Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh thẻ của

Một phần của tài liệu 0950 nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 39)

1.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1.4.3. Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh thẻ của

của ngân hàng thương mại

1.4.3.1. Mơi trường kinh tế, xã hội, chính trị

• Mơi trường kinh tế

Mơi trường kinh tế có tác động rất mạnh mẽ đến nhu cầu và cách thức sử dụng thẻ thanh tốn của chủ thẻ. Tình hình và sự thay đổi của những yếu tố thuộc môi trường kinh tế vừa tạo cho ngân hàng những cơ hội kinh doanh đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn đến thanh toán thẻ của ngân hàng.

Nếu nền kinh tế trong nước rơi vào tình trạng suy thoái, hoạt động của các doanh nghiệp sụt giảm khiến thu nhập của người dân giảm sút, lạm phát, thất nghiệp tăng cao, thì nhu cầu sử dụng thẻ của các chủ thẻ cũng suy giảm theo. Ngược lại, khi nền kinh tế trong nước tăng trưởng, thì các biến số kinh tế vĩ mơ đều có dấu hiệu tốt, tình hình sản xuất kinh doanh phát triển, kích thích tiêu dùng trong nước,... thì nhu cầu chi tiêu qua thẻ của các chủ thẻ cũng tăng, vì vậy dịch vụ thẻ của các NHTM cũng sẽ có cơ hội phát triển. Tình hình kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng từng quốc gia. Xu hướng tồn cầu hố với phát triển của thương mại quốc tế và sự di chuyển tự do hơn của các dòng vốn tạo điều kiện cho thanh toán thẻ quốc tế phát triển và trở thành một trong những nghiệp vụ kinh doanh chính khơng thể thiếu đối với các ngân hàng trên thế giới.

Mơi trường chính trị, xã hội ổn định, an tồn cũng là một điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng nói chung và hoạt động thẻ nói riêng. Ngược lại, sự bất ổn về chính trị và xã hội trong nước sẽ đe dọa làn sóng du lịch và đầu tư nước ngoài, dẫn đến thất thu từ nguồn thanh tốn của thẻ quốc tế.

Mơi trường chính trị, xã hội ổn định sẽ giúp cho sự cạnh tranh thẻ giữa các NHTM trong nước và NHTM có yếu tố đầu tư nước ngồi được bình đẳng, tạo sân chơi lành mạnh thu hút các nhà đầu tư của nước ngồi nói chung và đầu tư vào lĩnh vực thẻ của NHTM nói riêng. Một xã hội phát triển cũng đem lại cho từng người dân trình độ nhận thức và văn hóa cao, ưa thích sử dụng cơng nghệ tiên tiến, hiện đại, chắc chắn hoạt động kinh doanh thẻ trong xã hội đó rất phát triển.

1.4.3.2. Mơi trường pháp lý

Kinh doanh thẻ nói riêng và kinh doanh của ngân hàng nói chung là một trong những ngành kinh doanh chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của Chính phủ. Để có một mơi trường kinh doanh thuận lợi các tổ chức cũng cần có những văn bản quy định chặt chẽ, đầy đủ để cho hoạt động kinh doanh phát triển. Với hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng cũng vậy khi hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh thẻ.

1.4.3.3. Thói quen người tiêu dùng

Tâm lý, thói quen người tiêu dùng cũng là một thách thức lớn, tiềm ẩn những rủi ro cho thanh tốn thẻ. Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân cộng với thói quen chỉ chấp nhận thanh tốn bằng tiền mặt của các đơn vị cung ứng dịch vụ, hàng hố dẫn đến khó khăn trong kinh doanh thẻ. Khi nền kinh tế của một quốc gia có sự tăng trưởng ổn định và bền vững mức thu nhập của người dân được nâng cao thì những nhu cầu về thanh tốn và tích lũy của họ cần được nhanh chóng, bảo mật và chính xác. Đó là điều kiện tốt để việc kinh doanh thẻ phát triển.

