2.2. Văn hố truyền thống là nguồn sữa ni dưỡng tâm hồn trẻ thơ
2.2.1. Phong tục tập quán vùng cao
Trong năm, đồng bào dân tộc Tày có nhiều ngày lễ tết, hội hè thể hiện một đời sống tinh thần hết sức phong phú, đa dạng. Nhiều nét đẹp văn hoá và phong tục truyền thống của đồng bào Tày đã đi vào thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn như: Tết Nguyên Đán, Tết tháng Bảy, hội Lồng Tồng, chợ phiên đi kèm theo đó là những phong tục tập quán tốt đẹp như tháng ba đi tảo mộ, tục hát lượn, thổi khèn và những trò chơi dân gian như đánh quay, đánh yến, tung còn...
Mùa xuân khai mạc cho một năm. Một năm bắt đầu bằng ba ngày tết. Cũng giống như người Kinh, tết Nguyên Đán là lễ tết lớn nhất trong năm của người Tày vì sau một năm vất vả tiễn đưa năm cũ đi, Tết là dịp để gia đình họ hàng có dịp gặp gỡ, sum họp bên nhau khi mùa màng đã thu hoạch xong. Bên cạnh niềm vui rộn rã cùng vạn vật đón xuân về, tết Nguyên Đán có ý nghĩa hơn với người vùng cao khi đánh dấu một thời điểm khởi đầu, họ đón năm mới về với biết bao hi vọng. Sau những ngày nghỉ tết, họ lại bắt đầu một vụ mùa mới để kịp với mưa xuân. Tết cũng
là dịp để mọi người trao nhau lời chúc yêu thương trọn vẹn nhất. Chúc tết không phải phong tục riêng của người Tày song những câu chúc của họ lại mang màu sắc riêng biệt. Những câu chúc ngộ nghĩnh theo phong cách rất riêng của người Tày,
vừa giản dị, vừa ngộ nghĩnh lại vừa chân thành thực tế với quan niệm: “Chúc tết
được nhiều người/ Bạn sẽ càng may mắn” (Theo mùa xuân đi). Với thiếu nhi,
những câu chúc đơn giản, đáng yêu của các em sẽ đem đến bầu khơng khí thật tươi vui, ấm áp trong năm mới. Đây cũng là cách để các em biết diễn đạt rõ ràng hơn, hiểu được nhiều lời hay, ý đẹp. Đặc biệt, việc chúc Tết mọi người trong dịp sum vầy Tết đến cũng phản ánh tính cách hồn nhiên, dạn dĩ, tự tin của trẻ nhỏ.
Rồi khi tháng giêng qua đi, tháng ba đến người Tày nhắc nhở nhau dù ở xa đến đâu cũng cố gắng thu xếp về quê cha đất tổ để chăm lo cho mộ phần cho những người thân đã mất. Đây là một tập tục rất nhân văn thể hiện tình cảm uống nước nhớ nguồn từ lâu đã đi vào đời sống của đồng bào dân tộc Tày diễn ra vào mùng ba tháng ba âm lịch hằng năm. Phong tục này của người Tày được nhà thơ Dương Thuấn giới thiệu là tục tảo mộ hay còn gọi là lễ thanh minh: “Tháng ba nhớ/ Người
đi tảo mộ/ Tháng ba về/ Lại nhớ tháng ba quê” (Tháng ba). Những việc làm đã
thành phong tục tốt đẹp của người trong thơn bản trong đó có thiếu nhi. Trong những ngày này, các em thiếu nhi được cùng với cha mẹ, người lớn trong bản làng đi viếng mộ:
Mồng ba tháng ba Xông nước thơm Áo mới đi tảo mộ Trẻ con vác phướn hoa Bày mâm quà bánh lá Bày mâm cá ruộng, thịt gà Thắp lên ngọn đèn, rót nước Đốt tiền giấy cho trẻ con cầu ước Trẻ con ước có nhiều áo hoa…
Hình ảnh trẻ con được “xông nước thơm”, được “mặc áo mới” và thành kính
cúng bái lễ vật cùng lời cầu khẩn tổ tiên phù hộ cho “có nhiều áo hoa” cho thấy
mong ước của thiếu nhi vùng cao về một cuộc sống no ấm, đủ đầy. Qua tục tảo mộ, người Tày đã truyền cho thế hệ cháu con của mình một đời sống tín ngưỡng và giá trị tinh thần cao đẹp. Thiếu nhi nhận thức rõ ràng về một phong tục truyền thống quan trọng và giàu ý nghĩa của dân tộc. Việc tưởng nhớ đến người đã khuất vừa là hành động quay nhớ, biết ơn nguồn cội, vừa cho thấy sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại. Điều này thể hiện một niềm tin thiêng liêng vào tín ngưỡng thờ cúng ơng bà tổ tiên trong tâm thức người Việt.
