ở vùng đất xứ mây, cuộc sống thường ngày của người bản Hon, khơi gợi lên kí ức về một miền sâu thẳm của những câu chuyện cổ, những điệu hát

khúc ngâm, bản sắc văn hố của người Tày và thế giới tình người tha thiết: “Tơi

ln viết bằng những kỷ niệm của mình. Kỷ niệm đối với người sáng tác quan trọng vô cùng. Từ những kỷ niệm sẽ hình thành tác phẩm văn học, rất nhiều kỷ niệm đã đi vào thơ tôi. Những buổi sáng đi học từ gà gáy canh hai, những buổi chiều tan trường về trời tối, những hôm mưa rừng suối lũ” (Phùng Thị Hương Ly, 2011).

Theo dòng kỉ niệm tuổi thơ, Dương Thuấn cho ra đời hàng trăm bài thơ lôi cuốn, thú vị và giàu ý nghĩa. Tuổi thơ trở thành niềm tự hào, thành sợi dây nối liền mỗi con người với quê hương bản quán.

Những kỉ niệm tuổi thơ đã trở thành nguồn cảm hứng quan trọng trong sáng tác cho thiếu nhi của Dương Thuấn. Đọc những trang thơ được khơi nguồn từ những kí ức tuổi thơ của tác giả, các em nhỏ thấy mình trong đó, hồn nhiên, nghịch ngợm và cũng nhiều khao khát, ước mơ. Đọc những bài thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn, người lớn như tìm thấy một phần tuổi thơ của mình trong đó vì ai cũng từng có tuổi thơ, sẽ cảm thấy thích thú trước những trải nghiệm lạ lẫm của một người con ở núi rừng Việt Bắc. Điều này khiến cho các tác phẩm thơ Dương Thuấn viết cho thiếu nhi trở nên gần gũi hơn và cuốn hút khơng chỉ đọc giả nhí mà cịn làm say mê bất cứ người trưởng thành nào muốn tìm lại một chút vui tươi, hồn nhiên của tuổi thơ, muốn khám phá những điều mới lạ.

1.2.2.3. Dương Thuấn viết cho thiếu nhi bằng tấm lòng của một người con dân tộc Tày luôn thiết tha hướng về nguồn cội, muốn lưu giữ hồn cốt và tiếp nối mạch nguồn văn hoá của dân tộc

Dương Thuấn là người con nặng nợ ân tình với quê hương và dân tộc mình. Ngay khi ra đi từ bản Hon, nhà thơ đã tự nhận về mình sứ mệnh bảo lưu những giá trị tinh hoa của văn hoá Tày và làm cho nó được biết đến như một thành tố quan trọng của nền văn hố Việt Nam. Có lẽ vì thế mà trong thơ Dương Thuấn luôn thấy được thái độ trân trọng sự nâng niu, bảo tồn truyền thống qua những tuyên ngôn bằng thơ của Dương Thuấn: “Ta là chàng trai của núi” (ý thức về nguồn gốc của mình) và “Ta ở đâu bản ta ở đó” (ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc). Dương Thuấn ý thức được trách nhiệm của người cầm bút sáng tác cho thiếu nhi là phải biết hun đúc tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc cho con trẻ vì thiếu nhi là măng non nối tiếp hồn cốt của dân tộc. Nhà thơ muốn giữ bền mãi cái gốc dân tộc ấy để một ngày gần nhất nó có thể đâm chồi, nảy lộc, khai hoa, kết quả, văn hóa Tày sẽ tìm được vị thế từ nền tảng những giá trị cốt lõi được chuyển tải qua thơ ca, văn chương.

Dương Thuấn nặng lòng nhất với việc bảo tồn và giới thiệu ngôn ngữ Tày cho cả cộng đồng vì muốn giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc thì trước hết phải bảo tồn ngôn ngữ dân tộc. Thực tế trong nghiệp cầm bút của mình, Dương Thuấn ln ý thức sáng tác bằng song ngữ tiếng Tày và tiếng Kinh. Việc này mang đến cho ông nhiều trở ngại trong tư duy, in ấn, xuất bản nhưng với khát vọng khẳng định vẻ đẹp của tiếng Tày, ông đã ln kiên trì và đạt được thành công. Trước và sau Dương Thuấn chưa có nhà thơ nào xuất bản tập thơ dành riêng cho thiếu nhi viết bằng song ngữ Tày – Kinh, điều này cho thấy tấm lòng cùng niềm hy vọng của nhà thơ gửi gắm vào các em thiếu nhi trong việc giữ gìn, quảng bá văn hóa Tày và văn hóa Việt Nam vào đời sống văn học hiện nay.

Đứng trước nguy cơ Kinh hóa trong giọng điệu và ngơn ngữ của một số cây bút trẻ dân tộc thiểu số, Dương Thuấn đề cao vai trò của người nghệ sĩ người dân tộc thiểu số với sự phát triển của ngơn ngữ dân tộc mình nói riêng và văn hố dân tộc nói chung. Ơng mong những đồng nghiệp trẻ dân tộc thiểu số sẽ sáng tác bằng

tiếng Tày. Ông mong mỗi nhà văn người dân tộc sẽ là một sứ giả của nền văn hoá dân tộc mình để các dân tộc thiểu số trên khắp đất nước ta được thưởng thức tác phẩm văn học bằng chính thứ tiếng của dân tộc họ:

Trước tiên anh phải là nhà thơ của dân tộc anh. Khi đã là nhà thơ của dân tộc mình rồi thì tất nhiên anh sẽ là nhà thơ của nhiều dân tộc... Đối với người sáng tác, anh phải hiểu thật sâu về dân tộc mình từ kiến thức xã hội, lịch sử, nhân chủng, văn hóa, nghệ thuật, đời sống tâm linh... Anh hãy ln ln sống và tìm hiểu trong lòng dân tộc anh.

(Phùng Thị Hương Ly, 2011) Những bài thơ Dương Thuấn viết cho thiếu nhi là tình cảm chất chứa cất lên từ tâm khảm của một người con tuy sinh sống xa quê đã lâu nhưng vẫn khôn ngi thao thức q hương. Ơng đã thay thiếu nhi cất lên những khúc ca say mê làm đẹp quê hương - nơi đã cất giữ những hoài niệm đẹp của tuổi thơ cũng như những khát vọng đầu đời của một tâm hồn nhiều hồi bão. Hình ảnh núi rừng, cuộc sống nơi rẻo cao, phong tục tập quán của người dân miền núi đã đi vào thơ ông một cách tự nhiên, chân thực, mộc mạc. Đọc thơ của Dương Thuấn ta như sống trong một không gian quê hương và cái tình dân tộc trước những hình ảnh quen thuộc nhà thơ xây đắp nên.

Thiếu nhi trong thơ Dương Thuấn tự hào mời gọi bạn đọc đến thăm quê hương bản Hon. Mảnh đất Bắc Kạn mang vẻ đẹp hữu tình, nên thơ, con người bản Hon thuần hậu, đáng yêu đã đến được với độc giả khắp mọi nơi một cách tự nhiên, gần gũi. Vì thế thơ ơng viết cho thiếu nhi có một sức sống, sự hấp dẫn khơng thể trộn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của dương thuấn (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)