1.4.3.4. Năng lực, chiến lược của ngân hàng

Đối với những ngân hàng có điều kiện nội lực tốt tăng trưởng bền vững có thị trường rộng rãi sẽ là một môi trường tốt cho kinh doanh thẻ phát triển. Ngược lại đối với những ngân hàng có quy mơ nhỏ tăng trưởng chưa ổn định, chắc chắn sẽ

khó mang lại lòng tin cho khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ của mình. Ngân hàng cần phải xây dựng và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến việc phát hành và thanh tốn thẻ tại ngân hàng mình một cách chặt chẽ và đồng bộ với cơng nghệ hiện có:

- Chính sách phát triển nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. Trong xu

hướng phát triển và hội nhập như hiện nay, thì thẻ là một sản phẩm được các ngân hàng rất đầu tư rất lớn. Tuy nhiên, để phát triển thẻ thì các ngân hàng phải tạo ra nền tảng vững chắc cho cơng tác này như hoạch định chính sách vốn và cơng nghệ đầu tư cho nghiệp vụ thẻ; chính sách phát triển nguồn nhân lực đối với cán bộ thẻ; xây dựng quy chế, quy trình nghiệp vụ chuẩn, thống nhất trong tồn ngành; chiến lược kinh doanh thẻ, mở rộng mạng lưới hoạt động có định hướng phát triển trong thời gian dài.

- Chiến lược marketing và chăm sóc khách hàng, cũng như chính sách nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ. Trong quá trình triển khai nghiệp vụ

thẻ, để thắng lợi trong cạnh tranh thì các NHTM đặc biệt chú trọng xây dựng các chính sách marketing tổng thể, thiết kế và phát triển các sản phẩm thẻ mới, tăng cường khuyếch trương sản phẩm, thực hiện tốt cơng tác chăm sóc khách hang... Tất cả các yếu tố đó tạo nên sự khác biệt trên sản phẩm thẻ của một NHTM, tăng ưu thế của NHTM đó trong cạnh tranh và mang lại các giá trị gia tăng đặc biệt mà khách hàng mong đợi.

- Mơ hình tổ chức hợp lý. Một mơ hình kinh doanh thẻ phù hợp với thực lực

tài chính cũng như chính sách phát triển thẻ của ngân hàng sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động thẻ phát triển. Có rất nhiều mơ hình để ngân hàng nghiên cứu và lựa chọn, xu hướng của các ngân hàng trên thế giới là thành lập công ty thẻ hoạt động độc lập. Ở Việt Nam, các NHTM chủ yếu thành lập mơ hình Trung tâm Thẻ trực thuộc trung ương quản lý.

- Chiến lược đầu tư công nghệ. Thanh tốn thẻ gắn liền với máy móc thiết bị

hiện đại như hệ thống máy chủ theo tiêu chuẩn quốc tế, máy cà thẻ, máy ATM, cùng với các phần mềm hỗ trợ. Với một sự cố nhỏ máy móc có thể gây ách tắc trong hệ thống và có thể gây ra những rủi ro lớn; vì vậy yêu cầu đặt ra để tạo lợi thế

cạnh tranh, thì các NHTM phải có một chiến lược đầu tư một hệ thống công nghệ thẻ hiện đại, hợp lý, đồng bộ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

- Nguồn nhân lực. Khác với những phương tiện thanh toán truyền thống,

thanh tốn thẻ mang tính chuẩn hố rất cao và đòi hỏi quá trình vận hành thống nhất, chính vì thế đội ngũ nhân viên cần có khả năng, trình độ kinh nghiệm để tiếp cận đáp ứng đầy đủ thông suốt q trình hoạt động thanh tốn thẻ.

- Mối quan hệ với đối tác và các Tổ chức Quốc tế: Hoạt động kinh doanh thẻ

là hoạt động liên kết hợp tác đa chủ thể, luôn đi đôi với việc gắn liền với các hoạt động hợp tác với các đối tác, với các tổ chức thẻ Quốc tế: Hợp tác với các đối tác trong hoạt động phát triển các tiện ích sản phầm thẻ; Hợp tác với các Tổ chức Thẻ trong hoạt động phát hành, thanh toán, tra soát và mở rộng thị phần thẻ. Cạnh tranh luôn đi cùng với các ưu thế vượt trội và bền vững trong thiết lập quan hệ đối tác kinh doanh. Trong kinh doanh thẻ, ngân hàng có năng lực thiết lập các mối quan hệ bền vững với các đối tác sẽ là kênh hỗ trợ tích cực cho phát triển liên doanh, liên kết phát triển các sản phẩm bán chéo. Ngân hàng có những quan hệ đối tác lâu dài uy tín, có tiềm lực để có những sản phẩm thẻ tối ưu, hay việc hợp tác với Tổ chức Thẻ để có những sản phẩm độc quyền, ưu việt cũng như quảng bá hình ảnh trên trường quốc tế dựa trên các lợi thế quan hệ là một ưu thế ảnh hưởng lớn trong cạnh tranh với các đối thủ.

Một phần của tài liệu 0950 nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w