Hoàn thiện khâu phát hành thẻ

Một phần của tài liệu 0950 nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 84)

2.2.4. Hệ thống ATM

3.2.6. Hoàn thiện khâu phát hành thẻ

Để hồn thiện và phát triển thẻ thanh tốn thông thuờng cách thức triển khai của các nuớc trong khu vực cũng nhu các nuớc phát triển thì truớc tiên là đẩy mạnh khâu phát hành và nó sẽ là cơ sở tiền đề để từ đó phát triển khâu thanh tốn. Sau đó. chính khâu thanh tốn này sẽ tác động trở lại khâu phát hành và cả hai sẽ thúc đẩy dịch vụ thẻ phát triển. Đẩy mạnh việc phát hành thẻ ngân hàng thì ngay từ bây giờ, VCB Bắc Giang cần có kế hoạch đầu tu cho tuơng lai.

- Cần xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ thẻ trên cơ sở dự báo nhu cầu chung của nền kinh tế, dự báo cụ thể từng đối tượng khách hàng, từng loại thẻ cụ thể. Từ năm 2012 trở đi, thị trường thẻ ATM đã bão hoà nên doanh số phát hành thẻ ATM không chỉ của VCB mà của tất cả các Ngân hàng thương mại nói chung sẽ giảm sút. Đây là nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực thẻ, vì vậy VCB cần có những điều chỉnh trong chiến lược, chính sách của mình cho phù hợp.

- Việc xác định thời điểm để cho ra đời một loại sản phẩm là một trong những điều quan trọng trong cạnh tranh. Điều này đồng nghĩa với việc thường xuyên đổi mới sản phẩm và việc chuyển dịch nhanh chóng theo kịp hoặc đi trước thị hiếu của khách hàng hay nói cách khác là đi trước đối thủ cạnh tranh, đưa ra đúng loại sản phẩm, vào đúng thời điểm cần thiết nhất cho nhu cầu sử dụng của khách hàng. VCB không thể ngồi chờ hoặc bắt chước các ngân hàng trên cùng thị trường để sản xuất ra cùng loại sản phẩm. Để thành cơng trên đấu trường này, ngồi việc nắm bắt nhu cầu của thị trường, VCB sẽ chỉ chiến thắng được đối thủ của mình khi là người đầu tiên đưa ra được sản phẩm mới.

- Phát triển các sản phẩm thẻ liên kết với các tập đồn, tổng cơng ty cung cấp dịch vụ hàng hoá để tăng số lượng thẻ phát hành, tăng doanh thu, chiếm lĩnh thị trường mà lại tiết kiệm chi phí do sản phẩm thẻ liên kết là dựa trên nền tảng các sản phẩm thẻ đã có sẵn, khơng cần phải đầu tư cơng nghệ mới.

- Phát triển thẻ tín dụng nội địa. VCB có lợi thế về kinh nghiệm và thị phần về phát hành thẻ tín dụng quốc tế nên đầu tư và phát triển thẻ tín dụng nội địa, vì đây là loại thẻ có thị trường rất lớn trong tương lai cả về doanh số và nhu cầu sử dụng khi mà thẻ đã phát triển đến một vị trí nhất định trong tương lai gần.

- Cần đào tạo đội ngũ nhân viên vững vàng nghiệp vụ để triển khai các dự án mới mà khơng gặp khó khăn. Cơng tác đào tạo không chỉ dừng ở dạng lý thuyết mà phải kết hợp với thực hành ở các Ngân hàng nước ngoài. Từ những kiến thức và thực tế đã thu nhận được, các cán bộ thẻ mới có thể vận dụng đối với công tác thẻ trong nước. Cán bộ phát hành phải hiểu rõ được tính năng dịch vụ, quy trình đồng thời phải hiểu rõ được tính năng về mặt kỹ thuật để dễ dàng trong tác nghiệp và hỗ trợ chủ thẻ.

- VCB cần tổ chức hội thảo với những ngân hàng có uy tín trên thị trường về phát hành và thanh tốn thẻ để rút kinh nghiệm, tìm cho được những hạn chế mà công tác phát hành và thanh toán thẻ đang gặp phải, làm thế nào phải đẩy mạnh doanh số phát hành cao hơn nữa, cho nhiều đối tượng hơn nữa, khơng chỉ cho người nước ngồi mà phải chú trọng đến người Việt Nam.

3.2.7. Phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ

Xây dựng chiến lược phát triển lâu dài các đơn vị chấp nhận thẻ thuộc các lĩnh vực hàng hố tiêu dùng phổ thơng, thiết yếu như: cửa hàng điện tử, quần áo thời trang thông thường, siêu thị, trạm xăng, thậm chí là các khu dân cư và các khu chợ dân sinh... để tạo thói quen cho người tiêu dùng trong nước sử dụng thẻ. Trong thời gian đầu, doanh thu của các ĐVCNT này sẽ rất thấp, nhưng đầu tư vào các ĐVCNT trong nước này mới là cách đầu tư lâu dài, bền vững và cũng là đầu tư để phát triển thị trường thẻ ở Việt Nam, phát triển số người sử dụng thẻ.

VCB là ngân hàng đi đầu về dịch vụ thanh tốn thẻ nên có lợi thế về các khách hàng truyền thống, nhưng thị trường các đơn vị chấp nhận thẻ nhỏ, lẻ, phục vụ khách hàng trong nước lại bỏ ngỏ để các ngân hàng như: ACB, Đông Á, Sacombank chiếm mất. Điều này không chỉ ảnh hưởng về mặt doanh thu mà cịn về mặt duy trì hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu, luôn đi đầu trong lĩnh vực thẻ.

Bên cạnh việc thực hiện chiến lược lâu dài, việc đầu tư phát triển mạng lưới phải kết hợp với hiệu quả kinh tế, tránh đầu tư tràn lan. Phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ là phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu; đặc biệt quan tâm đến những đơn vị chấp nhận thẻ có doanh số cao và những đơn vị chấp nhận thẻ truyền thống của VCB. Theo thống kê, tổng doanh số thanh toán thẻ của 10% đơn vị chấp nhận thẻ lớn nhất có doanh số thanh tốn chiếm đến 74% trên tổng doanh số của các đơn vị chấp nhận thẻ. Phát triển và cung cấp những tiện ích về cơng nghệ để gắn bó và duy trì bền vững những khách hàng tiềm năng.

Phát triển mạng lưới ATM cả về chiều rộng và chiều sâu: tăng số lượng máy và lắp đặt tại các địa điểm đông dân cư, thuận tiện cho người sử dụng; thực hiện nhiều dịch vụ thanh toán qua máy ATM và chấp nhận nhiều chủng loại thẻ đang sử

dụng rộng rãi trên thế giới ví dụ: thẻ tín dụng, VISION CARD, ATT CARD... Gia tăng các tiện ích cho máy ATM như: triển khai việc nộp tiền mặt vào tài khoản thông qua máy ATM để giảm thiểu các giao dịch của người dân với ngân hàng, giảm chi phí nhân lực; Phát triển các dịch vụ nộp tiền ngân sách trên ATM.

Một phần của tài liệu 0950 nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w