Những ước mơ bé bỏng và nghị lực vươn lên giữa vùng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của dương thuấn (Trang 86 - 102)

2.3. Đời sống tâm lý của thiếu nhi vùng cao

2.3.1. Những ước mơ bé bỏng và nghị lực vươn lên giữa vùng cao

Trẻ thơ thường được gọi là tuổi thần tiên vì đó là tuổi của trí tưởng tượng phong phú, tuổi của nhiều ước mơ và khát vọng. Khơng ít người lớn cho rằng những tưởng tượng, ước mơ của thiếu nhi là khơng tưởng, xa rời thực tế nên khó trở thành hiện thực nhưng với Dương Thuấn, đó lại là những khát vọng mãnh liệt có khả năng ươm mầm cho niềm tin vào cuộc sống vào tương lai của thiếu nhi, đặc biệt là thiếu nhi vùng cao. Bằng cái nhìn của một nhà thơ, một nhà giáo dục, Dương

Thuấn đã thấy những hoài bão, khát vọng sống của thiếu nhi vùng cao, nó khơng lớn lao, vĩ đại mà chỉ bắt đầu từ những ước mơ bé nhỏ, bình dị nhất. Qua những trang thơ của Dương Thuấn, trẻ thơ miền núi hiện lên là những em nhỏ hiếu học, luôn khát khao được hiểu biết hết thảy về thế giới muôn màu. Đây cũng là tâm lý chung của tất cả thiếu nhi trên thế giới này - lứa tuổi nhìn cuộc sống với ánh mắt tị mị trước sự mới mẻ, thích thú khám phá. Đặc biệt hơn đối với thiếu nhi vùng cao, cuộc sống vùng cao khó khăn, giao thơng đi lại bất tiện...là những chướng ngại vật vô cùng lớn đối với trên con đường trên con đường đến trường. Vì vậy, được đến trường, được học tập với thiếu nhi vùng cao vừa là ước mơ vừa là một niềm vui lớn. Kho kiến thức bất tận ẩn chứa bao điều kỳ diệu, ln ln có sức hút lớn mời gọi các em tìm hiểu. Mỗi trang sách mở ra là bao ước mơ hi vọng của các em. Mỗi ngày đi học đối với các em là một ngày vui, ngày hội. Niềm vui hiện lên trên từng khuôn mặt ngây thơ từng nụ cười ánh mắt của các em:

Tạm biệt nhà sàn nở xòe hoa bốn mái Tạm biệt cầu treo bắc qua con suối Tạm biệt đường mòn ngoắc ngoéo… Xuống núi mai vào năm học mới Bè bạn mừng bên đường đang đợi Náo nức tiếng cười mặc toàn áo mới Tạm biệt bản làng, tạm biệt núi Hoa… Bầy chim về tổ, ríu rít mùa thu

Đến trường nội trú trong lòng vui ghê…

(Năm mới đến trường)

Đi học là một điều hiển nhiên đối với tất cả hầu hết thiếu nhi trên thế giới nhưng đối với những thiếu nhi vùng cao, để duy trì con chữ là cả một hành trình nhọc nhằn, khó khăn. Mỗi một dịp vào đầu năm học mới, trong khi đa số trẻ em ở đồng bằng hay thành phố được bố mẹ, ông bà lo sắm sách vở, bút mực, quần áo mới để háo hức đến trường thì ở miền núi, ở các bản làng xa xơi, các em lại bắt đầu hành trình đến trường với mn vàn khó khăn. Khơng phải là những con đường thẳng tắp, chỉ cần ngồi trên xe máy, ôtô chạy bon bon đến trường, quãng đường đi học của

thiếu nhi miền núi phải trèo đèo, lội suối, băng qua những cánh rừng âm u với nhiều loài thú dữ nguy hiểm hoặc đi bộ hàng chục cây số qua những con đường ngoằn ngoèo, chông chênh để đến trường:

