Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương

Một phần của tài liệu 1089 phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NH ngoại thương lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 54 - 59)

khai mô hình tách bạch giữa khối quản lý và hành chính với khối kinh doanh theo mô hình back-office và front-office.

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thươngLào Lào

giai đoạn 2016 - 2019

Thứ nhất, hoạt động huy động vốn: BCEL đã chú ý huy động vốn từ xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là chú trọng huy động vốn từ các khách hàng lớn, phân công chức năng nhiệm vụ cho cán bộ phụ trách huy động vốn từ nhóm khách hàng lẻ qua cả kênh giao dịch trực tiếp tới kênh hiện đại, đặc biệt là ứng dụng internet để phục vụ nhu cầu của khách hàng xa trụ sở. Chính vì vậy, các năm qua, tổng vốn huy động của Ngân hàng đã gia tăng đáng kể. Tổng vốn huy động đều duy trì đà tăng trưởng qua từng năm, mở rộng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng của Ngân hàng.

đvt: tỷ LAK

Hình 2.2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương Lào

Tổng vốn huy động năm 2016 đạt mức 30.710 tỷ LAK, tăng trưởng với tốc độ 24,9% so với năm trước. Tính đến cuối năm 2017, tổng vốn huy động tiếp tục tăng thêm 11,41%, tương ứng với 1.931 tỷ LAK, đạt mức 34.214 tỷ LAK. Năm 2018, tổng vốn huy động tăng nhẹ thêm 5,64%, đạt mức 36.145 tỷ LAK, tuy nhiên tới năm 2019, tổng vốn huy động tiếp tục tăng nhanh hơn với tốc độ tăng 10,68%, tương ứng với 3.859 tỷ LAK. Tính đến hết năm 2019, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã đạt mức 40.004 tỷ LAK.

Thứ hai, hoạt động cho vay: BCEL đã đóng góp cho kinh tế xã hội phát triển quốc gia thành một xã hội thịnh vượng dần dần dựa trên chính sách của Đảng và Chính phủ bằng cách mở rộng hoạt động cấp tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế ổn định, đáp ứng vốn tín dụng để thực hiện sản xuất trong nước, để tài trợ nhập khẩu và xuất khẩu,.... Do đó, tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng các năm đều tăng trưởng mạnh mẽ.

đvt: tỷ LAK

Hình 2.3: Tình hình cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Lào

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Ngoại thương Lào Số liệu trên hình 2.3 cho thấy, tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng trong năm 2016 đạt mức 19.093 tỷ LAK, tăng trưởng 75,9%. Sau thời gian nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, Nhà nước Lào đã thực hiện nhiều biện pháp tháo gỡ

khó khăn cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trở lại, một trong những giải pháp đó là hạ lãi suất cho vay để khuyến khích đầu tư. Do đó, từ năm 2015, tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ.

Tới năm 2016, tổng dư nợ cho vay tiếp tục tăng khá với tốc độ 49,04%, tương ứng với 9.364 tỷ LAK, đạt mức 28.457 tỷ LAK. Trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay giảm nhưng vẫn đạt mức 25,38%, tương ứng với mức tăng 7.221 tỷ LAK. Tính đến cuối năm 2018, tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng đã đạt mức 35.678 tỷ LAK. Trong năm 2019, tốc độ tăng dư nợ cho vay tiếp tục cải thiện lên mức 30,46%. Trong năm này, quy mô dư nợ cho vay của Ngân hàng đã đạt mức 46.547 tỷ LAK.

Thứ ba, về kết quả hoạt động kinh doanh. Ngân hàng Ngoại thương Lào cũng đã đạt được nhiều tín hiệu khả quan. Doanh thu qua các năm đều tăng trưởng mạnh mẽ, BCEL đã không ngừng tăng cường công tác mở rộng thị trường và phát triển chất lượng các dịch vụ ngân hàng.

Chính vì vậy kết quả hoạt động kinh doanh của BCEL qua các năm ngày càng tăng.

đvt: tỷ LAK

Hình 2.4: Tình hình lợi nhuận của Ngân hàng Ngoại thương Lào

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Ngoại thương Lào Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019, doanh thu của BCEL đã

có những bước tăng trưởng vượt bậc, luôn giữ ở mức 2 con số. Trong giai

đoạn này, BCEL đã đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới

các chi nhánh ngân hàng tại các địa phương, do đó chi phí là yếu tố tăng trưởng mạnh nhất của ngân hàng, năm 2016 mức tăng trưởng mức chi là 44,65%. Điều đó cũng giải thích vì sao mặc dù doanh thu có mức tăng trưởng

đáng kể nhưng lợi nhuận của BCEL lại giảm tốc độ tăng trưởng. Việc mở

rộng các chi nhánh tại địa phương là chiến lược cạnh tranh của BCEL

với các

ngân hàng trong nước và quốc tế. Tại Lào, tuy chỉ có 7 triệu dân nhưng có

đến 43 ngân hàng đang hoạt động. Trong năm 2019, Ngân hàng đạt tổng lợi

nhuận sau thuế 328.482 triệu LAK, đạt 75.5% kế hoạch năm.

