3.5. Chất liệu dân gian được khai thác hiệu quả
3.5.1. Hình thức phỏng theo cốt truyện, câu nói dân gian
Những câu chuyện dân gian luôn mang đến sức hút kì lạ đối với tuổi thơ bằng màu sắc huyền thoại, giàu chất liệu cổ tích. Dương Thuấn đã dựa trên cốt truyện của những câu chuyện vốn quen thuộc với các em thiếu nhi, được các em yêu thích để viết lên những lời thơ hấp dẫn, thú vị và đầy sáng tạo như: Cóc thắng
trời, Sự tích hồ Ba Bể… Cùng với đó là sự định hướng tính cách, định hướng cho
các em biết thêm được cái nào là các điều hay thế nào là điều dở hay, thiệc ác hay đơn giản là sự gợi mở thêm kiến thức cuộc sống thơng qua các tích dân gian. Từ một câu chuyện dân gian của người dân tộc thiểu số vùng Việt Bắc, Sự tích hồ Ba
Bể vào thơ Dương Thuấn thành một câu chuyện tình lãng mạn: Một sớm trên Ba Bể
Có một nàng áo xanh Theo mặt trời lên núi Nàng đi nhanh rất nhanh Một chiều trên Ba Bể Có một chàng thợ săn Ngó trên rừng lá rụng Ngơ ngác ngắm bóng mình
…
Thuyền lạ về bến lạ Kể mãi một chuyện tình Xưa nàng tiên đứng khóc Thành một hồ nước xinh
Những môtip dân gian trong thơ Dương Thuấn tạo cho trẻ con một niềm
hứng khởi, say mê đặc biệt. Đó là câu chuyện gợi nhớ về truyền thuyết Thánh
Gióng trong bài thơ Chẳng bằng về ông: Ở thành phố Cưỡi ngựa gỗ Quay một chỗ Ngựa chẳng hí Chẳng nghe tiếng vó Chẳng bằng về ơng Cưỡi ngựa Đạp mây Bay
Tàn sao rơi như lửa
Qua bài thơ, từ một món đồ chơi giản đơn là ngựa gỗ bao đứa trẻ thơ đều có thể sở hữu, trị chơi dân gian dễ chơi lại là chất dẫn khiến các em nhớ về gia đình, những kỉ niệm về ơng bà thân thương. Hơn nữa, qua bài thơ, người đọc cũng thấy được ước mơ và trí tưởng tượng phong phú của trẻ. Các em ước mình cũng như cậu bé Thánh Gióng, ăn ba nong cà, bảy nong cơm, lớn nhanh như thổi để giúp ích cho đất nước. Điều này thể hiện một tấm lòng yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc trong mỗi đứa trẻ thơ mà gia đình chính là tế bào gốc để ni lớn tình u Tổ quốc mỗi khi trẻ nhớ về.
Bài thơ Cái kiềng giàu màu sắc huyền thoại, giàu chất liệu cổ tích khi nó gợi
nhớ đến Sự tích ơng Táo của dân gian. Bài thơ này không chỉ phản ánh trí tưởng
sống an nhàn, ấm no. Câu thơ đưa các em đến gần hơn với thế giới thần tiên kì ảo, cũng là đến gần hơn thế giới tâm hồn cộng đồng. Các em hiểu nhiều hơn những tâm tư, tình cảm của con người quê hương và cả những nếp sống cao đẹp được truyền tụng từ bao đời:
Cái kiềng bằng sắt
Giữa bếp vng vững chắc Vì sao kiềng có ba chân
Câu chuyện ông đầu rau vẫn thế Tỏa hơi ấm sang lời kể buồn sầu…
Người Tày có một kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ hết sức phong phú đa dạng, có tính chất triết lý và giáo dục rất cao. Nó phản ánh nhiều phương diện đời sống sinh hoạt và lao động của người miền núi. Ca dao, tục ngữ tài có sắc thái đa dạng mn hình mn vẻ, hàm súc mà thâm sâu là kho tàng kiến thức vô giá, là niềm tự hào của dân tộc. Ca dao, tục ngữ chính là thơng điệp của lớp người đi trước để lại cho con cháu thế hệ sau. Nó được sản sinh ra trong thực tiễn cuộc sống và quay trở lại phục vụ chính cuộc sống đó đồng thời thể hiện nghệ thuật sống phong phú tập quán tín ngưỡng của một cộng đồng người. Ca dao là bầu tâm tình, tục ngữ là cái túi khôn của người dân tộc, đời sống tinh thần càng phong phú, ca dao tục ngữ càng nhiều, càng giàu đẹp.
