3.3. Ngôn ngữ đậm sắc thái vùng cao
3.3.1. Song ngữ Tày Kinh
Ngôn ngữ một trong những điểm khác biệt của văn học dân tộc thiểu số với văn học miền xuôi nên đầu tiên phải kể đến là vấn đề sáng tác thơ cho thiếu nhi bằng tiếng dân tộc. Dương Thuấn là người dân tộc Tày, ông luôn ý thức làm phong phú cho văn học và ngôn ngữ dân tộc Tày nhưng điều này không đồng nghĩa với việc ông là con người theo chủ nghĩa dân tộc. Dương Thuấn sống với tâm hồn phóng khống, hịa vào cái chung nhưng vẫn không đánh mất màu sắc dân tộc trong con người và trong thơ mình. Tập thơ sáng tác cho thiếu nhi của Dương Thuấn được viết bằng song ngữ Tày – Kinh, khi xuất bản có tất cả 376 bài thơ gồm cả tiếng Tày và tiếng Kinh được đặt song song, đăng đối nhau để độc giả có sự đối chiếu so sánh và thấy được vẻ đẹp của cả hai ngôn ngữ. Đây là điều mà trước giờ chưa có ai làm được. Qua đó ta thấy được Dương Thuấn một mặt giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống mặt khác vẫn là con người chung của thời đại. Ơng vừa có trách nhiệm với dân tộc Tày vừa có trách nhiệm với cả đồng bào các dân tộc:
Tôi làm thơ bằng cả hai thứ tiếng: Tày và Kinh. Khi viết tiếng Tày, tôi không nghĩ chỉ viết cho người Tày đọc, hoặc khi viết bằng tiếng Kinh, tôi cũng không nghĩ chỉ viết cho người Kinh đọc. Tôi chỉ nghĩ đến đối tượng đọc của tôi là con người. Theo tôi nhà thơ phải đứng trên sự vật, trên cả thời đại mình đại để đem tiếng nói yêu thương tâm huyết nhất của mình đến với mọi người. Tơi ln ln muốn khẳng định với mọi người rằng: Tôi là như thế! Dân tộc tôi là như thế!
Dương Thuấn là nhà thơ đầy bản lĩnh và có ý thức rõ ràng trong việc thơng qua ngơn ngữ thi ca để bảo tồn văn hóa của cộng đồng của dân tộc. Việc sử dụng tiếng Tày để sáng tác giúp cho Dương Thuấn thể hiện tình cảm, suy nghĩ, lối tư duy của thiếu nhi dân tộc thiểu số được dễ dàng, trọn vẹn hơn và như thế, thơ ông viết cho thiếu nhi trở nên hấp dẫn mà rất thành thật và có được những nét độc đáo riêng. Qua đó, nhà thơ giáo dục thiếu nhi dân tộc thiểu số ý thức trở về nguồn cội. Mặt khác, bản chất của mỗi một nền văn hóa chính là giao lưu để phát triển, Dương Thuấn viết cho thiếu nhi bằng tiếng Tày và cả tiếng Kinh thể hiện thái độ muốn giới thiệu văn hóa của một dân tộc mình đến đơng đảo độc giả sử dụng tiếng phổ thông.
