Lựa chọn thị trường mục tiêu để tạo sự khác biệt của sản phẩm dịchvụ

Một phần của tài liệu 1109 phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch i luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 78 - 80)

Chi nhánh cần phải lựa chọn một hoặc nhiều thị trường mục tiêu để tập trung tạo nên sự khác biệt trong sản phẩm, từ cơ sở phục vụ tốt sẽ làm tiền đề cho việc mở rộng ra các thị trường khác trong tương lai. Trong đó, bước mở đầu và then chốt trong phân đoạn thị trường là lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm.

Trên cơ sở đánh giá tiềm lực và tiềm năng phát triển của thị trường, chi nhánh cần đề xuát phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ theo hướng chuyên sâu theo các căn cứ, và tùy theo các căn cứ, tiêu chuẩn có thể thiết kế các mẫu mã kết hợp với các tiện ích đi kèm phù hợp. Ví dụ:

- Độ tuổi: Đối với độ tuổi từ 18 đến dưới 30 cần có màu sắc sinh động tươi trẻ, nhiều chi tiết hướng tới xu hướng của tuổi trẻ như thần tượng, phong cách.... Với độ tuổi trên 55 có màu sắc nhã nhặn hơn, các yếu tố trên thẻ như cỡ chữ, phông chữ phải dễ đọc, tên gọi dễ nhớ, hướng dẫn đơn giản, cụ thể....

thiết kế nữ tính, các dịch vụ đi kèm thiên về thanh toán dịch vụ như: chăm sóc sắc đẹp, trang phục, còn nam giới cần mạnh mẽ....

- Thu nhập: Mặc dù việc phân hạng thẻ trong hệ thống sản phẩm của BIDV có hướng đến tiêu chí thu nhập trong dân cư, tuy nhiên còn chưa rõ rệt, chỉ quan tâm vào hạn mức rút tiền và thanh toán. Giải pháp hướng đến là cung cấp các sản phẩm với thiết kế riêng biệt về mẫu mã, logo, màu sắc, các dịch vụ đi kèm cũng tập trung vào phục vụ nhu cầu của các đối tượng khách hàng này như: Với khách hàng có thu nhập cao: Cung cấp hạn mức thanh toán cao hơn, dịch vụ thanh toán tại các nhà hàng, cửa hàng cao cấp, dịch vụ du lịch, chuyển đổi ngoại tệ....

Đánh giá khách hàng theo mức độ trung thành với sản phẩm. Chi nhánh tiến hành thu thập số liệu, tổng hợp đánh giá lại khách hàng để có thể phân khúc theo mức độ trung thành của người tiêu dùng.

+ Trung thành vô điều kiện: Là những khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, hầu như không sử dụng ở ngân hàng khác trong thời gian dài. Đối với những khách hàng này phải có chính sách quan tâm, ưu đãi thường xuyên.

+ Trung thành tương đối: Những khách hàng trung thành với hai hay ba ngân hàng khác nhau. Nhóm này đang tăng lên nhanh chóng. Hiện nay ngày càng có nhiều người sử dụng trong phạm vi một vài dịch vụ của một số ngân hàng có thể chấp nhận được, và theo họ tương đương với nhau. Đối với khách hàng này, điều họ quan tâm là những lợi ích mang lại cho họ. Chính vì vậy Chi nhánh cần phải cung cấp một danh mục sản phẩm tối ưu nhất và điều không thể xem nhẹ là công tác thông tin tuyên truyền với mục đích cho khách hàng hiểu những ưu điểm trong sản phẩm của ngân hàng để từ đó nâng cao mức độ trung thành của họ.

+ Không trung thành: Những người tiêu dùng không tỏ ra trung thành với bất kỳ nhãn hiệu nào hoặc là thuộc loại người gặp gì mua nấy (mua nhãn hiệu đang bán) hoặc là thuộc loại người thích đa dạng (muốn mua mỗi lần một thứ khác nhau). Đối với hai đối tượng khách hàng này cần phải có định hướng tiêu dùng thông qua việc phát triển sản phẩm mang tính chất độc đáo, duy nhất nhằm thu hút khách hàng. Đồng thời phát triển hệ thống sản phẩm đa dạng, tăng cường quảng cáo để đảm bảo phục vụ tốt cho các nhu cầu thay đổi của khách hàng trong quá trình sử dụng.

Thông qua chỉ tiêu về mức độ trung thành với sản phẩm, Chi nhánh có thể thu được những thông tin cần thiết để cải thiện tình hình không tốt, phát triển những kết quả tốt đạt được như: Những khách hàng đến với ngân hàng thông qua thương hiệu vốn có của cả hệ thống ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thông qua các mối quan hệ truyền thống trong kinh doanh. Tuy nhiên, những khách hàng có hành vi rời bỏ ngân hàng hầu hết là do sản phẩm dịch vụ còn quá khiêm tốn về số lượng, chất lượng. Đồng thời từ đó biết được các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Ngân hàng. Hiện tại các ngân hàng có dịch vụ thẻ mang tính cạnh tranh cao như: Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Á châu, Kỹ thương..., thông qua các đối thủ này có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong phát triển sản phẩm.

=> Từ những khảo sát trên, Chi nhánh có thể đề xuất phát hành những loại thẻ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng phải đảm bảo thúc đẩy doanh số chi tiêu, một vài loại thẻ có thể phát triển như thẻ trả trước, thẻ tín dụng doanh nghiệp...

Một phần của tài liệu 1109 phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch i luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w