1.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.4.4. Kinh nghiệm của một số Ngân hàng thương mại quốc tế
Vietcombank Bắc Giang
1.4.4.1. Bank OfAmerica
Bank of America thành lập năm 1904 tại San Francisco, dưới tên Bank of Italy nhằm phục vụ người nhập cư đến mỹ từ Italy. Sau nhiều thương vụ thâu tóm và xác nhập, ngân hàng cuối cùng xác nhập với Bank of America ở Los Angeles và đổi tên thành Bank of America vào tháng 11 năm 1930. Ngày nay, Bank of America là tập đoàn cung cấp dịch vụ tài chính lớn nhất nước Mỹ về tài sản sở hữu. Tập đồn có khách hàng ở hơn 150 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2010, Bank of America là công ty lớn thứ 5 của Mỹ tính trên doanh thu. Tạp chí Forbes xếp Bank
of American vào vị trí thứ 3 trong danh sách các cơng ty tốt nhất thế giới.
Giữa tháng 9 năm 1958, Bank of America cho ra đời chương trình thẻ tín dụng BankAmericard tại Fresno, California. 60000 thẻ tín dụng được gửi đến khách hàng trong chương trình đầu tiên. Đây là thẻ tín dụng đã kích hoạt và có thể sử dụng ngay chứ không phải thẻ để đăng ký như hiện tại. Đây là ý tưởng của Nhóm nghiên cứu Dịch vụ Khách hàng của Bank of America, đứng đầu là Joseph P. William. Wiliam đã thành cơng trong việc triển khai một thẻ tín dụng đáp ứng tất cả các loại thanh tốn. Trước đó, có một số hình thức tài khoản tín dụng vẫn được áp dụng nhưng hiệu quả khơng cao. Ví dụ như: thẻ tín dụng của nhà hàng hay khách sạn chỉ có thể sử dụng được tại nhà hàng phát hành. Nhóm nghiên cứu của Wiliam đã nghiên cứu kỹ nhược điểm của các loại thẻ này để cho ra đời thẻ tín dụng có thể dùng mọi lúc mọi nơi. Đợt phát hành đầu tiên đã diễn ra tốt đẹp và BoA tiếp tục tiến hành kế hoạch. Đến tháng 10 năm 1959, toàn bang California đã có hơn 2 triệu thẻ credit card và có hơn 20000 điểm chấp nhận thẻ BankAmericard. Tuy nhiên, Wiliam và nhóm nghiên cứu đã tính sai mức độ tin cậy của khách hàng. 22% số thẻ gửi đã bị gian lận tín dụng thay vì mức độ 4% như dự tính. Tính cả chi phí quảng cáo và phí đầu vào, Bank of America đã lỗ khoảng 20 triệu dollar Mỹ. Wiliam đã phải từ chức vào tháng 12 năm 1959.
Tuy nhiên, Bank of America cho rằng BankAmericard vẫn là một cơ hội kinh doanh triển vọng và một chiến dịch quản lý thiệt hại quả khổng lồ đã được triển khai để giải quyết các hậu quả nhằm cứu vãn BankAmericard. Đến 1965, Bank of America bắt đầu cấp quyền cho một nhóm ngân hàng ngồi bang California để phát hành thẻ tín dụng. Trong 11 năm tiếp theo, một số ngân hàng đã đăng ký phát hành thẻ của Bank of America, tạo thành một mạng lưới ngân hàng phía sau BankAmericard trên khắp nước Mỹ. Trong thời gian này, một số ngân hàng tại nước ngoài cũng được Bank of America cấp quyền phát hành thẻ tín dụng, sử dụng tên của ngân hàng nước sở tại. Ví dụ, ở Canada, một khối liên minh của các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng dưới tên Chargex từ năm 1968 đến 1977. Tại Pháp, thẻ tín dụng được lưu hành dưới tên Carte Bleue (Thẻ xanh da trời). Tại Anh,
Barclaycard là nhà phát hành thẻ BankAmericard độc quyền trong vài năm.