Việc sáng tác bằng song ngữ Tày - Kinh chỉ là một khía cạnh thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc trong thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn. Dương Thuấn còn thể hiện ở khát vọng vẽ chân dung cộng đồng dân tộc mình bằng thơ nên ấn tượng nổi bật trong ngôn ngữ thơ viết cho thiếu nhi của ơng cịn là ngơn ngữ rất mộc mạc, chân thực, không cầu kỳ, hoa mỹ nhưng lại rất giàu chất thơ. Đó là cách nói mang tính truyền thống của người vùng cao, là sự chân thành thẳng thắng trước cuộc sống đời thường. Ta bắt gặp trong thơ Dương Thuấn cách nói, cách ví von, cách liên tưởng, cách tả rất mộc mạc như chính con người miền núi, chính đồng bào Tày. Lời ru em thô sơ, mộc mạc của chị gái người Tày:
Ngỗng bé ơi sao mà bé tí Gà bé ơi sao mà bé tí Vịt bé ơi sao mà bé tí Cái bé bé tí
Sao mà khơng cố ăn đi
Cho lớn nhanh bằng chị bằng dì
(Dỗ em)
Khơng giống khúc ru ngọt ngào, trữ tình giàu nhạc tính, vần điệu của người chị gái miền xi:
Cái ngủ mày ngủ cho ngoan Để mẹ đi cấy đồng xa chưa về
Bắt được con cá rơ trê Thịng cổ mang về cho cái ngủ ăn
(Ca dao)
Ngoài ra, bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn còn thể hiện qua những từ ngữ, những câu thăm hỏi, cách gọi tên, thuật ngữ văn hóa đã ăn sâu trong nếp sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số. Độc giả khơng khó để tìm thấy hàng loạt những danh từ riêng chỉ những địa danh thắng cảnh quen thuộc của quê hương Việt Bắc trong các bài thơ viết cho thiếu nhi của Dương
Thuấn: Bắc Kạn, hồ Ba Bể, sông Năng, bản Hon, bản Chờ Hoa, Mường Phăng,
Mường Xén, Cao Bằng… cùng với đó là cảnh sắc quê hương biết bao tươi đẹp, đậm
chất núi rừng: nương rẫy, quả núi, suối, thác, dịng sơng… Bên cạnh việc dùng từ ngữ chỉ địa danh và cảnh sắc quê hương, Dương Thuấn còn sử dụng nhiều từ ngữ gợi tả, gợi cảm gợi liên tưởng về cuộc sống của con người vùng cao đặc biệt là cuộc sống của thiếu nhi miền núi. Tên các giống loài được tác giả gọi bằng tên gọi địa phương. Những từ này không chỉ được dùng để tạo khơng khí miền núi mà cịn bởi khi dịch ra tiếng Việt sẽ khơng tìm được các giống lồi ấy ở vùng xuôi như: chim bố
ơi, chim từ quy, con xấu hổ, cá thần, lợn rừng,… Trong thơ viết cho thiếu nhi của
Dương Thuấn, người đọc thường xuyên bắt gặp những danh từ chỉ các vật dụng quen thuộc của đồng bào dân tộc ít người ở miền núi như: cái cọn (guồng nước), lù
cởi (cái gùi), nhà sàn, cầu thang, cây đàn tính... Nhà thơ cịn có cách gọi trìu mến
thân thương của khi nói về dân tộc mình như: chú bé bản Hon, em bé xứ Mây,
người mẹ xứ Mây, bà mụ, người vùng cao… Tất cả từ ngữ ấy tạo nên một không
thức thú vị về núi rừng giàu đẹp của đất nước. Độc giả bước vào thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn là được hít thở trong bầu khơng khí của cuộc sống và con người miền núi.
Ngơn ngữ đậm sắc thái vùng cao cịn được thể hiện cách dùng các động từ, cách nói rất dân tộc trong thơ viết cho cho thiếu nhi của Dương Thuấn. Măng là thân cây non của cây tre, trúc mọc từ dưới đất lên nên người miền xuôi hay dùng từ
“bẻ măng” (mượn gió bẻ măng) hoặc “đào măng” để chỉ việc thu hoạch măng mang về làm thức ăn trong bữa cơm gia đình. Song, người miền núi lại dùng từ “hái
măng” trong khi đó từ “hái” là chỉ hành động dùng tay ngắt hoa, quả, lá khỏi cây ở
một khoảng cách cao hơn so với mặt đất. Hơn một lần trong thơ viết cho thiếu nhi
của Dương Thuấn sử dụng cách nói “hái măng” - một lối nói chỉ có người bản xứ
sinh ra và lớn lên ở đó, gắn bó với cuộc sống sinh hoạt bản làng mới có:
Tháng sáu mưa ngàn Bất ngờ con suối lũ
Con gái lên rừng hái măng Con trai đi theo canh vắt
(Tháng sáu)
Các động từ “cõng”, “địu” cũng được Dương Thuấn sử dụng với nhiều ý
nghĩa khác với nghĩa gốc thường thấy trong cách nói của người Kinh như: địu con,
cõng trâu, cõng gùi, đeo bài qua khe… Cách nói dân tộc của Dương Thuấn thể hiện
nét riêng không thể trộn lẫn của ông - nhà thơ dân tộc Tày gắn bó với nguồn cội và điều này đã làm nên một đặc điểm nghệ thuật trong thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn.