Đêm gà gáy lần đầu Dậy gọi nhau đi học Bó đuốc to sáng rực Í ới gọi lên đường Cây lá còn rơi sương Áo quần khô thành ướt Hôm mưa trơn bước trượt Ngã áo bẩn quay về Hơm hổ đói gầm ghè Gõ um từng tiếng mõ Hơm bỗng rừng đổi gió Cành rơi ngập lối đi Hôm nước suối to lên Cầu trôi vin hàng sậy

(Bản xa đi học)

Trên tất cả, điều trân quý nhất là dù thiếu thốn về mọi mặt nhưng lạ thay tại vùng núi cao, lớp học vẫn được duy trì đầy nhẫn nại và tận tụy ngày đêm. Khó khăn khơng thể ngăn được quyết tâm của những cơ cậu bé giàu ý chí, nghị lực, ngược lại trở thành động lực thúc đẩy con người ta nỗ lực để làm những gì mà họ khao khát. Rủ nhau cùng đi học giúp các em vơi bớt mệt mỏi và cả nỗi sợ hãi khi sáng tinh mơ hay khi trời tối sẫm, một mình đi trên quãng đường rừng vắng lặng. Sự hiếu học, ước mơ tìm tịi, khám phá thế giới xung quanh qua trang sách, qua bài giảng của thầy chưa bao giờ ngừng thôi thúc học sinh vùng cao đến trường, dù con đường đến gần với tri thức còn lắm gian nan, hiểm trở. Hình ảnh trẻ thơ miền núi mang trên mình chiếc cặp chân bước thấp bước cao trên dốc núi cheo leo như chạy đua cùng mặt trời đã trở thành một biểu tượng đẹp đáng ngưỡng mộ cho ý chí, nghị lực tinh thần hiếu học quyết tâm đến với ánh sáng tri thức của trẻ thơ vùng cao. Như những

cánh rừng ln hướng về phía mặt trời, thiếu nhi vùng cao ln khát vọng đi về phía nguồn sáng tri thức làm giàu trí tuệ. Dường như cuộc sống càng khó khăn vất vả, các em càng thêm nghị lực, quyết tâm học tập để trau dồi tri thức, học để đổi đời, để thoát nghèo, để xây dựng phát triển quê hương: “Cười/ Tan sương muối/ Em/ Đeo

bài qua khe” (Ban mai). Ngày nay con đường đến với con chữ của các em thiếu nhi

miền núi vẫn rất khó khăn nhưng với tấm lòng hiếu học, giàu nghị lực phấn đấu chắc chắn các em sẽ thành công trên con đường chinh phục tri thức của mình.

Khơng chỉ giàu nghị lực trên con đường đến với con chữ, Dương Thuấn còn dành những vần thơ vui tươi đậm chất dân tộc để cho thấy nghị lực và sức sống tiềm tàng ở thiếu nhi miền núi, ca ngợi tinh thần lao động hăng say, chăm chỉ của các em như: Lên nương, Trồng khoai, Mong dưa chín, Bùa trâu, Hái củi, Đuổi quạ,

Bẫy cá, Đi săn, Bắt trăn, Săn lợn lịi, Mẹ nói với cây,... Thiên nhiên miền núi giàu

có nhưng cũng vơ cùng khắc nghiệt, quá trình chinh phục và cải tạo thiên nhiên phục vụ lao động sản xuất nông nghiệp đã hun đúc cho con người vùng cao những phẩm chất tính cách riêng có thể coi là “khí chất miền núi”. Họ sống mạnh mẽ như cây lim, khỏe khoắn trong lao động. Thiếu nhi miền núi tiếp bước lớp người đi trước giống như những con ong chăm chỉ ngày ngày cần cù tìm phấn hoa làm ra những giọt mật ngọt, ngày ngày đóng góp sức lực dù là nhỏ bé cho gia đình nhỏ của mình. Thiếu nhi vùng cao đã lớn lên trên lưng cha mẹ qua từng ngày bước chân lên