Năm 1970, Bank of America từ bỏ việc quản lý chương trình BankAmericard và một số nhà phát hành thẻ đã nắm quyền quản lý chương trình, tạo thành National BankAmericard Inc. (NBI), một công ty độc lập, để quản lý, quảng cáo và phát triển thẻ BankAmericard tại Mỹ. Bank of America vẫn tiếp tục cấp quyền và bảo hộ cho giấy phép phát hành cấp tại nước ngoài. Đến 1972, quyền phát hành thẻ đã được cấp cho 15 nước. Năm 1974, IBANCO được thành lập để quản lý chương trình BankAmericard tại nước ngoài. Năm 1976, ban điều hành của IBANCO xác định rằng kết hợp các mạng lưới phát hành thẻ thành một mạng lưới duy nhất, dưới cùng một cái tên sẽ là hướng đi tốt nhất cho tập đoàn. Tuy nhiên, ngân hàng của nhiều nước vẫn tỏ ra ngần ngại trong việc phát hành thẻ tín dụng có tên liên quan đến Bank of America. Vì lý do này, vào năm 1975, BankAmericard, Chargex, Barclaycard, Carte Bleue và tất cả các nhà phát hành thẻ khác đã tập hợp lại dưới cái tên chung "Visa". NBI trở thành Visa U.S.A và IBANCO trở thành Visa International.
Đến nay Visa Inc. là một tập đồn đa quốc gia, cũng cấp dịch vụ thanh tốn, chuyển tiền điện tử trên khắp thế giới, chủ yếu thơng qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ Visa.
1.4.4.2. Citibank
Được thành lập vào năm 1812 dưới tên City Bank of New York, ngân hàng này hoạt động phần lớn như một kho bạc và trung tâm tài chính phục vụ cho đế chế kinh doanh khổng lổ của người chủ ngân hàng. Năm 1863, ngân hàng gia nhập hệ thống ngân hàng quốc gia mới của Mỹ và trở thành National City Bank of New York. Và từ năm 1976, dưới sự lãnh đạo của CEO Walter B. Wriston, First Natinal City Bank (và tập đoàn sở hữu First National City Corporation) đổi tên thành Citybank, N.A (và CitiCorp). Tới thời điểm này, ngân trở thành ngân hàng với duy nhất một công ty sở hữu và là một thành viên toàn phần của Citycorp (tất cả cổ đông của ngân hàng trở thành cơ đơng của tập đồn. Tập đoàn là chủ sở hữu duy nhất của ngân hàng). Việc đổi tên này cũng để tránh nhầm lẫn tại Ohio với National
City Bank, trụ sở tại Cleveland., mặc dù 2 ngân hàng hầu như không bao giờ có trùng khu vực hoạt động ngoại trừ cho thẻ tín dụng Citi sau này, được phát hành tại địa phận hoạt động của National City.
Citibank bắt đầu gia nhập lĩnh vực thuê và tín dụng bằng việc cho ra đời giấy chứng nhận tiền USD gửi tại London vào năm 1888. Vào năm 1967 ngân hàng giới thiệu thẻ tín dụng First Natinal City Charge Service. Được biết đến cái tên "The Everything Card" (Thẻ cho mọi thứ), được quảng cáo như một phiên bản của thẻ BankAmerican khu vực East Coast. Đến 1969, First National City Bank quyết định rằng quảng cáo cho thẻ Everything Card như một thương hiệu độc lập quá tốn kém và gia nhập Master Charge (Hiện tại là MasterCard). Citibank tiếp tục thử phát hành thẻ tín dụng độc lập một lần nữa với thẻ Choice Card vào năm 1977-1987 nhưng không thành công. Ngay sau đó, ngân hàng phát hành Citicard, cho phép khách hàng thực hiện toàn bộ các loại giao dịch mà khơng cần sổ tín dụng. Khi máy ATM ra đời, khách hàng có thể tiếp tục sử dụng thẻ Citicard hiện có. Citibank là một trong những ngân hàng Mỹ đầu tiền giới thiệu máy ATM vào thập niên 70, cho phép khách hàng truy cập tài khoản suốt 24 giờ trong ngày. Khách hàng có thể sử dụng thẻ Citicard hiện có trên máy này để rút hoặc gửi tiền và đã quen thuộc với việc sử dụng máy móc và thẻ để truy cập thông tin mà mà không cần hỗ trợ của nhân viên ngân hàng.
Năm 1984, với việc thay đổi CEO, Citibank trở thành thành viên sáng lập của CHAPS Clearing House tại London. Dưới sự lãnh đạo của Reed - CEO mới, Citibank trở thành ngân hàng lớn nhất nước Mỹ trong 14 năm tiếp theo, phát hành thẻ tín dụng và ghi nợ nhiều nhất thế giới và có mặt tại trên 90 quốc gia. Trong giai đoạn phát triển này, Citibank mua lại Narre Warren - Caroline Springs, cơng ty phát hành thẻ tín dụng, vào năm 1981. Tháng 4 năm 2006, Citibank ký hợp đồng với 7- Eleven để đặt máy ATM tại hơn 5500 của hàng tạp hóa trong nước Mỹ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 chủ yếu tập trung phân tích những vấn đề cơ bản về cạnh tranh thẻ của Ngân hàng thương mại. Qua việc nghiên cứu Chương 1, nổi bật lên mấy vấn đề:
- Thẻ ngân hàng là một phương thức thanh tốn mang lại lợi ích cho rất nhiều đối tượng chủ thẻ, ngân hang... Trong nền kinh tế hội nhập ngày nay, thì sử dụng thẻ ngân hàng là một xu hướng tất yếu.
