2.1. Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Lào
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Ngoại thươngLào Lào
Ngân hàng Ngoại thương Lào (tên viết tắt là BCEL) được thành lập vào ngày mùng 2 tháng 12 năm 1997 ngay khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tuyên bố độc lập và bắt đầu hoạt động kinh doanh kể từ đó cho đến nay.
Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1989, BCEL đã đóng một vai trò đặc biệt giống như là một chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước Lào và được chính phủ chỉ định là ngân hàng duy nhất được giao dịch với bất kỳ một ngân hàng quốc tế. Ngoài ra, BCEL cũng được giao nhiệm vụ quản lý các khoản tài trợ và các khoản vay được cung cấp bởi các nước, các tổ chức quốc tế cho chính phủ Lào.
Kể từ 01/11/1989, BCEL đã chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại Nhà nước, hoạt động tuân theo Luật Ngân hàng Trung ương và các Nghị định về Quản lý Ngân hàng thương mại. Đặc biệt, ngân hàng đã thay đổi từ loại hình quản lý nhà nước sang quản lý kinh doanh. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng được đánh giá dựa trên sự tăng trưởng của doanh thu.
Giai đoạn năm 1993 - 2001 là giai đoạn triển khai và sử dụng hệ phần mềm lần lượt từ Bank 98 đến Bank 2000 của Công ty Alice Computer do người Lào sản xuất ra. Hệ chương trình mới này có sự kết nối nội bộ (Lan) thuận lợi hơn so với hệ thống chương trình cũ và phù hợp với sự phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Lào trong giai đoạn này. Tiện lợi cho việc quyết toán tháng, quyết toán quý và quyết toán năm. Trong thời gian hơn 9 năm sử dụng hệ thống phần mềm của công ty Alice Computer cũng có nhiều vấn đề bất cập xảy ra vì độ an toàn còn thấp và nhất là mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Lào ngày càng tăng. Trong giai đoạn này, Ngân
hàng Ngoại thương Lào đã có 6 chi nhánh, 7 phòng giao dịch. Theo chủ trương của ngân hàng nhà nước, Ngân hàng Ngoại thương Lào đã góp vốn với ngân hàng đầu t- và phát triển Việt Nam thành lập ngân hàng Liên doanh Lào - Việt Nam trong tháng 6/1999 với tỷ lệ góp vốn mỗi bên 50%. Do sự phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Lào nên hệ thống phần mềm của Công ty Alice đang sử dụng lại không phù hợp nữa, không đáp ứng về nhu cầu cung cấp dịch vụ khách hàng, chậm trễ, xảy ra lỗi sai xót về hạch toán tài khoản buộc Ngân hàng Ngoại thương Lào phải tìm hệ chương trình phần mềm mới phù hợp hơn.
Năm 2010, BCEL đã đi vào hoạt động mạnh mẽ và trở thành Ngân hàng đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Lào trong đó cổ đông chính là Bộ Tài chính Lào. Đến 31/12/2016, Bộ Tài chính Lào nắm giữ 70% trong khi các cổ đông thiểu số bao gồm 10% của các nhà đầu tư trong nước, 10% các đối tác kinh doanh và 10% là các cổ đông nước ngoài khác.
BCEL thực hiện hoạt động kinh doanh chủ yếu dưới sự quản lý của Ngân hàng Trung ương Lào và Bộ Tài chính. Các mục tiêu chính của ngân hàng là mang lại lợi ích cho khách hàng và hỗ trợ các chính sách kinh tế của Chính phủ bằng cách cải thiện, phát triển, hiện đại hóa và mở rộng dịch vụ của mình trong nước cũng như quốc tế. Hiện nay, BCEL cung cấp dịch vụ ngân hàng khác nhau bao gồm tiền gửi, cho vay, thư tín dụng, Thư bảo lãnh, thanh toán, ngoại hối, thẻ/thẻ ghi nợ và tín dụng ATM, điện thoại di động và Internet banking... Tính đến ngày 31/12/2016, BCEL có 19 chi nhánh, 81 đơn vị trực thuộc, 16 đơn vị liên kết và hơn 100 ngân hàng đại lý trên toàn thế giới.