Quan trọng khơng kém gì tết Ngun Đán, người Tày cũng xem tết rằm tháng Bảy là cái tết lớn, họ thường gọi là tết Slip slí, rồi đến rằm tháng Tám là tết Trung thu - cái tết của thiếu nhi. Trong những ngày đặc biệt này, đọng lại trong tâm trí của trẻ thơ vùng cao chính là dư vị thơm ngon của những món ăn truyền thống như tết Nguyên Đán mổ gà, lễ thanh minh có xơi đen, xơi đỏ: “Tháng ba đùa/ Làm ra xôi
đen xôi đỏ” (Tháng ba), tết tháng Bảy thịt vịt: “Ai cũng nhớ ngày rằm/ Thịt vịt, làm bánh gai cúng tổ/ Trẻ con một ngày kiêng không hái quả” (Tháng bảy), tết Trung
thu có xơi đài hái: “Trung Thu mẹ đồ xôi đài hái/ Nếp nương vừa dẻo vừa ngon/
Người xa quê sẽ còn nhớ mãi/ Đài hái lắc theo tỏa mùi thơm” (Xơi đài hái). Những
món ăn truyền thống khiến trẻ thơ nhớ mãi hương vị chẳng phải làm từ gia vị quý hiếm cũng chẳng phải được chế biến từ sơn hào hải vị mà chỉ đơn giản là những sản vật của bản làng, quê hương. Hương vị độc đáo và thơm ngon của các món ăn khơng phải đến từ bí quyết gia truyền nào mà đến từ những tình cảm sâu thẳm của tuổi thơ đã từng được thưởng thức những món ăn do bà, do mẹ nấu nướng. Như vậy, những món ăn truyền thống là nguồn dinh dưỡng lành sạch nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ và hương vị của quê hương sẽ theo các em trên suốt đường đời. Dẫu có là người trưởng thành, có xa q hương thì những món ăn đong đầy vị q hương mang niềm thương nhớ sẽ dẫn lối cho những đứa con của núi trở về để tìm lại những kí ức và hương vị một thời.
Trong những trang thơ thiếu nhi, bên cạnh những ngày lễ tết, Dương Thuấn còn mang đến cho người đọc biết thêm những ngày hội gắn với những phong tục
đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày. Nếu như người Việt có hội Gióng, hội Lim thì người Tày có hội Lồng Tồng, hội đâm trâu. Những ngày hội này thường tổ chức vào đầu năm để cầu mong mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt. Những ngày hội đã mang đến cho các em thiếu nhi vùng cao một niềm vui háo hức, đợi trông mỗi dịp xuân về tết đến:
Sáng nay xuân đến rồi Hoa đỏ bừng vách núi Tiếng khèn bay đến hỏi - Bạn cùng đi chơi xuân?
Cầm chiếc ô múa quanh Em chỉ cười khơng nói Ai đi hội lồng tồng Thì tiếng khèn đến gọi
(Tiếng khèn)
Hội hè thường diễn ra với những trò chơi dân gian độc đáo, vui nhộn. Trò chơi dân gian của thiếu nhi vùng cao trong ngày hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày được Dương Thuấn thể hiện trong thơ hết sức tưng bừng và náo nhiệt. Đó là những trị chơi vơ cùng bổ ích và lí thú như: tung cịn, đánh yến, bắn nỏ, lày cỏ, đánh quay… Ở đó các em được hịa mình vào các trị chơi và có điều kiện phát huy hết trí tuệ của mình, phù hợp với tính cách tinh nghịch và hiếu động của trẻ thơ:
Tết đến rồi! Mùa xuân! Nhiều trò chơi vui quá Đám chơi bịt mắt bắt dê Đám thì chơi đánh yến Đám cùng thi bắn nỏ Đám ngồi chơi lày cỏ Đám thì chơi đánh quay Người lên thì xuống núi
Hịa cùng khơng gian rộng lớn của đại ngàn Việt Bắc, thiếu nhi được làm chủ thế giới của mình khi tự nghĩ ra những trị vui và luật chơi. Có thể thấy những trò chơi của các em thường rất đơn giản, gắn liền với những cái sẵn có của thiên nhiên, đơi khi đó chỉ là những món đồ chơi các em tự làm, không phải tốn quá nhiều tiền mới mua được như trái còn làm bằng những tua vải nhiều màu, như chiếc yến làm
từ những cái lông gà: “Năm cái lông gà/ Làm thành chiếc yến/ Hai người đứng
chơi/ Bao người đứng đếm” (Đánh yến). Những trị chơi dân gian giản đơn đó lại
mang đến cho thiếu nhi vùng cao biết bao nhiêu điều bổ ích, lí thú. Qua những trị chơi, các em rèn luyện cho mình trí thơng minh, sự nhanh nhạy, khéo léo, cẩn thận. Từ lúc bắt đầu đến cả khi kết thúc, trò chơi mang lại biết bao nhiêu tiếng cười đùa, niềm vui bất tận và đọng lại trong các em những cảm xúc mênh mang mà khơng
