Nhóm các tiêu chí định lượng

Một phần của tài liệu 1089 phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NH ngoại thương lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41)

(i) Quy mô tăng trưởng và tỷ trọng doanh số TT KDTM - Quy mô tăng trưởng tuyệt đối doanh số TT KDTM:

Lượng giá trị tăng(gỉàm) Doanh sô Doanh sô

tuyệt đối doanh so = TTKDTM kỳ - TT KDTM

TT KDTM thực hiện kỳ trưởc

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tăng, giảm (số tuyệt đối) doanh số TTKDTM của năm sau so với năm trước.

- Tốc độ tăng doanh số thanh toán:

Doanh số TT Tỷ lệ tăng DS = KDTM kỳ th ự c h iệ n TTKDTM DS TTKDTM kỳ trước ______—-_____ x 100 Doanh số TT KDTM kỳ trước

Chỉ tiêu này cho biết số tiền khách hàng thực hiện thanh toán qua NH theo thể thức TT KDTM năm nay tăng giảm bao nhiêu % so với năm trước, qua đó có thể đánh giá tình hình phát triển TT KDTM của NH qua các năm.

- Tỷ trọng doanh số TT KDTM trong tổng doanh số thanh toán:

I

Tv trọng doanh số Doanh số TTKDTM

_ _ = ____-___; " ^ j___________ X 100

TT KDTM Tong doanh SO thanh toán

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sử dụng dịch vụ TTKDTM của KH so với tổng giá trị thanh toán của NH.

(ii)Cơ cấu doanh số TT KDTM

- Quy mô tăng trưởng doanh số của các loại hình TT KDTM:

Chỉ tiêu này cho biết trong một giai đoạn thì với từng loại hình thanh toán doanh số tăng trưởng thế nào, và trong các loại hình thanh toán thì doanh số loại thanh toán nào có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất và loại nào thấp nhất.

Tỷ lệ tăng doanh PθanLsAting loại Jhmh.

j∙ TTKDTM tăng tuyệt đối x 100

số của từng loại = 'r

__________ Doanh số từng loại hình TT

h'rnh TTKDTM KDTM kỳ trước

- Tỷ trọng doanh số của các loại hình TT KDTM:

Doanh số của từng loại hình

Tỷ trọng doanh TTKDTM

số của từng loại = --- x100

hình TTKDTM Tổng doanh số TT KDTM

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng doanh số thanh toán KDTM thì doanh số thanh toán của hình thức thành toán nào chiếm tỷ trọng lớn nhất và thấp nhất.

(iii) Quy mô tăng trưởng số lượng tài khoản phát hành và sử dụng dịch vụ TT KDTM

Chỉ tiêu này cho biết số lượng tài khoản của KH sử dụng dịch vụ TT KDTM tại ngân hàng tăng trưởng như thế nào qua các năm, từ đó là cơ sở đánh giá sự phát triển T Tỷ lệ tăng trưởng số lượng TK phát hành và sử dụng = dịch vụ TT KDTM Số lượng TK PH và Số lượng TK PH SD DV TT KDTM - và SD DV TT kỳ thực hiện KDTM kỳ trước ---—--- x 100 Số lượng TK phát hành và sử dụng dịch vụ TT KDTM kỳ trước

Tỷ lệ này được hiểu là các sai sót trong giao dịch với khách hàng và rủi ro trong kinh doanh dịch vụ TTKDTM của ngân hàng. Chất lượng dịch vụ của ngân hàng dù hoàn hảo đến đâu cũng không tránh khỏi các sai sót trong giao dịch của ngân hàng với khách hàng, những lời phàn nàn và khiếu kiện, khiếu nại của khách hàng đối với ngân hàng. Bên cạnh đó tỷ lệ này phần nào đánh giá được mức độ rủi ro trong kinh doanh dịch vụ TTKDTM của ngân hàng.

