Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng

Một phần của tài liệu 1089 phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NH ngoại thương lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 38)

thương mại

1.2.3.1. Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi

Ủy nhiệm chi (hoặc lệnh chi) “là lệnh thanh toán của người trả tiền( lập theo mẫu do ngân hàng quy định ) yêu cầu NH phục vụ minh trích một số tiền nhất định trên tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng.” (Lã Thị Kim Anh, 2015)

Phạm vị thực hiện: áp dụng giữa các khách hàng trong cùng một NH hoặc giữa các NH cùng hoặc khác hệ thống trong phạm vi cả nước.

Điều kiện, thủ tục thanh toán phù hợp với quy định của NHNN. Đây là hình thức thanh toán có tính an toàn cao nhất vì là lệnh của chủ tài khoản chi tiền trên tài khoản của họ chỉ khi có đủ số dư mới thực hiện được.

a1. Trường hợp khách hàng mở TK tại cùng 1 ngân hàng:

Hình 1.1: Quy trình thanh toán bằng ủy nhiệm chi cùng 1 NH

(1) Người trả tiền nộp uỷ nhiệm chi vào NH yêu cầu trích tài khoản tiền gửi của mình chuyển trả người thụ hưởng.

(2) NH kiểm tra uỷ nhiệm chi, số dư tài khoản người trả tiền, trích tài khoản và báo nợ cho người trả tiền.

(3) NH ghi có vào TK tiền gửi và báo có cho người thụ hưởng.

Hình 1.2: Quy trình thanh toán bằng ủy nhiệm chi giữa 2 NH

Chú thích:

(1) Người trả tiền lập uỷ nhiệm chi nộp vào NH phục vụ mình yêu cầu trích TK trả cho người thụ hưởng.

(2a) NH kiểm tra uỷ nhiệm chi, số dư TK tiền gửi, ghi nợ TK và báo nợ cho người trả tiền.

(2b) NH phục vụ người trả tiền, chuyển tiền cho NH phục vụ người thụ hưởng.

(3) NH phục vụ người thụ hưởng ghi có TK tiền gửi và báo có cho người thụ hưởng.

Hiện nay thanh toán bằng uỷ nhiệm chi ở Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt vì đơn giản, thuận lợi, chi phí thấp, nhanh chóng, phạm vi áp dụng rộng rãi.

12.3.2. Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu

"Ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu là giấy uỷ nhiệm do người thụ hưởng lập nhờ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thu hộ trên cơ sở hàng hoá đã giao cho người mua hoặc dịch vụ cung ứng đã hoàn thành." (Nguyễn Thị Thu Huyền, 2016)

Phạm vi thanh toán: áp dụng trong giao dịch thanh toán giữa những người sử dụng dịch vụ thanh toán có mở tài khoản trong nội bộ ngân hàng hoặc giữa các NH có thỏa thuận hoặc hợp đồng về các điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng.

al.Trường hợp thanh toán cùng 1 ngân hàng:

Hình 1.3: Quy trình thanh toán bằng ủy nhiệm thu cùng 1 NH

Chú thích:

(1) Người thụ hưởng giao hàng cho người trả tiền hoặc đã hoàn thành cung ứng dịch vụ.

(2) Người thụ hưởng lập 4 liên uỷ nhiệm thu kèm theo chứng từ giao hàng, hoặc cung ứng dịch vụ nộp vào NH nhờ thu hộ.

(3a) Ngân hàng kiểm tra chứng từ và các căn cứ ghi nợ TK tiền gửi và báo nợ

cho người trả tiền.

(3b) Ngân hàng ghi có và báo cáo có người thụ hưởng

a2.Trường hợp thanh toán giữa 2 ngân hàng:

Hình 1.4: Quy trình thanh toán bằng ủy nhiệm thu giữa 2 NH.

Chú thích:

(1) Người hưởng giao hàng hoặc hoàn thành cung ứng dịch vụ.

(2) Người thụ hưởng lập uỷ nhiệm thu kèm hoá đơn, chứng từ gửi ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ.

(3) NH phục vụ người thụ hưởng kiểm tra chứng từ, ghi ngày nhận chứng từ, ký tên, đóng dấu trên uỷ nhiệm thu và gửi bộ chứng từ cho NH phục vụ người trả tiền.

(4) NH phục vụ người trả tiền kiểm tra các yếu tố và điều kiện, ghi Nợ tài khoản tiền gửi thanh toán và báo nợ cho người trả tiền.

(5) NH phục vụ người trả tiền chuyển tiền đã thu tới NH phục vụ bên thụ hưởng.

