- Thói quen, tâm lý của khách hàng.
Tâm lý là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM. Hoạt động ý thức diễn ra trong bộ não con người, một dạng tổ chức đặc biệt của vật chất. Tâm lý là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào ý thức con người bao gồm: nhận thức, tình cảm, lý chí, biểu hiện trong cử chỉ hoạt động của mỗi người. Tâm lý cũng chính là nguyện vọng, ý thích, thị hiếu... của mỗi người, nó hình thành nên thói quen, tập quán của mỗi cá nhân. Hành vi tiêu dùng hay sử dụng dịch vụ ngân hàng đều chịu ảnh hưởng bởi tâm lý, thói quen của khách hàng.
Tuy nhiên, tâm lý, thói quen tiêu dùng hay sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại của khách hàng thường chịu ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Do đó, nếu nền kinh tế chưa phát triển mạnh mẽ, lạc hậu thì người dân thường có thói quen sử dụng tiền mặt phổ biến hơn nên sẽ gây ra thách thức với các NHTM nếu muốn phát triển dịch vụ thanh toán của mình.
Với các nên kinh tế lớn, hiện đại, các NHTM cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt do người dân cũng có thói quen sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện đại hơn. Khi người dân
có trình độ dân trí cao, có sự hiểu biết về ngân hàng về công nghệ thì người dân sẽ thích sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hơn.
- Môi trường kinh tế vĩ mô.
Ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế rất nhạy cảm với các yếu tố từ môi trường kinh tế. Những biến động lớn của nền kinh tế có thể dẫn tới sự sụp đổ của nhiều ngân hàng và ảnh hưởng thường mang tính hệ thống. Khi môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định, một mặt tác động trực tiếp tới thanh toán không dùng tiền mặt, mặt khác ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng từ đó lại tác động gián tiếp tới thanh toán không dùng tiền mặt.
Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt. Nền kinh tế phát triển mạnh, hàng hóa được sản xuất ra và tiêu thụ với khối lượng lớn, mọi người sẽ có xu hướng ưa chuộng việc sử dụng ngân hàng như là trung gian thanh toán, vì ngân hàng cung cấp các tiện ích cho phép các khách hàng tham gia thanh toán, có thể giảm được các chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm khi sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời làm cho quá trình thanh toán được nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn.
- Môi trường pháp lý.
Ngành ngân hàng là ngành quan trọng của nền kinh tế những cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Khi rủi ro xảy ra có thể gây ra hiện tượng dây chuyền, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế nên Chính phủ đặc biệt phải kiểm soát hoạt động của hệ thống NHTM. Hoạt động của NHTM nói chung và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM nói riêng đều chịu sự ràng buộc của nhiều văn bản pháp lý. Trong một nền kinh tế phát triển, mọi giao dịch của các tổ chức kinh tế và dân cư đều được thực hiện qua ngân hàng, một sự thay đổi nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn hệ thống. Vì vậy, khi hành lang pháp lý thay đổi, ngành ngân hàng phải có thời gian nguồn lực để thích ứng. Nếu không giải quyết tốt, NHTM dễ mất uy tín với khách hàng, hoạt động
kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng và kém hiệu quả.
Trong điều kiện tình hình chính trị, pháp luật ổn định, các tổ chức kinh tế và dân cư có điều kiện phát triển kinh tế, tiền gửi thanh toán và tỷ trọng thanh toán qua ngân hàng tăng lên, tạo điều kiện thu hút được lượng tiền mặt ngoài xã hội, cố định thêm nguồn vốn để đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Môi trường cạnh trạnh: Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ NH nói chung và dịch vụ TT KDTM nói riêng trên thị trường tiền tệ đã buộc các NHTM phải không ngừng cải tiến, phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng, tiện ích các SPDV của mình, đi đôi với việc tiết giảm phí dịch vụ. Điều đó sẽ thúc đẩy việc không ngừng nâng cao trình độ công nghệ, năng lực quản trị và chất lượng đội ngũ CBNV của NH.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG