Thực trạng phát triểndịch vụ thẻ tại Chi nhánh Sở giao dịch 1

Một phần của tài liệu 1109 phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch i luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 68)

2.2.2.1. Số lượng và chủng loại thẻ phát hành của BIDV Sở giao dịch 1

Bảng 2.3: Số lượng thẻ phát hành mới qua các năm của CN SGDl

Thẻ ghi nợ nội địa tăng ròng 3.425 5.213 10.192

Thẻ ghi nợ quốc tế tăng ròng - 1.823 3.559

Thẻ tín dụng quốc tế tăng ròng 397 512 605

Đơn vị: Thẻ 50000 45000 40000 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 2012 2013 2014

- Qua các số liệu trên ta thấy rằng các chỉ tiêu thẻ về số lượng thẻ phát hành mới, tăng ròng, lũy kế tại Sở giao dịch 1 đều tăng qua các năm. Năm 2014 số lượng thẻ phát hành mới là 19.582 thẻ, tăng 44,35% (tương đương 6.017 thẻ).

- Trong đó, thẻ ghi nợ nội địa là loại thẻ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn 80%). Thẻ ghi nợ quốc tế tuy mới được phát triển vào năm 2013 nhưng đã có sự đột phá đáng kể với tốc độ tăng trên 90% trong năm 2014. Trong khi đó, thẻ tín dụng quốc tế BIDV vẫn tăng trưởng nhưng tỷ lệ trăng trưởng không cao. Điều này là do đặc điểm của thẻ ghi nợ với độ rủi ro thấp, hồ sơ phát hành đơn giản nên có thể phát triển hàng loạt khách hàng, Còn thẻ tín dụng bản chất là khoản vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo nên tính rủi ro cao hơn, hồ sơ cần cung cấp nhiều hơn, Trong năm 2014, mức độ tăng ròng thẻ tín dụng không tăng nhiều là do chi nhánh tập trung vào việc quản lý hiệu quả sử dụng thẻ, hạn chế phát hành ồ ạt, giám sát chặt chẽ, đánh giá kịp thời các khách hàng để kiểm soát tốt nhất nợ xấu cho ngân hàng.

* Số lượng thẻ ghi nợ nội địa qua các năm

Biểu đồ 2.5: Sự tăng trưởng thẻ ghi nợ nội địa của CN SGD 1

Đơn vị: thẻ

Nhìn vào biểu đồ ta thấy số lượng thẻ ghi nợ nội địa của Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 năm sau luôn tăng cao hơn năm trước. Năm 2014 toàn Chi nhánh đạt số lượng thẻ ghi nợ nội địa lũy kế là 37.353 thẻ tăng 38,03% (tương đương 10.192 thẻ).

- Số lượng thẻ ghi nợ nội địa phát hành đạt tỷ lệ cao do:

+ CNSGD1 đã thực hiện tốt công tác phát triển dịch vụ, thực hiện nhiều đợt khuyến mại làm thẻ theo chủ trương của BIDV, kết hợp sự ra đời sản phẩm thẻ mới với nhiều tính năng ưu việt nổi trội, đã thu hút được các khách hàng lớn như: Cổng ty cổ phần tư vấn nhân lực NIC, Khách sạn Hà Nội, Công ty cổ phần Vincom...với thỏa thuận hợp tác toàn diện trong thanh toán lương và phát hành thẻ cho cán bộ công nhân viên. Mặt khác, số lượng thẻ được đẩy mạnh nhờ vào sản phẩm thẻ ghi nợ Harmony. Đây là một sản phẩm hấp dẫn, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

+ Ngoài những sản phẩm hiện có, năm 2014, BIDV đã ra mắt thành công nhiều sản phẩm mới nổi bật như các loại thẻ ghi nợ nội địa đồng thương hiệu BIDV-CoopMart, BIDV-Lingo phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng. Đặc biệt, định hướng của BIDV là mở rộng thị phần nên cùng với các chính sách ưu đãi miễn phí thường niên, miễn phí phát hành, chi nhánh đã tích cực tìm kiếm các nguồn khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp uy tín, các trường đại học và doanh nghiệp đổ lương qua tài khoản BIDV.