Mặt khác, không chỉ dừng lại ở những ngôn từ dung dị của đời thường, thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn cịn có những ngơn từ chọn lọc, gọt giũa rất tinh tế. Câu thơ có sự tạo hình sinh động, tính gợi cảm cao hoặc tạo nên những ẩn ngữ giàu màu sắc triết lý. Như trong bài thơ Dương Thuấn tạo một bức tranh ngôn từ về khung cảnh vùng cao như trong mơ:
Về rẻo cao bạn nhé Bắc Kạn rồi Phủ Thơng
Đèo Giàng rồi Đèo Gió Bản Hon rồi Ba Bể
Những cánh rừng tươi xanh Nở ngàn hoa chuối đỏ Đường đi lượn trong mây Tiếng xe vang trong gió
(Về rẻo cao)
Và ở vùng rẻo cao sơn cước con người hòa lẫn vào thiên nhiên: “Người đi trong
mây gió/ Trăng xuống chơi trên cỏ/ Sao trẩy về bản sâu” (Cao Bằng)
Một số tác phẩm dùng những ngôn ngữ chọn lọc công phu thể hiện chất trữ tình, chất triết lý sâu sắc như trong bài thơ Phiên chợ cuối - một bài thơ khá đặc biệt của Dương Thuấn trong tập thơ viết cho thiếu nhi. Nội dung bài thơ ngoài việc miêu tả chợ phiên - một nét sinh hoạt văn hóa đậm bản sắc của người vùng cao thì nhà thơ cịn cho thấy tình cảm đẹp đẽ của những người con xứ Tày. Các em đâu chỉ mãi hồn nhiên, vô tư mà khi lớn hơn một chút, các em cịn biết rung động trước những tình cảm đầu đời:
Sáng nay phiên chợ cuối Lưng giắt chiếc ô xinh Tay cầm một chiếc khăn Xuống phố đơng tìm bạn Lá rơi đầy lưng núi Cưỡi ngựa vượt rừng mơ Kêu vang vang tiếng vó Nắng vàng rải lưa thưa Nghĩ gặp người dưới chợ Lòng muốn đến thật mau Chiếc khăn bay trên ngực Thêu cánh hoa rừng sâu
(Phiên chợ cuối)
Bài thơ mang đến một không gian tươi đẹp đậm bản sắc dân tộc Tày với “lá
rơi đầy lưng núi”, “nắng rải vàng lưa thưa” và tiếng vó ngựa vang vang vượt rừng
mơ. Nổi bật trên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của vùng cao là hình ảnh em bé Tày xinh xắn, lòng bâng khuâng nhiều cảm xúc vừa vui mừng vừa hồi hộp “xuống phố
đơng tìm bạn” lại nơn nao “lịng muốn đến thật mau” để tìm thấy bạn, gặp được
bạn ở chợ phiên. Chiếc khăn thêu hình cánh hoa rừng là một hình ảnh đặc biệt thi vị. Với người Tày, khăn thêu tượng trưng cho sự chăm chỉ, khéo léo của các cô gái. Khi cô gái tặng khăn thêu cho một chàng trai thì đó là tín vật tình u tượng trưng cho lịng thủy chung, son sắt. Một bài thơ viết cho thiếu nhi lại là một bức tranh tình tứ với những chi tiết lãng mạn về tình u lứa đơi, phải chăng nhà thơ ngầm biểu đạt rằng suối nguồn của sự sống, dịng sữa ni lớn tâm hồn trẻ thơ chính là tình u. Thế hệ ơng bà, cha mẹ, anh chị đi trước đã yêu nhau rồi xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái. Năm tháng qua đi, những đứa trẻ thơ ngày ấy lớn khôn lên lại nối tiếp tình yêu đẹp đẽ của thế hệ đi trước ca bài ca bất tận về truyền thống văn hóa của quê hương dân tộc.
Như vậy, ở phương diện ngôn ngữ trong thơ viết cho thiếu nhi, Dương Thuấn đã vận dụng tối đa ngôn ngữ mang sắc thái dân tộc Tày để gieo vào lòng thiếu nhi miền núi tình u gắn bó với q hương, ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc đồng thời thông qua ngôn ngữ thi ca giàu bản sắc dân tộc, Dương Thuấn đã mang đến cho độc giả bốn phương ấn tượng gần gũi và thiện cảm về cuộc sống con người vùng cao và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc thiểu số.