Việc vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ dân gian đã làm thơ Dương Thuấn trở nên hàm súc, vừa dễ hiểu vừa thâm thúy sâu sắc, vừa hiện đại mà cũng rất cổ điển, vừa thể hiện rõ bản sắc dân tộc Tày trong thơ Dương Thuấn. Dương Thuấn mến yêu và tự hào về kho tàng ca dao tục ngữ giàu đẹp của dân tộc mình, ơng biến chúng trở thành chất liệu và nguồn cảm hứng vô tận trong các sáng tác thơ ca. Dương Thuấn tin ở sức mạnh vun đắp và cải biến tâm hồn con người của những câu ca dao, tục ngữ.
Người Tày có tinh thần đồn kết cao, họ coi con người là bình đẳng, khơng
phân biệt, khơng miệt thì cao thấp, sang hèn: “Ca đăm cáp ca đảng củng ca/ Khẩu
rẩy cáp khẩu nà củng khẩu” (Quạ đen và quạ khoang cũng đều là quạ/ Gạo rẫy với gạo ruộng cũng đều là gạo). Câu tục ngữ này có nghĩa là đều cùng một giống loài,
đã là người, là đồng bào với nhau, sao phải phân biệt khinh khi. Và cũng mượn tích
từ chính câu tục ngữ này Dương Thuấn viết nên bài thơ Quạ đen quạ khoang rất
hóm hỉnh mà sâu sắc. Dương Thuấn mượn vế trước của câu tục ngữ này miêu tả hai con quạ với những nét đặc trưng của nó với bộ lơng đen, xấu xí. Hai con quạ đều có vẻ ngồi khơng đẹp đẽ và cũng thốt lên những lời không đẹp đẽ. Chúng soi mói nhìn nhau, dè bỉu, chê nhau:
Quạ đen chê quạ khoang rằng: Khoang! Quạ khoang chê quạ đen rằng: Đen
Gà gô nghe được cười lên: Đồ nhà quạ! Đồ nhà quạ! Đồ mỏ cong queo chê anh chê em…
(Quạ đen quạ khoang)
Bài thơ của Dương Thuấn kết thúc nhân văn hơn khi hai câu sau đưa ra một bài học vô cùng sâu sắc. Nếu cùng là đồng loại mà khơng biết đồn kết u thương nhau thì người ngồi nhìn vào họ sẽ chê cười, thậm chí là có cơ hội chia rẽ. Và con người xấu xí khơng phải do dáng vẻ bên ngồi quyết định mà chính do sự phân biệt đối xử, khinh khi mới làm cho con người ta trở nên xấu đi trong mắt nhau. Chúng ta thấy điều thú vị ở đây là nhà thơ đã mang đến một bài học nhẹ nhàng mà vẫn giữ tiếng cười hóm hỉnh, thú vị cho trẻ. Đó là người với người ai cũng có khuyết điểm cả, mình khơng nên chỉ thấy cái xấu của nhau mà chê bai. Người với người phải biết yêu thương nhau, biết nói những lời hay ý đẹp để xây dựng nhau trở nên tốt hơn.
Bài thơ Quạ đen quạ khoang của Dương Thuấn mang dáng dấp quen thuộc của
những câu ca dao, thành ngữ của người Kinh như: “Chó chê mèo lắm lơng” (Thành
ngữ) hoặc “Chuột chù chê khỉ rằng hôi/ Khỉ mới trả lời: “Cả họ mày thơm!” (Ca
dao). Vì thế, thơ thiếu nhi của Dương Thuấn trở nên gần gũi với mọi độc giả vùng miền.
Nói đến tình đồn kết, giúp đỡ, chia sẻ với nhau trong một cộng đồng, bài thơ Mười anh em giúp chúng ta liên tưởng tới câu tục ngữ: “Một con ngựa đau cả
tàu bỏ cỏ”. Dương Thuấn rất tài tình khi muốn nhắc nhở các em một bài học ý
nghĩa về cuộc sống, tình cảm gia đình:
Đêm ngày giúp nhau làm việc Một người bị đau
Chín người buồn khổ Mười anh em mồ cơi
Mỗi người một viên ngói che đầu
Quấn quýt bên nhau, suốt đời thương nhau Mười anh em mồ cơi
Việc nhỏ việc to chẳng gì khơng làm được Mười anh em ấy là mười ngón tay…
Dương Thuấn dắt các em vào đi vào thế giới của những câu chuyện dân gian bằng thơ. Đây là một trong những yếu tố làm giàu vốn văn hóa của các em và quan trọng hơn là kéo các em về gần với văn hóa dân tộc.
Phong vị dân gian kết hợp với chất hiện đại đã làm nên tính tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc cho các sáng tác của ông. Thơ viết cho thiếu nhi Dương Thuấn như chiếc nôi nuôi dưỡng tâm hồn, dẫn dắt các em vào mối quan hệ với thiên nhiên, với con người, kết nối giữa truyền thống và hiện đại.