2.2Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng Ngoại thương Lào

2.2.1. Tong quan về thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng Ngoại

thương Lào

Sau khi Ngân hàng Ngoại thương Lào đã thực hiện cải cách trong năm 2000, với chủ trương chiến lược để đa dạng hóa các loại dịch vụ, Ngân hàng Ngoại thương Lào đã xác định dịch vụ ngân hàng bán lẻ là chiến dịch trọng tâm của minh. Đối với nhóm các sản phẩm bán lẻ truyền thống, nét điển hình của Ngân hàng Ngoại thương Lào được thể hiện ở sự chú trọng tới việc gia tăng các tiện ích cho khách hàng và phân đoạn khách hàng nhằm thiết kế những sản phẩm phù hợp. Trong nhóm các dịch vụ bán lẻ thì dịch vụ thanh

viễn thông, bảo hiểm, phí giao thông, thanh toán trực tuyến. Không chỉ phát triển dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng, BCEL cũng đã tăng cường kết hợp với cơ quan thuế, hải quan, kho bạc nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ thu thuế, thu nộp NSNN, thanh toán cho các dịch vụ công,.

BCEL cũng đã xây dựng hệ thống ngân hàng lõi (core banking), đẩy mạng đầu tư vào hệ thống thanh toán trong nội bộ hệ thống Ngân hàng, đẩy mạnh ứng dụng thanh toán hiện đại thông qua điện thoại thông minh, I - banking, SMS banking,.

Không chỉ vậy, các ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại như QR Pay cũng đã được Ngân hàng thực hiện nghiên cứu, phát triển, triển khai nhằm tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng. Các ứng dụng CNTT cũng được BCEL thực hiện đầu tư, triển khai trong quy trình thanh toán để đẩy nhanh tốc độ giao dịch, đảm bảo tính bảo mật, an toàn,.. nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp lý về an ninh, an toàn, bảo mật, bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán điện tử, thanh toán di động. Áp dụng các biện pháp tiên tiến, bảo đảm an toàn cho hệ thống thanh toán, các sản phẩm dịch vụ, tăng cường giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, có sự phối hợp giữa ngân hàng với các đơn vị có liên quan trong bảo đảm an ninh.

Ngân hàng đã tích hợp các loại thẻ với các thẻ thanh toán mà người dân đang sử dụng phổ biến để giảm thủ tục đăng ký mở thẻ và thẻ này có thể sử dụng trong nhiều hệ thống ngân hàng. Ngân hàng tiếp tục cập nhật và áp dụng các biện pháp tiên tiến bảo đảm an ninh, an toàn cho các hệ thống thanh toán, các sản phẩm dịch vụ thanh toán; đồng thời, tăng cường sự giám sát của cơ quan quản lý, sự phối hợp giữa ngân hàng với các đơn vị liên quan trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn. Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc hiện đại hoá công nghệ và các hệ thống thanh toán. Hiện đại hoá hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng, giúp ngân hàng xây dựng được kết cấu hạ tầng hiện đại, để

cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng, ngày càng thoả mãn tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, giảm chi phí vận hành, tăng cường hiệu quả quản lý và tăng hiệu quả kinh doanh.

Ngân hàng đã luôn cập nhật và áp dụng các biện pháp tiên tiến bảo đảm an ninh, an toàn cho các hệ thống thanh toán, các sản phẩm dịch vụ thanh toán; đồng thời, tăng cường sự giám sát của cơ quan quản lý, sự phối hợp giữa ngân hàng với các đơn vị liên quan trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn.

Để phục vụ cho các hoạt động dịch vụ thẻ, Ngân hàng Ngoại thương Lào đã thành lập Trung tâm thẻ vào năm 2002. Mục đính chính của trung tâm thẻ này là tạo sự nhanh chóng và tiện lợi trong việc phát hành thẻ và thanh toán thẻ cho khách hàng, thuận tiện trong việc quản lý và mở rộng kinh doanh dịch vụ thẻ BCEL. Hoạt động phát hành thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Lào tuy chỉ mới được đẩy mạnh trong những năm gần đây, nhưng BCEL đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Các loại thẻ được BCEL phát hành chủ yếu là thẻ BCEL UnionPay, thẻ BCEL VISA, thẻ BCEL Pay, thẻ Smart Tax và thẻ thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu 1089 phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NH ngoại thương lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 54 - 59)

w