vàng bạc nào có thể mua được: “Sân bản đông đúc/ Rộn vang tiếng cười” (Đánh
yến), “Niềm vui tràn đầy/ Tiếng cười vang bên suối” (Tung còn)
Những trò chơi dân gian trong thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn còn đem đến một mĩ cảm sâu sắc cho trẻ thơ. Những trái còn nhỏ xinh với những tua vải rực rỡ sắc màu bay đi bay lại giữa không trung một cách nhịp nhàng theo sự phối
hợp tung hứng ăn ý của người chơi: “Giữa tầng không/ Bay đi/ Bay lại/ Quả còn
nhiều tua/ Vàng/ Đỏ/ Xanh…” (Tung còn). Đường bay của những chiếc yến tựa như
những cánh chim ngũ sắc chao liệng trên bầu trời. Đó là một nét vẽ uyển chuyển một đường cong thanh mảnh mà chỉ người chơi thuần thục, khéo léo mới có thể vẽ ra được: “Giơ tay cùng đánh/ Bay mãi trên không/ Ngửa đầu khéo léo/ Lượn đường
yến cong” (Đánh yến). Dưới cái nhìn của thiếu nhi, những trò chơi quen thuộc ấy
mang đến những liên tưởng độc đáo, những rung cảm khác nhau trong suy nghĩ và cảm xúc của trẻ thơ:
Con quay trong cổ tích Quay…
Lệch bầu trời
Tiếng cười nghiêng ngả Con quay trong tay em Quay…
Người tụm đông như lá Niềm vui đầy hai tay
(Con quay)
Với trẻ thơ, cịn gì sung sướng hơn khi được sống hồn nhiên, vui tươi đúng lứa tuổi của mình cùng những trị chơi gần gũi, quen thuộc bên bạn bè. Cùng với các trò chơi dân gian, thiếu nhi vùng cao lớn lên hàng ngày, đọng trong kí ức tuổi thơ, những giây phút đó là những ngày tháng bình n nhất đẹp nhất nó sẽ đi theo các em trong suốt quãng đường đời. Những trò chơi truyền thống thể hiện trong thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn giản đơn, bình dị, gần gụi như hàng ngàn năm rồi vẫn vậy, không vụ lợi, chơi chỉ để vui, thật vô tư, nhân ái và cũng đầy thi vị nhưng khơng phải nơi đâu cũng tìm thấy. Những trị chơi truyền thống ấy mãi không đổi và mãi mãi là trò chơi đầy hứng thú thú của tuổi thơ. Tham gia trò chơi là các em hòa vào đời sống sinh hoạt tập thể của cộng đồng, bản làng. Điều đó có cùng ý nghĩa mang các em đến gần hơn, gắn bó hơn với văn hóa truyền thống của quê hương mình.
Cứ mỗi độ xuân về, góp phần tạo nên màu sắc riêng cho khơng khí lễ hội ở vùng cao cịn có những điệu hát dân ca ngọt ngào làm say đắm lịng người. Đó là những điệu lượn, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn, âm thanh đàn tính… đặc trưng của dân tộc. Giai điệu quê hương ấy ngân vang mãi trong lịng trẻ thơ, khắc sâu kí ức đẹp đẽ trong tâm trí của trẻ thơ về lễ hội: “Sáng nay mùa xuân đã đến/ Cây đào trổ
nụ, đơm hoa/ Trắng xinh một câu hát lượn/ Bay bổng trên nóc mái nhà” (Xuân đến)
Lượn là một loại hình nghệ thuật dân ca sinh hoạt của người Tày. Lượn có chính là lượn cọi và lượn slương. Bản chất của hát lượn là sự phác họa thế giới thực tại và tinh thần của người Tày chứ không hẳn là biểu diễn vì vậy nội dung của nó rất phong phú, từ những chuyện cho trẻ thơ, hát giao duyên, có khi gắn liền với các cuộc sống đời thường như mừng ruộng đồng, mừng nhà cửa cây cối, đi chợ, đi học đều được đề cập tới. Trong thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn, hát lượn gần gũi, đời thường như hơi thở của các em. Các em ngâm nga hát lượn trên đường đi học để tạm quên đi nỗi sợ hãi vì con đường đến trường vất vả, khó khăn: “Vắng quá
cao” (Tháng chạp). Mặt khác, trong cảm nhận của trẻ, tiếng lượn mãi là khúc ca cao
nguyên đẹp đẽ, được trân trọng ngợi ca. Đó là một trong những biểu hiện nhận thức cần thiết, thiêng liêng của dân tộc mình. Tiếng hát lượn trở thành khúc ru của núi rừng xứ sở, là điệu hát tâm hồn của người Tày ngàn đời đã kết tinh:
Tiếng lượn xinh trắng ngần Ngọt hơn ngàn tiếng chim Không bắt được bỏ túi Không cầm được để xem Người nào yêu tiếng lượn Tiếng lượn sẽ đến tìm.
