Thế giới cây, hoa, quả – Món quà cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của dương thuấn (Trang 49 - 59)

2.1. Hình ảnh vùng đất xứ Mây Khu vườn thiếu nhi mang linh hồn quê

2.1.2. Thế giới cây, hoa, quả – Món quà cho trẻ

Như một người dẫn đường tận tụy, tác giả mời gọi các em vào khu vuờn thiếu nhi đầy hấp dẫn, lí thú. Khu vuờn ấy như là một thế giới thu nhỏ của quê hương vùng cao trong cái nhìn hồn nhiên, trong sáng - “cái nhìn của câu bé Dương Thuấn

lần đầu chớp mắt nhận ra hình thù màu sắc của mọi vật xung quanh” (Chu Văn

Sơn, 2010).

Đầu tiên, Dương Thuấn đã điểm tô màu sắc lên khu vườn thiếu nhi bằng những loài hoa của núi rừng khiến khu vườn trở nên lộng lẫy, rực rỡ: hoa đào, hoa mơ, hoa ban, hoa lê, hoa cải vàng, hoa cà phê… Những sắc hoa ấy lại biến đổi qua từng mùa, mỗi mùa lại có một vẻ đẹp rất riêng, rất khác biệt làm ngất ngây lịng con trẻ, đẹp nhất là các lồi hoa nở vào mùa xuân: “Hoa đào nở thắm rồi/ Rừng hoa ban

nở trắng/ Dậy ra núi cùng chơi/ Mùa xuân đã đến rồi” (Bài ca mùa xuân).

Nếu hoa mai vàng là biểu tượng cho mùa xuân ở phương Nam thì hoa đào, hoa ban...là “sứ giả” cho mùa xuân của vùng cao, vậy nên khi thấy màu hồng thắm của hoa đào, màu trắng tinh khôi của hoa ban là thiếu nhi miền núi biết mùa xuân đã về với bản làng. Trong cảm nhận tinh tế nhạy cảm của trẻ thơ miền núi, tháng ba đến mùa xuân về như một bạn thiên thần nhỏ tinh nghịch có phép màu làm được những điều kỳ diệu. Bước chân của tháng ba đi đến đâu là đánh thức, thổi bùng lên sức sống của hoa lá, vạn vật đến đấy và mang đến cho thiếu nhi niềm vui, tiếng cười vui rộn rã: “Tháng ba đến/ Hoa đậu đỏ ngọn vông/ Tháng ba đi/ Bướm vàng trắng

Các lồi hoa miền sơn cước như khốc lên mình một chiếc áo mới, đó là một bộ xiêm y lộng lẫy với dáng vẻ đầy hân hoan, háo hức tham dự vào ngày hội mùa

xuân: “Sáng nay mùa xuân đã đến/ Cây đào trổ nụ đơm hoa” (Xuân đến), “Xuân

đã về/ Hoa cà phê nở trắng” (Buôn em mùa xuân), “Sáng xuân trong mát/ Ngắm

hoa đào đỏ/ Ngắm hoa cải vàng” (Lên nương), “Mùa xuân lên Việt Bắc/ Bạn sẽ

gặp hoa lê/ Trắng đầy ắp lòng thung” (Hoa lê Việt Bắc). Hoa đào thì hồng thắm

như những ngọn lửa nhỏ thắp trên cây bên cạnh những ngôi nhà sàn tạo ấn tượng ấm áp. Hoa lê khốc lên mình chiếc áo trắng tinh khơi dạo khắp triền thung. Hoa cải vàng rực, hoa cà phê trắng muốt,... mỗi loài mỗi vẻ. Các loài hoa cùng đua chen nhau nở, rực rỡ sắc màu dệt thành tấm vải thổ cẩm khổng lồ trải qua khu vườn thiếu nhi.