- Năng lực cạnh tranh kinh doanh thẻ chính là năng lực hoạt động kinh doanh thẻ, là năng lực quản lý, triển khai tồn bộ q trình phát hành thẻ, sử dụng thẻ và thanh toán thẻ cho đến các hoạt động hỗ trợ như Marketing và chăm sóc khách hàng, hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm, mơ hình tổ chức, hệ thống công nghệ của ngân hàng, yếu tố rủi ro, các quan hệ đối tác. Năng lực kinh doanh thẻ thể hiện ở thị phần ĐVCNT, thị phần mạng lưới ATM.
- Năng lực cạnh tranh chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế xã hội, pháp lý, kinh tế và năng lực, chiến lược của chính ngân hàng.
- Kinh nghiệm quốc tế và hoạt động thẻ ngân hàng rất phong phú, nhiều kinh nghiệm có thể nghiên cứu, vận dụng tại Việt nam trong hoạt động cạnh tranh kinh doanh thẻ ngân hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG Lực CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC GIANG
2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC GIANG
2.1.1. Khái quát tình hình thị trường thẻ tại Bắc Giang
Tại Bắc Giang hiện nay vẫn là một thị trường mà tại đó tập qn thanh tốn vẫn chủ yếu bằng tiền mặt. Các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt như thẻ tín dụng, séc, chuyển tiền qua ngân hàng thường chỉ được các công ty, hộ kinh doanh sử dụng. Đây là những khó khăn trong việc phát triển thị trường các sản phẩm thanh tốn phi tiền mặt. Tuy nhiên, nó cũng cho các Ngân hàng thấy được cơ hội và tiềm năng to lớn trong việc khai thác tốt các sản phẩm dịch vụ liên quan đến thẻ để cung cấp cho khách hàng.
Năm 1993, ngân hàng Nhà nước Việt nam (NHNNVN) đã có những qui định đầu tiên về việc phát hành và thanh toán thẻ nhằm tạo một hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh thẻ
Để nhằm chia sẻ cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thẻ và tạo thuận lợi cho người sử dụng, các ngân hàng đã liên kết tạo thành các liên minh thẻ. Các liên minh thẻ hiện nay bao gồm: Liên minh thẻ VCB (nay là Công ty Smartlink); Liên minh thẻ Đông Á và Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Banknetvn. Các liên minh này đã phần nào kết nối hoạt động thẻ của các ngân hàng lại với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng thẻ.
Ngày 15/05/2007, NHNNVN đã ban hành Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN "Quy chế phát hành, thanh toán và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng" thay thế quyết định 317/1999/QĐ-NHNN. Đó là một khung pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong định hướng phát triển thẻ.
Với quy mô dân số trẻ hơn 1,6 triệu dân cùng với sự phát triển của công nghệ và xu huớng thuơng mại điện tử phát triển mạnh mẽ là yếu tố thúc đẩy cho sự phát triển của thị truờng thẻ tại Bắc Giang bao gồm cả thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Trong thời gian tới, sản phẩm dịch vụ thẻ nằm trong huớng phát triển uu tiên số một của các ngân hàng về chiếm thị phần.
Tuy nhiên thị truờng thẻ tại Bắc Giang vẫn còn manh mún, có sự khác biệt lớn trong quan điểm của các ngân hàng, giữa các liên minh về lợi ích kinh tế và lợi ích cộng đồng. Phạm vi phát hành và sử dụng thẻ còn hạn chế, mới chủ yếu tập trung ở thành phố và các Khu công nghiệp. Đối tuợng sử dụng thẻ chủ yếu tập trung vào tầng lớp đang làm việc trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, cán bộ, công chức, công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và mới đây là đối tuợng huởng luơng từ ngân sách nhà nuớc (theo Chỉ thị 20 của Thủ tuớng Chính phủ).