(v) Doanh thu từ dịch vụ TT KDTM trên tổng doanh thu dịch vụ

- Quy mô tăng trưởng tuyệt đối doanh thu từ dịch vụ TT KDTM:

Doanh thu Tăng (giảm) tuyệt đối = Doanh thu TT KDTM kỳ thực hiện - Doanh thu TT KDTM của kỳ trước

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ TT KDTM:

, Doanh thu từ DV TT Toc độ tâng tnrởng KDTM kỳ thực hiện doanh thu từ dịch = ---1--- Doanh thu từ DV TT KDTM kỳ trước „ 1j vụ TT KDTM Doanh thu từ dịch vụ TT KDTM kỳ trước

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng của doanh thu từ hoạt động dịch vụ TT KDTM, chỉ tiêu này càng cao thì càng tổt với ngân hàng.

- Tỷ trọng doanh thu dịch vụ TT KDTM trong tổng doanh thu dịch vụ thanh toán:

Tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ TT KDTM trong tổng doanh thu

Doanh thu từ dịch vụ TT

KDTM x 100

Tổng doanh thu từ dịch vụ TT

Đánh giá tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ TTKDTM trên tổng doanh thu hoạt động dịch vụ tức là xem xét tỷ lệ giá trị lợi nhuận, phí mà các dịch vụ TTKDTM trong tổng doanh thu dịch vụ của một NHTM. Nếu tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ TTKDTM trong tổng doanh thu dịch vụ cao tức là khách hàng đã tiếp cận gần hơn, NHTM đã triển khai tốt hơn các dịch vụ TTKDTM.

- Tỷ trọng doanh thu dịch vụ TT KDTM trong tổng doanh thu dịch vụ: Chỉ tiêu này cho biết doanh thu từ dịch vụ TT KDTM của NH chiếm tỷ

lệ bao

nhiêu trong tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ. Tỷ trọng này ngày

càng tăng

chứng tỏ rằng dịch vụ TT KDTM ngày càng phát triển, đóng góp vào sự tăng

trưởng chung của NH.

Doanh thu từ dịch vụ TT Tỷ trọng doanh thu KDTM từ dịch vụ TT = ---—--- χ 100 _____ĩ___ Tổng doanh thu từ dịch vụ KDTM trong tổng & • doanh thu dịch vụ 1.4.2. Nhóm chỉ tiêu định tính

- Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Khi NHTM càng phát triển thì các dịch vụ mà ngân hàng thương mại cung ứng ra thị trường càng đa dạng và hướng tới nhu cầu phong phú của

Sự đa dạng của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là tiêu chí định tính nên cần có sự đánh giá của khách hàng. Các ngân hàng có thể đánh giá tính đa dạng của dịch vụ TTKDTM bằng các thực hiện các cuộc khảo sát, thu thập thông tin phản hồi của khách hàng. Dựa trên đánh giá của khách hàng, ngân hàng cũng có những biện pháp phù hợp, chiến lược phù hợp trong phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

- Sự đa dạng của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt còn được đo lường bởi sự đa dạng của các phương thức TTKDTM. Trước đây, thanh toán không dùng tiền mặt chỉ được thực hiện thông qua thanh toán bù trừ qua Ngân hàng Nhà nước chủ trì thì ngày nay nhờ hệ thống ngân hàng lõi Corebanking tiên tiến, các NHTM đã có thể tăng tốc độ thanh toán trong nội bộ ngân hàng, tham gia vào mạng lưới thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán song phương....

- Chất lượng sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng hầu như không có tính độc quyền, dễ bắt chước nên đặc điểm sản phẩm dịch vụ hầu như không có nên chất lượng dịch vụ là yếu tố cạnh tranh quan trọng. Chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển về chất lượng.