Khu vườn thiếu nhi với các loài hoa của Dương Thuấn đã mang đến cho thiếu nhi miền núi những liên tưởng bất ngờ đầy thú vị về những loài hoa này cũng như mùa xuân ở Việt Bắc. Trong trí tưởng tượng ngộ nghĩnh của trẻ thơ, những bơng hoa mơ như những chiếc cúc áo khơng thể thiếu góp phần hồn thiện trên tấm vải thổ cẩm cũng là bộ xiêm y lộng lẫy hấp dẫn của mùa xuân: “Bông nở thành chiếc

khuy/ Cài áo mây trắng xóa” (Theo mùa xuân đi). Hoa lê nở rộ vào mùa xuân tựa

như một đàn bướm trắng, lại vừa giống như những bông tuyết rơi giữa ngày xuân:

“Một đàn bướm trắng/ Đến đậu ở quanh nhà/ Sáng dậy ra nhìn thấy/ Ơi một trời tuyết sa” (Hoa lê). Cịn hoa chít lại trở thành một trị chơi mang đến niềm vui nho

nhỏ của trẻ em miền núi vào ngày xuân:

Tháng ba Hoa chít nở

Trẻ con hái đem về

Thắt những quả nút to như quả trứng gà Buổi tối cắm ở đầu sàn

(Mùa hoa chít nở)

Những lồi hoa mang nét đẹp giản dị, đơn sơ của núi rừng đã tạo nên một hương sắc rất riêng cho mùa xuân của thiếu nhi vùng cao.

Nếu các loài hoa làm chủ mùa xn thì sang mùa hạ, thu, đơng, các nàng hoa phải nhường chỗ cho các lồi cây như măng, trúc, chồi lá... vì thời tiết khắc nghiệt ở miền núi. Nhớ về mùa hè là nhớ đến sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên miền núi với những cơn mưa rừng xối xả, những cơn lũ đầù mùa bất chợt ập về, khí trời oi nồng nóng bức: “Ơng trời thở phì/ Bay từng phoi lửa/ Ơng sấm ra cửa/ Tập súng

trên cao” (Tháng sáu). Vậy mà trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên: “Có đêm nào mưa rơi/ Trời oi nồng ngộp thở”, măng trúc, nấm đất vươn mình đội đất mọc lên:

“Măng vầu cởi áo/ Mở lá cánh ve/ Nhú ra mùa hè” (Vào hè), “Kìn kìn đồn kiến

đen/ Nấm đội đất mọc lên” (Đêm nấm đất). Măng trúc khơng chỉ là một món ăn

trong những ngày mưa lũ của thiếu nhi miền núi: “Con gái đeo gùi hái măng/ Con

trai ăn quả trả hạt cho rừng” (Tháng sáu) mà còn là một bài thuốc dân gian hữu

hiệu giúp đồng bào miền núi chữa những vết thương do côn trùng cắn: “Han ăn

vàng lá úa/ Đốt mẩn hai bàn tay/ Đau quá về ngâm nước măng chua” (Tháng bảy).

Thế giới thực vật trong thơ Dương Thuấn đem lại cho thiếu nhi miền núi biết bao điều lí thú. Các em khơng chỉ được tận hưởng khơng khí trong lành và cảnh đẹp núi rừng mà núi rừng còn tặng cho các em nguồn sống lâu bền, đem đến lương thực, thực phẩm cho cuộc sống còn nhiều thiếu thốn ở vùng cao.

Sang thu, cảnh sắc hoa lá đẹp hơn, trong sáng, vui tươi hơn dưới ánh nhìn trong veo của thiếu nhi miền núi. Khác hẳn với quan niệm mùa thu trong thi ca cổ thường gắn với nỗi buồn, cơ đơn, ảm đạm, đìu hiu, mùa thu của các em thiếu nhi dân tộc lại tràn trề niềm vui, sự háo hức vì đây là mùa thu tựu trường, các vui niềm

vui được đến với con chữ, mở mang tri thức: “Đêm qua trời hiu hiu gió/ Sớm ra

lành lạnh vai người/ Cuối thu sắc xanh như lá/ Một năm học mới đến rồi” (Cô giáo

bản). Sắc xanh của cây cối cũng giống như các em thiếu nhi miền núi là những búp xanh non trên cành đầy tương lai, nhiều hứa hẹn cho ngày mai. Trẻ em bao giờ cũng trong sáng, hồn nhiên và tinh nghịch. Trong bất kì hồn cảnh nào thì bản chất đó khơng thay đổi. Dù cuộc sống vùng cao điều kiệu còn nhiều thiếu thốn, Dương Thuấn viết về các em vẫn là sự hồn nhiên, sự vươn lên, biết biến đau thương thành hành động, luôn tin và ngày mai tươi sáng, vẫn hồi hộp xem một chồi non nấp trong gốc cây giữa mùa đông giá rét:

Suốt mùa đông lạnh giá Chồi nấp trong nách cây Tìm khắp nơi chẳng thấy Gió bấc về chẳng hay Sớm nay mùa xuân đến Nghe mưa lay nhè nhẹ Chồi non bừng mở mắt Rồi nạy vỏ chui ra

(Chồi)

Mùa đông thật sự là một mùa được mong đợi trong cái nhìn của trẻ thơ vùng cao. Này đây một mầm non mới nhú, một chồi nhỏ nảy xanh chờ xuân hy vọng đồng nghĩa với niềm hy vọng của một người biết tin vào ngày mai tương lai tươi sáng. Và khi những tia nắng ấm áp đầu tiên báo hiệu mùa xuân về, chồi bỗng khỏe khoắn vươn mình trước sự ngỡ ngàng của thế giới tự nhiên kì diệu.

Thế giới thực vật trong khu vườn thiếu nhi của Dương Thuấn mang lại sự phát hiện mới mẻ đầy sức sống đậm dấu ấn phong vị vùng cao dưới góc nhìn của trẻ thơ, mùa nào thức ấy vào mỗi mùa đều có những thức riêng biệt. Cây, hoa, quả vào các mùa hè, thu, đơng tuy ít ỏi nhưng đều báo hiệu một mùa no ấm cho đồng bào miền núi. Đằng sau vườn cây bốn mùa là tấm lòng yêu mến thiếu nhi của nhà thơ. Với Dương Thuấn, trẻ em như hoa, như chồi non tươi xanh, qua bốn mùa cây non rồi đây sẽ trưởng thành có màu sắc hương vị riêng không khuất phục trước thời tiết khắc nghiệt mà vẫn có nét độc đáo cho riêng mình. Hình ảnh khơng chỉ phán ánh thực tế thiên nhiên qua cái nhìn trẻ thơ mà Dương Thuấn còn cho thấy sức sống mãnh liệt nghị lực của đồng bào miền núi nói chung đặc biệt là thiếu nhi miền núi. Điều này thể hiện một niềm tin yêu hi vọng và lớp măng non và thế hệ thiếu nhi ở quê hương Bắc Kạn của Dương Thuấn.

Cùng với bốn mùa, thế giới cây, hoa, quả trong khu vườn thiếu nhi của Dương Thuấn cịn được ví như là một cuốn tự điển bằng thơ với nhiều loại phong phú, đa dạng mang đến nhiều bài học bổ ích cho thiếu nhi. Nếu ai đã từng bước đến khu vườn thiếu nhi của Phạm Hổ, Võ Quảng, Xuân Quỳnh, Trần Đăng Khoa sẽ thấy

được những thức cây quả quen thuộc thường thấy trong cuộc sống của các em thiếu nhi vùng đồng bằng như dừa, dứa, mít, na, bưởi, me… Riêng vườn thơ dành cho thiếu nhi của Dương Thuấn, ông đã dành rất nhiều tâm sức vun trồng bao nhiêu là loài cây đặc biệt chỉ riêng miền núi mới có như cây sui, cây tre, hạt dẻ, bồ khai, núc nác, chuối rừng… Lạc vào khu vườn thiếu nhi của bác Thuấn là sẽ lạc vào một thế giới cây, hoa, quả không chỉ chân thực, sinh động mà cịn hấp dẫn bởi mỗi lồi cây, hoa, quả đều có những đặc điểm riêng biệt về thân mình duyên dáng, màu sắc độc đáo, hương vị quyến rũ. Đây là hình dáng các lồi dây leo như bồ khai, gắm trong

khu vườn thiếu nhi: “Dây bị vương khắp/ Bóng trải rừng dày/ Khi mùa xuân tới/

Búp dài tươi xanh” (Bồ khai), “Một sợi dây leo/ Trăm quả treo trên cây cao vút”