(6) NH phục vụ người thụ hưởng ghi có tài khoản tiền gửi thanh toán và báo có cho người thụ hưởng.

1.2.3.3. Thanh toán bằng séc

“Séc là một phương tiện thanh toán do người kí phát lập dưới hình thức chứng từ theo mẫu in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh toán (tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) trả không điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng có tên trên séc hay cho người cầm tờ séc.” (Nguyễn Thị Thu Huyền, 2016)

Séc được dùng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ nộp thuế... hoặc rút tiền mặt.

Séc là phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi cho mọi khách hàng, các cá nhân và tổ chức kinh tế. Hiện nay, thanh toán séc qua NH thông dụng nhất là 2 loại séc: Séc chuyển khoản và séc bảo chi.

Séc chuyển khoản:

“Là loại séc chỉ được thanh toán bằng cách trích chuyển tài khoản giữa các chủ thể thanh toán mà không được rút tiền mặt tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.” (Nguyễn Thị Thu Huyền, 2016)

Phạm vi thanh toán: Khách hàng có tài khoản cùng ngân hàng, khách hàng có tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau nhưng có tham gia thanh toán bù trừ và giao nhận chứng từ trực tiếp hàng ngày trên địa bàn tỉnh, thành phố. Về nguyên tắc, séc chuyển khoản phải được phát hành trên cơ sở số dư tài

khoản tiền gửi hiện có tại ngân hàng và nếu phát hành quá số dư trên tài khoản tiền gửi của mình sẽ bị phạt theo chế độ thanh toán hiện hành.

a1. Trường hợp thanh toán trong cùng 1 ngân hàng:

Hình 1.5: Hình luân chuyển séc trong cùng 1 NH

Chú thích:

(1) Người trà tiền phát hành séc và giao cho người thụ hường.

(2) Người thụ hường nhận séc, lập 3 liên bang kê, nộp séc và tô chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

(3) Ngân hàng kiêm tra tờ séc, số dư TK của người trá tiền, tiến hành trích TK tiền gừi và báo nợ cho người trà tiền.

(4) Ngân hàng ghi có vào TK và báo có cho người thụ hường.

a2. Trường hợp thanh toán khác ngân hàng có tham gia TTBT:

Hình 1.6: Hình luân chuyển séc chuyển khoản thanh toán khác NH

Chú thích:

(1) Người thụ hưởng giao hàng cho người trả tiền. (2) Người trả tiền ký phát séc cho người thụ hưởng.

(3) Người thụ hưởng nộp séc và 3 bảng kê nộp séc vào NH của người thụ hưởng.

(4) NH của người thụ hưởng chuyển hai liên của bảng kê nộp séc cùng tờ séc cho NH của người trả tiền.

(5) NH của người trả tiền lập bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ, gửi một liên bảng kê chứng từ của TTBT và bảng kê nộp séc cho NH người thụ hưởng.

(6) NH của người thụ hưởng báo có cho người thụ hưởng một liên bảng kê nộp séc sau khi ghi có vào tài khoản tiền gửi.

(7) NH của người trả tiền báo nợ cho người trả tiền.

b. Séc bảo chi:

“Là loại séc thanh toán được ngân hàng đảm bảo chi trả bằng cách trích trước số tiền ghi trên tờ séc phát hành từ tài khoản tiền gửi của người trả sang tài khoản đảm bảo khả năng thanh toán séc” (Trần Hữu Bình, 2014)

Phạm vi thanh toán: Được sử dụng giữa các khách hàng có mở tài khoản cùng ngân hàng, hai ngân hàng khác nhau có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh thành phố hoặc tại hai ngân hàng cùng hệ thống trên phạm vi cả nước.

bl.Trường hợp thanh toán cùng 1 ngân hàng:

Chú thích:

chi séc kèm theo tờ séc đã ghi đủ các yếu tố nộp vào ngân hàng để xin bảo chi séc. Ngân hàng đối chiếu giấy yêu cầu bảo chi séc và tờ séc, số dư tài khoản của người phát hành nếu đủ điều kiện thì tiến hành trích tiền từ TK tiền gửi chuyển vào tài khoản đảm bảo thanh toán séc. Sau đó đóng dấu “bảo chi” lên tờ séc và giao séc cho khách hàng.

(2) Người trả tiền giao séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hoá, dịch vụ.