2.1.2. Hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc Giang
2.1.2.1. Sự hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Từ năm 1990, Ngân hàng Thuơng mại Cổ phẩn Ngoại thuơng Việt nam (NHTMCPNTVN - VCB) là đại lý của hai tổ chức thẻ quốc tế là Visa và Mastercard, buớc đầu triển khai nghiệp vụ thanh toán thẻ ở Việt Nam. Đến năm 1995, VCB đã thực sự trở thành thành viên chính thức của hai tổ chức thẻ này. Sau một năm thực hiện thanh toán trực tiếp với các tổ chức thẻ quốc tế, VCB đã triển khai nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng quốc tế VCB - Mastercard (1996) và tiếp đó là VCB - Visa (1998). Năm 1994, VCB đã trở thành ngân hàng đại lý của tổ chức thẻ Amex. Từ năm 2002 đến nay, VCB là đơn vị đã ký đuợc hợp đồng độc quyền với tổ chức thẻ Amex trong việc cung cấp dịch vụ thẻ American Express ra thị truờng Việt Nam. Điều này chứng tỏ VCB thực sự triển khai tốt hoạt động thẻ và vẫn là ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực thẻ.
ngân hàng đại lí thanh tốn và cuối năm 2012 VCB đã triển khai việc phát hành thẻ JCB với loại thẻ EMV.
VCB vẫn là ngân hàng thanh toán thẻ Diner Club kết nối qua hệ thống của City Bank Thái Lan từ năm 1998. Trong năm 2012 VCB đã trực tiếp kết nối thanh toán trực tiếp với tổ chức thẻ Diner, tăng cao tiện ích về thanh tốn loại thẻ này.
Năm 2008, VCB phối hợp với đối tác China UnionPay đưa các thẻ mang thương hiệu Unionpay được thanh toán và chấp nhận trên hệ thống ATM và POS của VCB . Mới đây VCB đã chính thức phát hành thẻ Unionpay, đa dạng thêm sản phẩm thẻ phục vụ các nhu cầu lựa chọn khác nhau của khách hàng.
Cho đến nay VCB vẫn là ngân hàng duy nhất tại Việt nam có thể chấp nhận thanh toán đủ 7 loại thẻ quốc tế là Visa, Master, Amex, JCB, Diners Club, UnionPay và Discover. VCB là ngân hàng phát hành nhiều loại thẻ tín dụng quốc tế nhất với 5 loại thẻ: Visa, MasterCard, Amex, JCB và Unionpay.
2.1.2.2. Sự thành thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc Giang
Ngày 10/4/2010, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã long trọng tổ chức lễ khai trương Chi nhánh Bắc Giang (Vietcombank Bắc Giang) tại địa chỉ số 179 - Đường Hùng Vương - Thành phố Bắc Giang - Tỉnh Bắc Giang.
Vietcombank Bắc Giang được thành lập trên cơ sở nâng cấp Phòng giao dịch Bắc Giang (trực thuộc Vietcombank Bắc Ninh), chính thức đi vào hoạt động từ 11/1/2010, thực hiện hầu hết các hoạt động của một NHTM bao gồm: huy động tiết kiệm VNĐ và ngoại tệ; cho vay đầu tư dự án, sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình; cho vay tiêu dùng; bảo lãnh, thanh toán XNK; phát hành thẻ; chi trả kiều hối...
Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, với sự phục vụ khách hàng tận tâm, cùng với uy tín và thương hiệu Vietcombank, nhiều khách hàng đó tin tưởng đặt quan hệ với chi nhánh Vietcombank Bắc Giang. Tính đến 31/12/2014, chi nhánh đó cung cấp vốn cho hàng trăm khách hàng là công ty, doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình trong địa
Thẻ Connect24 10.12 5 15.2 00 25,34 0 50,00 0
bàn, dư nợ tín dụng đạt 2000 tỷ đồng; huy động vốn đạt 900 tỷ quy đồng; phát hành trên 25.000 thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng.
2.1.2.3. Hệ thống tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc Giang
Hệ thống tổ chức thẻ của VCB Bắc Giang được phân cấp theo ngành dọc và cả ngành ngang. cao nhất phòng thẻ của Chi nhánh là đầu mối và sau đó và bộ phận thẻ tại các phịng giao dịch.
Trách nhiệm của của phịng thẻ chi nhánh đó là:
- Chịu trách nhiệm quản lý mạng nội bộ được thông suốt.
- Là đầu mối xử lý rủi ro, tra soát các giao dịch do khách hàng khiếu nại.
- Là noi phát hành thẻ theo yêu cầu của các phòng giao dịch và trụ sở chi nhánh.. - Là đầu mối cung cấp thơng tin, cập nhật các chưong trình thẻ mo`i... và chịu