(Gắm), lại có những lồi thân cây mọc thẳng, quả treo tận trên cành cao như núc nác: “Treo tít trên ngọn/ To bằng bàn tay/ Dài như lưỡi mác” (Núc nác). Thế giới thiên nhiên ấy không chỉ bát ngát cây hoa lá mà cịn là những chùm quả ngọt chín mọng, mỗi lồi cây cho ra mỗi loại quả hạt khác nhau, cả khi quả chín cũng đều có màu sắc, hương vị riêng biệt. Nếu như quả bứa “Cịn xanh chua chát/ Khi ngọt chín

vàng” (Bứa) thì quả mơ khi chín cũng vẫn chua chát: “Tên thì rất đẹp/ Ai cũng đều mê/ Quả thì lại chua/ Chẳng ăn ngay được” (Mơ), lại có lồi như cây xổ dù quả

non hay chín thì màu sắc, hình dáng đều khó phân biệt được: “Quả xanh quả chín/

Giống hết như nhau/ Ram rám nâu nâu/ Nạc dày mấy lớp” (Xổ). Có những lồi cây

ra quả kết hạt thành từng chùm như cây dâu da, hạt dẻ nhưng chúng vẫn có vẻ ngồi khác nhau để trẻ con dễ dàng nhận biết. Đây là cây dâu da vào mùa quả chín có màu sắc đỏ như lửa:

Quả sai từ gốc đến ngọn Từng chùm

Từng chùm

Như trẻ nhỏ cõng nhau Khi chín quả đỏ màu như lửa

(Cây dâu da) Cịn hạt dẻ lại mọc thành từng chùm có gai:

Gai nhỏ gai to Thế rồi ngọn gió Đến tách vỏ ra Hạt tròn rơi xuống

(Hạt dẻ)

Khi chúng đứng một mình vốn đã đẹp, chúng lại kết lại thành chùm, thành khóm thì vẻ đẹp đó đã được nâng lên thành vẻ đẹp của sức mạnh tập thể.

Khu vườn thiếu nhi vơ số lồi cây hoa quả, có bao nhiêu cây là có bấy nhiêu hình dạng khác nhau màu sắc khác nhau tạo ra những đặc trưng riêng, đó chính là món quà kỳ diệu mà người mẹ thiên nhiên, tạo hoá đã ban tặng cho các em thiếu nhi vùng cao. Từ những hình ảnh chân thực sinh động này, các em không chỉ được biết thêm nhiều về thế giới thực vật mà cịn thêm u những lồi cây quả gần gũi xung quanh mình. Tất cả đã hội tụ, hịa quyện tạo thành khu vườn muôn màu sắc và độc đáo trong thơ Dương Thuấn viết cho thiếu nhi.

Bước vào thế giới cây, hoa, lá trong thơ Dương Thuấn, ta như lạc vào một thế giới ngọt ngào hương thơm. Dương Thuấn kể về các loại cây quả với sự say mê sâu sắc. Cây nào quả nào cũng được ơng khai thác ở một khía cạnh rất độc đáo khơng chỉ về màu sắc, hình dáng mà còn ở cả hương vị đặc trưng. Quả chuối rừng khi chín sực nức mùi thơm chui cả vào trong giấc ngủ của chú sóc, đánh thức sóc nhỏ tìm đến căn ngun tỏa mùi hương hấp dẫn ấy:

Chuối rừng chín thơm thật thơm

Mùi hương thoang thoảng bay trên triền dốc Chú sóc đang ngủ say liền tỉnh giấc

Nửa đêm lao lên ngọn cây đi tìm

(Chuối rừng)