Cũng giống như sự đa dạng của dịch vụ, chất lượng dịch vụ cũng là tiêu chí định tính nên được đo lường thông qua đấnh giá của khách hàng ngân hàng. Các thành phần cụ thể đánh giá chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thường được sử dụng như thời gian giao dịch, tính chính xác của giao dịch, tính đơn giản thuận tiện của quy trình giao dịch, thái độ, kỹ năng của nhân viên ngân hàng thương mại, hoạt động chăm sóc khách hàng, khuyến mãi,...

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ TT KDTM của

ngân hàng thương mại

1.5.1. Các yếu tố từ chủ quan

- Ứng dụng CNTT: Việc ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin và tự động hóa của hệ thống NHTM có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy

hoạt động thanh toán. Bởi sự đầu tư này giúp cho các giao dịch thanh

toán trở

lên nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiết kiệm chi phí. Trước đây, nếu các

giao dịch thanh toán xử lý phải mất nhiều ngày thì bây giờ, sau khi ứng dụng

công nghệ hiện đại, các giao dịch trong nội bộ ngân hàng chỉ mất hơn 10

phút, các giao dịch thanh toán khác ngân hàng sẽ được báo có ngay trong

ngày với tốc độ chỉ sau ba đến bốn tiếng.

- Nhân tố con người: Khi ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động thanh toán, các NHTM luôn ý thức về vai trò của nhân tố con người trong việc vận

hành hoạt động này.

Công nghệ phát triển cho phép ngân hàng giảm số lượng cán bộ thanh toán nhưng lại đòi hỏi ở mỗi cán bộ trình độ và kỹ năng cao để xử lý nghiệp vụ. Vì trong quá trình vận dụng công nghệ, các sai sót sẽ xảy ra. Để giải quyết được những vấn đề đó một cách linh hoạt, cán bộ thanh toán cần có một trình độ, kỹ năng và sự hiểu biết về hệ thống thanh toán.

Mặt khác, công nghệ hiện đại cũng không thể thay thế con người trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là trong việc giao tiếp với khách hàng. Khi giao dịch với khách hàng, mỗi cán bộ thanh toán sẽ là “kênh quảng bá” hình ảnh của ngân hàng. Với những cử chỉ giao tiếp lịch sự, hướng dẫn chu đáo, tận

khách hàng chịu tác động khá lớn của uy tín, thương hiệu ngân hàng. Khi ngân hàng có uy tín và thương hiệu lớn khách hàng sẽ cảm thấy an tâm khi sử dụng dịch vụ nên sẽ có nhu cầu sử dụng dịch vụ của NHTM đó nhiều hơn.

- Hoạt động marketing và quảng bá thương hiệu: Nếu uy tín ngân hàng tác động tới tâm lý thì hoạt động marketing và quảng bá thương hiệu hướng tới nhận thức của khách hàng. Việc cung cấp thông tin tới khách hàng nhất là trong hoạt động thanh toán có vai trò quan trọng. Qua hoạt động marketing và quảng bá, khách hàng sẽ biết đến các dịch vụ của ngân hàng và khi nảy sinh nhu cầu, họ sẽ tìm đến ngân hàng để giao dịch.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

- Thói quen, tâm lý của khách hàng.

Tâm lý là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM. Hoạt động ý thức diễn ra trong bộ não con người, một dạng tổ chức đặc biệt của vật chất. Tâm lý là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào ý thức con người bao gồm: nhận thức, tình cảm, lý chí, biểu hiện trong cử chỉ hoạt động của mỗi người. Tâm lý cũng chính là nguyện vọng, ý thích, thị hiếu... của mỗi người, nó hình thành nên thói quen, tập quán của mỗi cá nhân. Hành vi tiêu dùng hay sử dụng dịch vụ ngân hàng đều chịu ảnh hưởng bởi tâm lý, thói quen của khách hàng.

Tuy nhiên, tâm lý, thói quen tiêu dùng hay sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại của khách hàng thường chịu ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Do đó, nếu nền kinh tế chưa phát triển mạnh mẽ, lạc hậu thì người dân thường có thói quen sử dụng tiền mặt phổ biến hơn nên sẽ gây ra thách thức với các NHTM nếu muốn phát triển dịch vụ thanh toán của mình.