* Số lượng thẻ ghi nợ quốc tế

Mãi đến năm 2013, BIDV mới chính thức ra mắt sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế đầu tiên mang nhãn hiệu Master Debit Ready với số lượng phát hành là

1.988 thẻ. Đến năm 2014, số lượng thẻ lũy kế là 5.587 thẻ, tăng gấp 3 lần so với năm 2013.

Biểu đồ 2.6: Sự tăng trưởng thẻ ghi nợ quốc tế của CN SGD 1 Đơn vị: Thẻ Thẻ ghi nợ quốc tế lũy kế Thẻ ghi nợ quốc tế tăng mới Thẻ ghi nợ quốc tế tăng ròng

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014) Có được sự tăng trưởng này là do

+ BIDV đã triển khai đa dạng hơn các loại thẻ ghi nợ quốc tế như thẻ đồng thương hiệu BIDV MU, thẻ Premier dành cho khách hàng quan trọng, thẻ

BIDV Vietravel dành cho khách du lịch.

+ Việc ra mắt các sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế đa dạng đặc biệt là thẻ BIDV MU cùng với nhiều ưu đãi lớn, nhắm đúng vào nhu cầu của từng đối tượng khách hàng đã hỗ trợ tốt cho việc phát triển thẻ. Chi nhánh đã tích cực khai thác các khách hàng thanh toán lương, các khách hàng là fan của đội tuyển

Manchester United, khách hàng quan trọng tại chi nhánh cũng như kết hợp với các đại lý du lịch phát hành cho khách hàng đi du lịch, dựa trên những tính năng gia tăng của thẻ ghi nợ quốc tế và nhắm đến mức độ yêu thích để tiếp thị khách hàng.

* Số lượng thẻ tín dụng quốc tế

Thẻ tín dụng tại Chi nhánh tăng đều qua các năm. Năm 2014 số lượng thẻ

19,55%, mức tăng năm 2012 xấp xỉ 30%. Như vậy số lượng thẻ tín dụng lũy kế

tăng nhưng tốc độc tăng lại giảm qua các năm. Điều này được thể hiện qu biểu đồ 2.4:

Biếu đồ 2.7: Số lượng thẻ tín dụng phát hành của CN SGD 1

(Đơn vị: Thẻ)

Thẻ tín dụng lũy kế

Thẻ tín dụng tăng mới

Thẻ tín dụng tăng ròng

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012. 2013, 2014) Lý giải cho vấn đề này là:

+ Năm 2012 số lượng thẻ tín dụng quốc tế đạt tỷ lệ cao do Chi nhánh có lợi thế về địa lý nên đã phát hành thẻ visa cho cán bộ công nhân viên thuộc HSC và một số công ty con thuộc BIDV, công ty liên doanh liên kết và phát triển thẻ tín dụng tới các khách hàng, các doanh nghiệp lớn có quan hệ tín dụng

với chi nhánh.

+ Năm 2013, một số doanh nghiệp có lượng cán bộ công nhân viên phát hành thẻ tín dụng tại chi nhánh nhiều (như Công ty cho thuê tài chính BIDV, công ty Điện máy Việt Long...) gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh dẫn đến phá sản, giải thể. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh số giao dịch 2012/201 1 (%) Doan h số giao dịch 2013/201 2 (%) Doan h số giao dịch 2014/201 3 (%) - Thẻ ghi nợ nội địa________ 5.128 57,24 9.765 90,42 12.45 9 27,58 - Thẻ ghi nợ quốc tế________ - - 600 - 1.405 34,17 - Thẻ tín dụng quốc tế________ 7.350 10,56 8.628 17,3 10.75 1 24,6 Tổn g__________ 12.478 18.99 3 24.61 5

CBCNV và Chi nhánh buộc phải thực hiện ngừng hạn mức tín dụng đã cấp cho

khách hàng, dẫn đến sụt giảm số lượng thẻ tín dụng của chi nhánh.