Cây dâu da sai quả dậy mùi hương ngào ngạt nhờ gió đưa hương thơm quyến rũ đi xa đã mời mọc muôn vật, muôn người: “Hương thơm bay khắp núi cùng khe/

Gọi gió/ Gọi ong mật/ Gọi hươu nai/ Gọi chim/ Gọi người/ Về/ Cây dâu da đều cho quả” (Cây dâu da). Ngồi hương thơm hấp dẫn của quả chín cịn có những loại hạt

thơm/ Ai ai cũng nhớ/ Hạt dẻ quê em” (Hạt dẻ). Hương thơm của hạt lúa gắn liền

với con người ở dải đất hình chữ S. Hương lúa thì bao giờ cũng vậy, đem lại cho người vùng cao cảm giác ấm lòng hứa hẹn những ngày no đủ. Cánh đồng lúa đã làm nên diện mạo nền nông nghiệp nước ta:

Hạt lúa lúc cịn mới đỏ đi Vẻ đẹp ngọc ngà căng mọng vỏ Hương bay ngào ngạt khắp đồng Thơm mùi cốm lại như mùi sữa

(Em có biết về hạt lúa)

Hương lúa thơm ngọt ngào và sâu khắc như thể nó khảm lên từng tế bào phổi. Nghe trong hương lúa vọng lại một tiếng thì thầm nhắc nhở khác: mình là lúa, gốc rễ mình là lúa, dù có đi xa tới ngút chân trời, hương lúa vẫn bên mình, mãi mãi mang theo.

Khu vườn thiếu nhi của Dương Thuấn là sự liệt kê mãi không thôi các loại cây, hoa, quả trong vườn kết hợp với những từ chỉ kích thước, tính chất vừa khái quát vừa nói được đặc trưng của thế giới cây quả. Từ đây không chỉ các em nhỏ khơng chỉ được hịa mình vào vườn cây, hoa, quả ngát hương cùng những trải nghiệm khác nhau của vị giác mà cịn thấy được cuộc sống mn màu xung quanh chúng ta. Các em có được cái nhìn tồn diện hơn về cuộc sống biết trân trọng những gì vốn có của mình.

Ở mỗi loại cây hoa quả, bên cạnh việc cung cấp cho các em những hiểu biết ban đầu về thế giới sự vật xung quanh bằng cách miêu tả những đặc điểm riêng của từng loài cây, Dương Thuấn cịn nhấn mạnh sự hữu ích mà thế giới thực vật mang lại cho cuộc sống của con người, đặc biệt là cuộc sống của người vùng cao. Mỗi loại cây hoa quả đều dâng hương thơm quả ngọt và màu xanh cho cuộc sống. Cây nào cũng q hoa nào cũng đẹp khơng có lồi cây hoa quả nào xấu hay vơ dụng. Thậm chí có những lồi cho ra quả ngỡ như không thể nào ăn được như quả núc nác khơng bao giờ chín, vị đắng nghét hay quả mơ chua thật chua thì nó vẫn có cơng dụng hữu ích cho đồng bào miền núi, miễn là con người biết trân trọng sử dụng.

thành một món ăn ngon nếu biết chế biến: “Đem lên lửa hơ/ Xắt thành miếng nhỏ/

Xào với mẻ chua” nó sẽ trờ thành một món ăn cho gia đình đậm đà hương vị yêu

thương: “Ai cũng khen ngon/ Chẳng cịn đắng nữa” (Núc nác). Cịn có loại quả có

thể chế biến thành một thức uống thơm ngon, lạ miệng: “Đem ướp với đường/

Thành ô mai đẹp/ Thành nước mơ thơm/ Thành rượu mơ ngon” (Mơ). Quả bầu khi

cịn non có thể xào hoặc luộc trở thành một món ăn. Khi quả bầu già, không ăn được nữa nhưng cũng không hề vô dụng mà trở thành một vật dụng hữu ích với người vùng cao. Không cần điêu khắc, đẽo gọt cầu kì, quả bầu khơ được sử dụng

làm bình đựng nước hoặc bình đựng hạt giống: “Quả bầu già đem phơi khô/ Cắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của dương thuấn (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)