Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng hoạt động thanh

Một phần của tài liệu 1089 phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NH ngoại thương lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84 - 86)

thanh toán

không dùng tiền mặt

Để phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của BCEL thì nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu cần phải quan tâm. Ngân hàng cần đề ra các chính sách hợp lý về đào tạo nguồn nhân lực để tạo ra nội lực phát triển cho ngân hàng nói chung và cho sự phát triển của hoạt động thanh toán nói riêng. Với mô hình một cửa trong BCEL thì mỗi giao dịch viên của Ngân hàng đều phải đảm bảo đáp ứng về năng lực chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm giao dịch. Riêng với dịch vụ thanh toán, các kiến thức chuyên môn cần thiết không chỉ là các nghiệp vụ của NH mà còn phải hiểu rõ các thể lệ thanh toán, phương thức thanh toán và phải đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng công nghệ. Muốn vậy, Ngân hàng cần triển khai các biện pháp cơ bản sau:

- Ngân hàng BCEL cần tiếp tục triển khai các hoạt động đào tạo theo những năm trước đã thực hiện. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của ngành ngân hàng thì BCEL cần đa dạng hóa nội dung, hình thức đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu thực tế và khung năng lực của cán bộ, nhân viên. Muốn vậy, hằng năm, Ngân hàng đều phải thực hiện đánh giá năng lực của cán bộ, nhân viên nhằm đánh giá những năng lực còn thiếu hụt so với khung năng lực chuẩn để kịp thời có biện pháp khắc phục.

tạo các kiến thức về kỹ năng quản lý, nghiệp vụ nâng cao. Đối tượng đào tạo không chỉ với CBQL đương nhiệm mà còn phải thực hiện với cả các cán bộ quản lý trong quy hoạch. Với nhân viên giao dịch, Ngân hàng cần tăng cường đào tạo kiến thức chuyên môn, dịch vụ của BCEL, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học.

Về hình thức đào tạo: thời gian qua BCEL đã làm khá tốt công tác tự đào tạo, hằng năm đều triển khai nhiều khóa đào tạo tập trung. Tuy nhiên, thời gian tới, Ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức đào tạo bằng các thực hiện các hình thức khác nhau như:

Cử cán bộ, nhân viên đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong nước, ngoài nước.

Khuyến khích cán bộ, nhân viên tự đào tạo thông qua các cuộc thi, các cuộc sát hạch định kỳ như sát hạch về tiếng anh, kỹ năng tin học.

Thực hiện các cuộc thi giao dịch viên giỏi để phát động phong trào thi đua, tự học tập nâng cao trình độ.

Tổ chức các cuộc hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm, viết bài chia sẻ kinh nghiệm thông qua tập san, đào tạo trực tuyến trong các chi nhánh của Ngân hàng.

- Thực hiện tốt công tác động viên khen thưởng đối với cán bộ nhân viên có thành tích xuất sắc trong công việc. Không chỉ động viên bằng vật

chất mà còn động viên về tinh thần. Điển hình như in hình nhân viên

xuất sắc

lên kẹo đặt tại quầy lễ tân để phát cho khách hàng, khách hàng nhỏ tuổi khi

tới giao dịch. Đi cùng với khen thưởng thì Ngân hàng cũng cần có biện pháp

kỷ luật có tính răn đê với những cán bộ, nhân viên vi phạm nội quy làm việc

BCEL. Các chi nhánh đều phải đảm bảo tuân thủ về không gian trụ sở, hệ thống nhận diện thương hiệu. Cán bộ, nhân viên thực hiện nghiêm túc văn hóa giao tiếp với khách hàng từ chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi,.... Có như vậy khách hàng mới cảm nhận rõ phong cách chuyên nghiệp khi được phục vụ tại BCEL.

Văn hóa BCEL cũng cần được xây dựng trong mối quan hệ đồng nghiệp, môi trường làm việc. BCEL hướng tới xây dựng môi trường làm việc tốt nhất ở CHDCND Lào.

Một phần của tài liệu 1089 phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NH ngoại thương lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w