Trong 25 năm qua, với sự hợp tác thành công với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đóng góp vào sự hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa 2 nước Lào - Việt Nam.
Xiengnheun, huyện Chanthabuly, thủ đô Viêng Chăn. Ngày 31/3/2015 vốn điều lệ của BCEL là 682.888 triệu kip.
Trước 2019, BCEL là ngân hàng có 70% vốn của Bộ Tài chính Lào, 5% của các cán bộ, nhân viên BCEL, 10% của các đối tác chiến lược và 15% của các tổ chức, cá nhân tư nhân. Sau khi chào bán cổ phiếu của Bộ tài chính cho các cổ đông đại chúng, hiện Bộ Tài chính Lào đang nắm giữ 51% cổ phiếu của Ngân hàng.
2.1.2. Nhiệm vụ kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Lào
Một là, về hoạt động huy động vốn. Ngân hàng Ngoại thương Lào chấp nhận tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức kinh tế bao gồm các tổ chức sản xuất, kinh doanh đã và đang hoạt động, không phân biệt thành phần kinh tế. Nhận tiền gửi thanh toán hay tiết kiệm bằng KIP và cả ngoại tệ, kỳ hạn và không kỳ hạn.
Hai là, về hoạt động cho vay. Ngân hàng Ngoại thương Lào đã chú trọng đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tiêu dùng trong nước. Trong những năm gần đây, BCEL đã triển khai các dịch vụ cho vay cá nhân mới như cho vay phí chí du học; Cho vay chứng minh tài chính; Cho vay vốn kinh doanh nhỏ; Cho vay tín dụng đối với cán bộ, công nhân viên. Đối với các doanh nghiệp, BCEL cho vay đối với nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đầu tư phát triển.
Ba là, cung cấp các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ,... Hiện tại, BCEL có nhiều sản phẩm để phục vụ khách hàng, sử dụng các thiết bị hiện đại trong dịch vụ như: Chuyển tiền qua SWIFT hệ thống, tiền Gram, truyền trong nước qua fax, ngân hàng trực tuyến, phát hành séc Ngân hàng và các dịch vụ khác cung cấp dịch vụ ngoại hối; cung cấp ngoại tệ cho khu vực nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, công ty tư nhân và tổ chức quốc tế; cung cấp dịch vụ trên thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ trên thẻ ATM hoạt động 24 giờ cho khách hàng, tư vấn tài chính,....
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Lào
Bộ máy quản lý của Ngân hàng ngoại thương BCEL đứng đầu là Tổng giám đốc và 6 phó Tổng giám đốc điều hành các phòng ban.
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Lào
Nguồn: Ngân hàng Ngoại thương Lào Hội sở chính là nơi tổng điều hành, tại đây tất cả các dữ liệu được lưu trữ tập trung, các chi nhánh hoạt động trong ngày và cuối ngày sẽ chuyển tất cả về Hội sở chính. Hội sở chính cũng là nơi điều phối vốn cho toàn bộ các chi nhánh, cung cấp vốn cho các chi nhánh thông qua cho vay và nhận huy động vốn của các chi nhánh khác khi chưa sử dụng, đồng thời cũng đưa ra các chính sách về lãi suất, tổ chức các chương trình ưu đãi, tiêu chí phân loại khách hàng...trong toàn hệ thống. Tuy nhiên, tại từng chi nhánh vẫn có thể áp dụng linh hoạt những chính sách này sao cho phù hợp với địa bàn của mình theo quyền hạn và nhiệm vụ được giao. Mô hình quản lý này còn có ưu điểm
là thông suốt, nhất quán chính sách làm việc từ trên xuống, công bằng giữa các chi nhánh và rất tiện lợi cho khách hàng vì có thể giao dịch online mọi nơi, tại đâu cũng giống nhau, số liệu cập nhật nhanh chóng. Ngân hàng Ngoại