Với các nên kinh tế lớn, hiện đại, các NHTM cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt do người dân cũng có thói quen sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện đại hơn. Khi người dân

có trình độ dân trí cao, có sự hiểu biết về ngân hàng về công nghệ thì người dân sẽ thích sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hơn.

- Môi trường kinh tế vĩ mô.

Ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế rất nhạy cảm với các yếu tố từ môi trường kinh tế. Những biến động lớn của nền kinh tế có thể dẫn tới sự sụp đổ của nhiều ngân hàng và ảnh hưởng thường mang tính hệ thống. Khi môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định, một mặt tác động trực tiếp tới thanh toán không dùng tiền mặt, mặt khác ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng từ đó lại tác động gián tiếp tới thanh toán không dùng tiền mặt.

Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt. Nền kinh tế phát triển mạnh, hàng hóa được sản xuất ra và tiêu thụ với khối lượng lớn, mọi người sẽ có xu hướng ưa chuộng việc sử dụng ngân hàng như là trung gian thanh toán, vì ngân hàng cung cấp các tiện ích cho phép các khách hàng tham gia thanh toán, có thể giảm được các chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm khi sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời làm cho quá trình thanh toán được nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn.

- Môi trường pháp lý.

Ngành ngân hàng là ngành quan trọng của nền kinh tế những cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Khi rủi ro xảy ra có thể gây ra hiện tượng dây chuyền, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế nên Chính phủ đặc biệt phải kiểm soát hoạt động của hệ thống NHTM. Hoạt động của NHTM nói chung và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM nói riêng đều chịu sự ràng buộc của nhiều văn bản pháp lý. Trong một nền kinh tế phát triển, mọi giao dịch của các tổ chức kinh tế và dân cư đều được thực hiện qua ngân hàng, một sự thay đổi nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn hệ thống. Vì vậy, khi hành lang pháp lý thay đổi, ngành ngân hàng phải có thời gian nguồn lực để thích ứng. Nếu không giải quyết tốt, NHTM dễ mất uy tín với khách hàng, hoạt động

kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng và kém hiệu quả.

Trong điều kiện tình hình chính trị, pháp luật ổn định, các tổ chức kinh tế và dân cư có điều kiện phát triển kinh tế, tiền gửi thanh toán và tỷ trọng thanh toán qua ngân hàng tăng lên, tạo điều kiện thu hút được lượng tiền mặt ngoài xã hội, cố định thêm nguồn vốn để đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

- Môi trường cạnh trạnh: Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ NH nói chung và dịch vụ TT KDTM nói riêng trên thị trường tiền tệ đã buộc các NHTM phải không ngừng cải tiến, phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng, tiện ích các SPDV của mình, đi đôi với việc tiết giảm phí dịch vụ. Điều đó sẽ thúc đẩy việc không ngừng nâng cao trình độ công nghệ, năng lực quản trị và chất lượng đội ngũ CBNV của NH.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG

NGOẠI THƯƠNG LÀO

2.1. Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Lào

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Ngoại thươngLào Lào

Ngân hàng Ngoại thương Lào (tên viết tắt là BCEL) được thành lập vào ngày mùng 2 tháng 12 năm 1997 ngay khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tuyên bố độc lập và bắt đầu hoạt động kinh doanh kể từ đó cho đến nay.

Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1989, BCEL đã đóng một vai trò đặc biệt giống như là một chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước Lào và được chính phủ chỉ định là ngân hàng duy nhất được giao dịch với bất kỳ một ngân hàng quốc tế. Ngoài ra, BCEL cũng được giao nhiệm vụ quản lý các khoản tài trợ và các khoản vay được cung cấp bởi các nước, các tổ chức quốc tế cho chính

Một phần của tài liệu 1089 phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NH ngoại thương lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41)

w