+ Mặt khác, nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng tốt, chi nhánh đã định hướng không phát triển ồ ạt thẻ tín dụng để tăng trưởng về số lượng mà tập trung chủ yếu vào chất lượng thẻ và nhóm khách hàng đổ lương tại chi nhánh có thu nhập cũng như thâm niên công tác. Hiện tại tỷ lệ nợ xấu thẻ tín dụng của

chi nhánh vào khoảng 4.4%, là một trong những chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu thẻ tín dụng thấp nhất hệ thống.

* Số lượng POS

Biểu đồ 2.8: Số lượng POS tăng mới qua các năm của Sở giao dịch 1

(Đơn vị: Máy)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Sở giao dịch 1 năm 2012,2013,2014) Qua biểu đồ trên ta thấy, mặc dù xuất phát điểm muộn nhưng BIDV nói chung và Sở giao dịch 1 nói riêng vẫn phát triển tốt mảng POS.

- Năm 2012 số lượng POS giảm đáng kể là do lắp đặt tại các xe taxi Mai Linh hoạt động không hiệu quả và bị thu hồi. Hai năm sau, số lượng POS đã phát triển đều đặn. Năm 2014, số lượng POS lũy kế tăng 55,09% (tương đương

400 máy); năm 2013 tăng 26,48% (tương đương 365 máy).

- Số lượng máy POS vẫn tăng so với năm 2012 là do chi nhánh Sở giao dịch 1 vẫn chú ý chú trọng phát triển thanh toán qua POS trên thị trường, liên kết với các đơn vị lớn, chuỗi nhiều cửa hàng như siêu thị Intimex, siêu thị Vinmart, Viettelimex, khách sạn Hà Nội... nên vẫn đảm bảo hoàn thành kế hoạch kinh doanh khi đóng những POS hoạt động không hiệu quả.

2.2.2.2. Doanh số thanh toán thẻ

* Doanh số giao dịch qua thẻ BIDV của SGD 1

Bảng 2.4: Doanh số giao dịch qua thẻ BIDV của CN SGDl

(%) giao dịch (%) (%) DS giao dịch thẻ trên ATM 408.50 0 20,21 510.000 27,71 776.100 23,61 Tỷ trọng (%) ' 65,63 63,16 62,63 Giao dịch thanh toán qua POS 213.91 0 11,43 297.435 12.74 462.913 184.85 Tỷ trọng (%) ' 34,37 36,84 37,37 Tổng 622.41 0 807.435 1.239.01 3

(Nguồn: Báo cáo dịch vụ thẻ của BIDV chi nhánh SG

D1 năm 20

.2-2014)

(Nguồn: Báo cáo dịch vụ thẻ của BIDV chi nhánh SGD1 năm 2012-2014) Doanh số giao dịch qua thẻ BIDV bao gồm các giao dịch thực hiện tại máy ATM/POS của BIDV và máy ATM/POS của ngân hàng khác. Doanh số được tính là tổng số tiền mặt được rút + tổng giá trị các khoản mua hàng qua POS + Tổng giá trị chuyển khoản qua ATM.

- Qua bảng trên ta thấy, năm 2014, doanh số giao dịch thẻ ghi nợ nội địa đạt 12.459 triệu đồng, tăng 27,58% so với năm 2013; năm 2013 tăng 90,42%. Mức độ tăng trưởng thấp hơn so với năm 2013, nguyên nhân do thị trường thẻ nội địa ngày càng bão hòa, tâm lý khách hàng không muốn sử dụng quá nhiều thẻ. Doanh số giao dịch 2014 tăng do BIDV đã tập trung ngân sách, chính sách ưu tiên dịch vụ thẻ, hợp tác đồng thương hiệu thẻ nổi bật như BIDV- MU, BIDV-CoopMart, BIDV-Lingo, đã thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng thẻ để được hưởng ưu đãi.