nương rẫy: “Sáng xuân trong mát/ Lưng địu em bé/ Theo bố lên nương” (Lên

nương). Lớn lên một chút, các em đã biết phụ giúp cha mẹ, gia đình những cơng việc đơn giản. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình, tuổi thơ của thiếu nhi vùng cao là những buổi theo mẹ lên nương trồng lúa, trồng khoai, trồng bông, canh dưa, rong chơi trên núi vào rừng, kiếm củi, nhặt rau rừng, canh vắt, hái măng, tắm suối bắt cá, chăn vịt, chăn trâu… những việc làm ấy các em làm vì thích nhưng cũng vì những gì các em thu nhặt, hái lượm sẽ được góp phần vào những bữa cơm hằng ngày của gia đình. Thậm chí là hành động liều lĩnh theo người dân trong bản đi bắt trăn, đi săn, đi bắt lợn lịi… cũng vì muốn phụ giúp bố mẹ. Những việc tưởng như là trị chơi lại cũng chính là những việc mang lại thêm chút thức ăn cho bữa cơm hằng ngày của người miền núi. Tuổi thơ trẻ miền núi là thế, biết chơi cùng biết

làm. Vì thế, có lẽ chúng chẳng biết mình có một tuổi thơ và được nhận những món q như trẻ em miền xi thì lại càng hiếm khi. Những em nhỏ trên vùng cao có thể chưa bao giờ có sáo diều, khơng truyện tranh với những món đồ hàng nhưng vẫn thấy một tuổi thơ trong trẻo, ẩn trong ánh mắt chúng sự hồn nhiên của trẻ. Dù điều kiện thiên nhiên miền núi khắc nghiệt nhưng nhờ sự vô tư, lạc quan, tếu táo đúng với tâm lý lứa tuổi của thiếu nhi nên các em quên đi nỗi vất vả thường ngày trong lao động sản xuất:

Một sáng sớm

Hai mẹ con lại đi lên rẫy

Khơng cịn thấy những quả dưa Lũ lợn lòi đêm qua đến phá nát rồi đi Hai mẹ con không buồn

Lặng lẽ nhặt hạt dưa rơi vãi

Đem về gói kỹ cất lên gác bếp hong khơ

(Mong dưa chín)

Dường như tình u đối với lao động chảy trong huyết quản của những người con miền núi từ lúc bé thơ đến khi khơn lớn, trưởng thành thì tình u ấy cũng ngày một lớn. Bằng khả năng lao động của mình các em đã và đang giúp đỡ thậm chí là ni sống gia đình mình. Dương Thuấn đưa vào trong sáng tác cho thiếu nhi hình ảnh những em bé vùng cao cần cù lao động khơng chỉ với mục đích coi đó là tấm gương để giáo dục tình u lao động cho các độc giả của mình mà cịn phản ánh những vất vả thiệt thòi của trẻ em, từ đó cất lên tiếng nói kêu gọi cộng đồng có những hành động thiết thực để giúp cuộc sống thiếu nhi cùng cao giảm bớt những nhọc nhằn.

2.3.2. Khát vọng đến với người muôn phương nhưng vẫn không quên quê hương, bản quán

Như quy luật mn đời của tạo hóa những dịng suối ra sơng, những dịng sơng ra biển rộng, những đứa con của núi cùng với sự phát triển của cuộc sống hiện đại ơm ấp trong mình khát vọng vươn mình đứng dậy có thể nhìn ra xung quanh. Là một nhà thơ dân tộc Tày, Dương Thuấn hiểu rõ ước mơ khát vọng của thiếu nhi dân

tộc thiểu số. Thế giới bên ngồi bản làng, rừng núi, dịng sơng, con suối mà các em vẫn ln gắn bó là một bầu trời mới rộng mở và ln có sức hấp dẫn, thu hút đối với những tâm hồn tuổi nhỏ thích học hỏi, tìm tịi, khám phá. Đến một lúc đủ lớn khôn, hiểu biết, các em sẽ thực hiện khát vọng cất cánh bay cao bay xa của mình, được đặt chân đến những vùng đất mới để gặp gỡ, giao lưu với những người mn phương. Đó cũng là khát vọng bao đời của đồng bào vùng cao:

Có một lần con hỏi:

- Ơ cha, sao gọi núi Rồng trước cửa - Ơ mẹ, sao gọi núi Phượng sau nhà Cha cười xòa

Mẹ đang buồn bỗng hát: “Ông bà ước bay xa...”