(Tiếng lượn)
Nói đến hội hè khơng thể khơng nhắc đến những buổi chợ phiên là một “đặc
sản” ở vùng cao. Ở thành thị đâu đâu cũng có chợ và chợ họp thường nhật mỗi
ngày nên việc mua sắm đối với người thành thị rất đơn giản, thuận tiện, chỉ cần bước vài bước chân là có thể đến chợ, siêu thị hoặc bất cứ cửa hàng tiện lợi nào để mua một món đồ. Khác thành thị, địa hình miền núi hiểm trở, giao thơng khó khăn, chợ phiên ở vùng cao chỉ họp định kì hai ba lần trong tháng. Đơng đúc nhất, nhiều hàng hóa nhất và vui nhất là phiên chợ tết vì vào những ngày đặc biệt này, ai ai cũng có nhu cầu mua sắm và trao đổi rất nhiều loại sản phẩm hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng mấy ngày đầu năm mới. Chợ phiên của người Tày đặc biệt vì đây khơng chỉ là nơi trao đổi mua bán mà cịn là nơi định kì diễn ra các hoạt động văn hóa mang tính diễn xướng dân gian của đồng bào dân tộc thiếu số miền núi. Người vùng cao xem việc tham gia chợ phiên là dịp để họ có thể gặp gỡ, giao lưu bè bạn. Nhà ai cũng có người đi chợ và đều cho trẻ con đi theo vì vậy khơng khí vui vẻ, nhộn nhịp chẳng khác gì đi trẩy hội. Với thiếu nhi miền núi, chợ phiên là một thế giới rực rỡ màu sắc, nhộn nhịp khác biệt với nếp sống vốn dĩ yên ả, bình lặng thường ngày của đồng bào dân tộc thiểu số. Niềm vui sướng trong những lần đi chợ phiên ấy là thỏa thích và khó lịng tả nổi khi khơng chỉ được ngắm nhìn cảnh mua bán tấp nập với bao nhiêu là thức quà lạ mắt, những món hàng ngộ nghĩnh, được chơi chợ… mà các
em chắc chắn sẽ được người thân mua cho quần áo mới, quà bánh, đồ chơi và nhiều thứ khác nữa:
Mặc áo chàm mới Đi đôi hài xinh Lưng đeo chiếc nỏ Chân bước nhanh nhanh Đi xuống chợ đông Chợ bán nhiều ngựa Con hồng con nâu Con vàng con đốm
(Xuống chợ)
Theo bước chân của thiếu nhi vùng cao để đến các chợ phiên, nhà thơ đã cho thấy trẻ thơ dù sống ở đâu, giàu hay nghèo thì bản chất của trẻ vốn dĩ vẫn luôn hồn nhiên, luôn vui vẻ và hạnh phúc hơn bất kì ai. Đơi khi chỉ cần được dạo xem chợ thơi là trẻ đã có trọn một ngày vui. Niềm vui khơn cùng của trẻ khi cùng người thân đi chợ phiên ánh lên trong đôi mắt, trong từng bước chạy nhảy tung tăng, trên nét môi và tiếng cười rộn vang.
2.2.2. Khúc hát chan hồ tình yêu thương
Kỉ niệm về khoảng trời tuổi thơ êm đềm, ngọt ngào của chính nhà thơ - người con xứ Tày trở thành nguồn cảm hứng bất tận để Dương Thuấn cất cao khúc hát chan hịa tình u gia đình, làng bản. Đó là hình ảnh thiếu nhi miền núi gắn với những câu chuyện bình dị trong cuộc sống hằng ngày, tình cảm gia đình đầm ấm, thầy cơ bạn bè thân thương, gắn bó với những đồ vật quen thuộc…
Tình cảm gia đình là một đề tài ln được các nhà thơ viết cho thiếu nhi khai thác bởi lẽ trên đời này, tình cảm gia đình ln là tình cảm thiêng liêng, lớn lao và dạt dào nhất. Tình thân cũng là điều đầu tiên mà trẻ nhỏ có thể cảm nhận được một cách rõ ràng, sâu sắc. Cùng viết thơ cho thiếu nhi nhưng ở nội dung quen thuộc này,