- Năm 2014, doanh số giao dịch của thẻ tín dụng đạt 10.751 triệu đồng, tăng 24,6%; mức tăng năm 2013 là 17,3%. Nguyên nhân do cuối năm 2014, HSC đã đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, khuyến khích lớn khi chi tiêu thẻ; thêm vào đó, chi nhánh cũng phát hành thêm được dòng thẻ tín dụng cao cấp

Platinum với hạn mức từ 100 triệu trở lên, áp dụng cho khách hàng có thu nhập và uy tín cao dẫn đến doanh số giao dịch qua thẻ tăng lên.

* Doanh số giao dịch thẻ qua ATM và POS của BIDV của SGD 1 Bảng 2.5. Doanh số giao dịch thẻ qua ATM và POS của BIDV-CN SGD1:

Số lượng thẻ quốc tế tăng mới

^2 Số lượng thẻ ghi nợ nội địa tăng mới 41

“3 Số lượng POS tăng mới 1

Doanh số POS 1

3 Thu phí dịch vụ POS 3

^6 Thu phí dịch vụ thẻ 3

Doanh số giao dịch thẻ qua ATM và POS của BIDV - CN SGD1 gồm doanh số giao dịch của tất cả các loại thẻ (BIDV hoặc thẻ của ngân hàng khác phát hành) qua ATM và POS của chi nhánh.

Xét về tỷ trọng các giao dịch thẻ qua ATM và POS, có thể thấy giao dịch rút tiền tại máy ATM vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số giao dịch qua thẻ. Năm 2014, tỷ lệ giao dịch rút tiền tại ATM là 62,63%, năm 2013 tỷ lệ này là 63,16%, và năm 2012 là 65,63%. Qua đó thể hiện bước đầu đã có sự thay đổi thói quen dùng thẻ của người tiêu dùng. Tỷ trọng doanh số giao dịch trên ATM vẫn cao, nguyên nhân của hiện tượng này là do thói quen khách hàng vẫn là dùng thẻ để rút tiền thay vì thanh toán, kể cả chủ thẻ quốc tế và thẻ tín dụng vẫn rút tiền mặt mặc dù phí cao. Do đó thẻ quốc tế vẫn chưa phát huy hết chức năng của nó là thẻ khuyến khích thanh toán.

* Thị phần thẻ của CN SGDl so với BIDV

m

thẻ nợ nội địa nợ quốc

tế dụng quốc tế toán trên ATM toán trên POS 2012 1.116 - 1.515 678 3.220 6.529 2013 1.245 418 1.768 560 4.833 8.824 2014 1.438 546 1.803 421 8.330 12.538

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kin

1 doanh Sở giao dịch 1 năm 2012,20

13,20 14)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng bán lẻ năm 2014).

Qua bảng xếp hạng trên ta thấy, tuy chi nhánh Sở giao dịch 1 được thành lập với hoạt động chủ đạo là bán buôn, nhưng trong những năm gần đây, Chi nhánh đã tập trung vào mảng bán lẻ và hầu như các chỉ tiêu đều đạt mức top 3 trừ thẻ ghi nợ nội địa và chưa phải là chi nhánh đứng đầu hệ thống về các chỉ tiêu dịch vụ thẻ. Trong thời gian tới, chi nhánh cần tập trung nguồn lực phát triển dịch vụ thẻ theo định hướng của Hội sở chính, góp phần nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ bán lẻ, trong đó có dịch vụ thẻ.

2.2.3. Về hiệu quả dịch vụ thẻ

* Sự gia tăng hiệu quả dịch vụ thẻ

Hiệu quả dịch vụ thẻ được thể hiện thông qua lợi nhuận từ dịch vụ thẻ. Lợi nhuận từ dịch vụ thẻ chính là phần chênh lệch giữa doanh thu từ dịch vụ thẻ và chi phí từ việc cung cấp dịch vụ thẻ.