(Núi rồng núi phượng)

Qua lăng kính của thiếu nhi vùng cao, thế giới ngoài kia thật bao la rộng lớn. Trong vai các em, dùng lời thiếu nhi, Dương Thuấn say sưa kể về những vùng đất mà mình đã đi qua, đã trải nghiệm với tất cả tình yêu mến, tự hào. Trong Lần đầu

đến Sa Pa là cảnh sắc tươi đẹp “Lù cở chen lù cở/ Rực rỡ bao sắc màu” mà màu

đẹp nhất cũng là màu đặc trưng của Sa Pa đó chính là màu sắc tươi đẹp cơ gái nguời

Mơng đang bước vội “xôn xao màu lối đi”, rồi Lên Điện Biên sẽ nhìn thấy khung

cảnh non sơng gấm vóc hùng vĩ với “Dốc đứng/ Vực sâu” nhưng cũng hết sức trữ

tình với con đèo Pha Đin uốn luợn, “sông Nậm Rốn nước chảy quanh co”. Điện

Biên là vùng đất anh hùng, gan góc ghi dấu vào trang vàng lịch sử dân tộc bao chiến công hào hùng của cha anh trong những năm kháng chiến chống giặc gian khổ, nhắc

đến Điện Biên là nhắc đến một niềm tự hào của bất cứ ai đặt chân đến đây “Xem

núi rừng chiến địa”. Điện Biên trong thời bình trở lại hiền hịa như vốn dĩ “có núi

non trùng điệp/ Làng bản đẹp như tranh”. Lên Điện Biên không thể không đến

thăm Muờng Thanh - quê hương nguời Thái để yêu thương, trân trọng một bản sắc văn hóa đặc trưng của nguời Thái đó là chiếc khăn piêu, áo cóm – một biểu tượng riêng trong văn hóa của dân tộc Thái. Rồi Từ Tây Bắc xuôi về phuơng nam đến Phija Đén (Nghệ An): “Phija Đén xưa kia gọi núi đèn/ Bây giờ đã thành bản mới/

Tày – Dao cùng đến ở chung”. Đến Phja Đén đâu chỉ thấy thiên nhiên tuơi đẹp với “hoa đào cháy đỏ bừng men vách đá” mà cịn ấm áp tình dân tộc anh em trên dải

dất hình chữ S “trong sương ta hát gọi tìm nhau” (Phja Đén). Hành trình đến với

người muôn phương của thiếu nhi vùng cao tiếp tục in dấu chân lên thành phố mang tên Bác vào một ngày mùa xuân ấm áp. Ấn tượng với người đến đây đó là vẻ đẹp hiện đại, sầm uất, nhộn nhịp của một trung tâm kinh tế lớn: “Nhà xây lên cao/ Phố

chào xuân mới” và sắc xuân ở miền nam là màu vàng rực của hoa mai khác với hoa

đào hồng, hoa lê, hoa mận trắng như ở miền núi:

Cành mai vàng rực Thơm tay người trồng Nắng phương nam ngọt Cho hoa đơm bông Thành phố vào xuân Đẹp Bến Nhà Rồng

(Xuân trên thành phố)