(3) Người thụ hưởng lập bảng kê nộp séc kèm tờ séc nộp vào Ngân hàng phục vụ

(4) NH thu hộ kiểm tra các yếu tố sau đó ghi có vào tài khoản tiền gửi và báo có cho người thụ hưởng. Đồng thời tất toán tài khoản đảm bảo thanh toán séc.

b2.Trường hợp thanh toán séc giữa 2 ngân hàng:

Chú thích:

(1) Người trả tiền làm thủ tục bảo chi séc.

(2) Người trả tiền giao séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hoá, dịch vụ.

(3) Người thụ hưởng kiểm tra séc báo chi, lập bảng kê kèm tờ séc nộp vào NH.

(4) NH thu hộ kiểm tra, ghi có vào TK tiền gửi TT và báo có cho người thụ hưởng.

(5) Ngân hàng thu hộ chuyển các chứng từ sang ngân hàng phục vụ người trả tiền, ngân hàng thực hiện thanh toán tất toán.

1.2.3.4. Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)

“Là cam kết của NH bên mua với NH bên bán và người bán theo yêu cầu của người mua để trả tiền cho người bán theo giá trị hàng hóa đã giao dịch hoặc dịch vụ đã cung ứng trên cơ sở hóa đơn, chứng từ hợp lệ với các điều kiện và phạm vi thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.” (Trần Hữu Bình, 2014)

Pham vi thanh toán: áp dụng khách hàng thanh toán giữa 2 ngân hàng cùng hệ thống, khác địa bàn hoặc khác hệ thống khác địa bàn.

Quy trình: người mua đến ngân hàng xin mở L/C. NH bên mua đồng ý mở L/C, đồng thời thông báo cho ngân hàng bên bán. NH bên bán thông báo cho bên bán, bên bán giao hàng và nộp hóa đơn, chứng từ và NH bên bán để xin thanh toán. Ngân hàng bên bán thanh toán cho người bán, báo nợ ngân hàng bên mua. Ngân hàng bên mua tất toán thư tín dụng để thanh toán cho ngân hàng bên bán.

1.2.3.5. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng

“Thẻ Ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ bán cho khách hàng sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ.” (Trần Hữu Bình, 2014)

Phạm vi thanh toán: có thể được thanh toán tại ngân hàng phát hành thẻ hoặc tại các ngân hàng đại lý của NH phát hành thẻ. Để sử dụng thẻ, đơn vị bán phải là người chấp nhận thẻ và có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng phát hành thẻ hoặc thanh toán thẻ.

Quy trình thanh toán bằng thẻ như sau: Chú thích:

(1a) Khách hàng gửi giấy đề nghị phát hành thẻ cùng các giấy tờ liên quan theo qui định của NHPHT thẻ và tuỳ thuộc vào từng loại thẻ đến

NHPHT.

(1b) NHPHT kiểm tra đủ điều kiện làm thủ tục cấp thẻ cho khách hàng. (2) Chủ thẻ giao thẻ cho cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ kiểm tra, đưa thẻ

vào máy thanh toán thẻ, máy tự động thanh toán và in biên lai thanh toán. (3) Cơ sở chấp nhận thẻ giao thẻ và một liên biên lai cho chủ thẻ.

(4) Cơ sở chấp nhận thẻ lập bảng kê biên lai thanh toán và gửi cho NH đại lý thanh toán thẻ.

(5) NH đại lý thanh toán thẻ kiểm tra, thanh toán ngay cho cơ sở chấp nhận thẻ.

(6) NH đại lý thanh toán với NHPHT.

Hình 1.9: Hình thanh toán bằng thẻ ngân hàng

1.2.3.6. Thanh toán trực tuyến online (ngân hàng điện tử)

Dịch vụ NH điện tử là các dịch vụ NH được cung cấp thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, cho phép khách hàng thực hiện các dịch vụ NH mà không phải trực tiếp đến NH.

Để thực hiện thanh toán điện tử thì phải có điều kiện là hệ thống phần mềm thanh toán của các ngân hàng kết nối được với phần mềm của đơn vị cung ứng dịch vụ. Qua đó, nghiệp vụ thanh toán mới được thực hiện để khách hàng thanh toán hóa đơn dịch vụ như tiền nước, điện, bảo hiểm, mua vé máy bay,....

Dịch vụ này ngày càng phát triển cùng với sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại. Dịch vụ ngân hàng điện tử hiện nay gồm có

dịch vụ Internet banking, Homebanking, Mobilebanking, ATM.

1.2.3.7. Các loại hình hình thanh toán khác

Một phần của tài liệu 1089 phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NH ngoại thương lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 38)

w