* Doanh thu từ dịch vụ thẻ

Doanh thu trực tiếp từ dịch vụ thẻ là phí mở thẻ, phí thường niên, phí rút tiền mặt từ tài khoản, phí chuyển khoản tại ATM ....

Bảng 2.7. Thu phí dịch vụ thẻ trong các năm 2012 - 2014

—Tổng thu dịch vụ thẻ

1 Chi phí thẻQua bảng số liệu cho thấy:295 361 394

- Tổng doanh thu dịch vụ thẻ tăng cao trong năm 2014. Tốc độ tăng giai đoạn năm 2014 - 2013 (142,09%) cao hơn năm 2013 - 2012 (135,15%).

- Cơ cấu nguồn thu không có sự thay đổi nhiều qua các năm: Chủ yếu tập

trung vào dịch vụ thanh toán trên POS và ATM. Trong đó, thu dịch vụ qua ATM giảm qua các năm trong khi thu dịch vụ thanh toán qua POS tăng, chứng tỏ tỷ lệ khách hàng yêu thích việc sử dụng dịch vụ POS đã gia tăng.

- Nguồn thu từ dịch vụ thanh toán tại Chi nhánh là trên 70%/năm, cũng là

kết quả tốt đạt được đối với một ngân hàng hiện đại. Nguyên nhân:

- Tỉ trọng thu phí phát hành thẻ tăng lên qua các năm chủ yếu là do quy mô phát hành thẻ tăng lên. Nhưng do tình hình cạnh tranh của thị trường, các ngân hàng thường xuyên miễn, giảm phí phát hành thẻ dẫn đến nguồn thu từ việc phát hành và sử dụng thẻ không nhiều và cũng không có sự đột biến.

- Việc thu dịch vụ tăng cao chủ yếu là do xu hướng chung của thị trường bán lẻ nói chung và thị trường thẻ thanh toán nói riêng khi hình thức thanh toán

không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến. Với chính sách hiện nay NHNN đang

yêu cầu đẩy mạnh phát triển thẻ thanh toán qua POS, tiếp tục chỉ đạo các NHTM thực hiện việc trả lương qua tài khoản kết hợp với đẩy mạnh thanh toán

không dùng tiền mặt trong dân cư, khuyến khích cán bộ, công chức sử dụng thanh toán qua POS nhằm tạo sự lan tỏa ra toàn xã hội. Bên cạnh đó, xu hướng quốc tế hóa trong các giao dịch thanh toán (khách hàng sử dụng thẻ là người nước ngoài, khách hàng trong nước sử dụng các loại thẻ quốc tế) để thanh toán đang ngày càng tăng lên.

- Số lượng thẻ hoạt động lớn: Số lượng phí thu được tỉ lệ thuận với số lượng và doanh số giao dịch.

- Phí dịch vụ thanh toán (từ ATM, POS) chiếm tỉ trọng cao và ngày càng tăng lên cũng là do tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 có sự quan tâm về chính sách đối với khách hàng cũng như cán bộ trong lĩnh vực thẻ.

=> Kết hợp hai nguồn thu trên sẽ mang lại nguồn thu lâu dài cho Ngân hàng. Trong khi đó, thu phí từ việc phát hành chỉ phát sinh trong lần phát hành đầu tiên hoặc từ phí thường niên hàng năm. Mặt khác, phí phát hành và phí thường niên thường làm giảm sức cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Do vậy, việc tập trung và phát triển nguồn thu phí từ dịch vụ thanh toán thẻ chiếm vị trí quan trọng trong việc phát triển dịch vụ thẻ.

* Chi phí dịch vụ thẻ

Do chưa bóc tách được chi phí có liên quan đến dịch vụ thẻ nên chi phí ở đây chỉ tính chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm thẻ của ngân hàng.

Bảng 2.8. Cơ cấu chi phí dịch vụ thẻ trong các năm 2012 - 2014

Một phần của tài liệu 1109 phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch i luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w