Việt Bắc là nơi địa đầu của Tổ Quốc. Nơi ở tuy xa xôi, hẻo lánh vẫn không ngăn được bước chân của những tấm lòng khát khao được đi đến những chân trời. Cuối cùng, đến một ngày nào đó, người con xứ Tày cũng đã được đặt chân lên mũi Cà Mau – điểm cuối của dải đất hình chữ S để ngắm nhìn những cánh rừng ngập mặt trải dài: “Bầu trời rộng trải sắc xanh mải miết/ Rừng đước là hình ảnh của Cà

Mau” (Rừng đước). Thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn là những bước chân

đi nhiều đi khắp, in dấu ở mọi vùng miền của đất nước. Dương Thuấn đã thay trẻ em miền núi thể hiện khát vọng đi khắp thế gian, gặp được nhiều người, giao lưu văn hóa với từng vùng miền để khám phá cái hay cái đẹp. Mang một tình yêu gắn bó sâu nặng với bản làng, thiếu nhi vùng cao ra đi là để trở về. Các em ước mơ được bay cao bay xa ra khỏi bản làng là để học tập, mở mang tầm nhìn nhưng cũng khơng qn quảng bá hình ảnh q hương đến bạn bè trong và ngoài nước, mang vẻ đẹp, bản sắc dân tộc giới thiệu cho người muôn phương biết đến:

Bạn là người Kinh Q ở dưới xi

Mình là người Tày Quê trên miền ngược Quê bạn nhiều lúa Có lắm cá tơm Q mình nhiều gỗ Có lắm chim muông Quê bạn mặt trời Mọc trên bờ ruộng Quê mình mặt trời Lên từ đỉnh núi ...Q bạn q mình Cũng giống như nhau Có ơng rất hiền Có bà kể chuyện...

(Q bạn q mình)

Và với niềm yêu thương, tự hào, thiếu nhi vùng cao thân thiện, hiếu khách mời gọi bạn bè bốn phương đến quê hương của mình, nơi bản làng quanh năm bao phủ trong những triền núi, trong sương trong mây như một xứ sở thần tiên với những địa danh lần lượt xuất hiện trong lời mời gọi của các em:

Về rẻo cao bạn nhé Bắc Cạn rồi Phủ Thơng Đèo Giàng rồi đèo Gió Bản Hon rồi Ba Bể

Những cánh rừng tươi xanh Nở ngàn hoa chuối đỏ Đường đi lượn trong mây Tiếng xe vang trong gió ...

Bản vùng cao ln mời Dù người lạ người quen

Ai đã về tới bản Đều quý như anh em

(Về rẻo cao)

Thiếu nhi vùng cao yêu quê hương và gắn bó sâu sắc với nguồn cội, người ta có nghìn nơi để đi nhưng chỉ có một chốn để quay về đó là quê hương xứ sở. Những người con của núi ra đi nhưng “tiếng lòng” vẫn ở lại với đồng bào các dân tộc vùng cao: “Em bảo ở Boston chỉ có tết Boston/ Tết Việt Nam phải mẹ làm mới có/ Mẹ thả

khói hương bay theo gió” (Gặp em bé lai ở Boston)

Là người con của dân tộc Tày, khơng ít lần ta bắt gặp trong thơ Dương Thuấn lời tuyên ngôn về nguồn gốc xuất thân và hơn thế nữa Dương Thuấn luôn nhấn mạnh mình và người con bản Hon, của núi rừng Việt Bắc:

Rời núi về Hà Nội Con nhớ nhà sàn cao Tối leo lên sân thượng Ngửa mặt ngắm trăng sao Bạn của bố đến thăm Gọi con trai Hà Thành Lắc đều con chỉ nói - Con là hổ rừng xanh…

(Con là hổ rừng xanh)

Ông tự họa bức chân dung của mình bằng tất cả sự giản dị, bình dân và đơn sơ mộc mạc như bao người con núi rừng thuần phác khác. Ơng nêu cao ý thức giữ gìn bản sắc của dân tộc bằng cách nhìn, cách nghĩ, cách nói của chàng trai miền núi làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của dương thuấn (Trang 86 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)