- Phê duyệt đề án xây dựng mô hình phê duyệt tập trung
Đây là mô hình trong đó quyền ra quyết định cấp tín dụng tập trung cho cá nhân phê duyệt tín dụng độc lập hoặc nhóm người (hội đồng tín dụng, ban tín dụng,...). Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.
Mô hình này có ưu điểm là dễ điều hành vốn theo mục tiêu định sẵn; quản trị rủi ro tín dụng một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài; thiết lập và duy trì môi trường phê duyệt tín dụng đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh, nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro, đồng thời hỗ trợ xây dựng chính sách quản trị rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống.
- Nghiên cứu phát triển, định vị và hoàn thiện sản phẩm thẻ
+ Đối với thẻ tín dụng quốc tế: Ngoài những sản phẩm thẻ hiện đang triển khai, BIDV có thể tiến hành khảo sát để triển khai sản phẩm thẻ tín dụng doanh nghiệp. Thẻ tín dụng doanh nghiệp ra đời sẽ đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp, với hạn mức tín dụng cao, mức độ rủi ro thấp dựa theo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp,
+ BIDV cần tiếp tục triển khai các chương trình ưu đãi/khuyến mại để tạo động lực cho khách hàng sử dụng thẻ. Đồng thời, duy trì các chương trình quà tặng bằng hiện vật/vật phẩm có giá trị, ưu đãi/giảm giá dành riêng cho chủ thẻ khi mua hàng, tích điểm và đổi điểm thành tiền để khuyến khích khách hàng phát hành và sử dụng thẻ.
+ Ngoài ra BIDV có thể nghiên cứu để phát hành các sản phẩm thẻ mới khác như: thẻ trả trước, Thẻ quà tặng, Thẻ trả lương...Đối với ACB đã rất phát triển thẻ trả trước, do từ cuối năm 2010, đầu năm 2011, trào lưu giao dịch mua bán hàng qua internet bằng thẻ quốc tế tăng mạnh do ưu điểm của giao dịch bằng thẻ là nhanh chóng, thuận tiện, khách hàng có thể tự giao dịch mà không phải đến ngân hàng, không phải chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ. Với những giao dịch này, việc giao dịch bằng thẻ trả trước nhanh hơn nhiều so với thẻ ghi nợ do khi giao dịch, số tiền giao dịch bằng thẻ trả trước sẽ được trừ trực tiếp trên tài khoản thẻ trong khi với thẻ ghi nợ
phải có hai bước: trừ trên tài khoản thẻ, từ đó kết nối đến tài khoản cá nhân để hiện giao dịch lên tài khoản cá nhân.
+ Nghiên cứu điều chỉnh một số chính sách sản phẩm, phân biệt giữa các hạng sản phẩm và các đối tượng khách hàng khác nhau như điều chỉnh khung hạn mức tín dụng, thay đổi chính sách lãi suất, phí thường niên theo Xếp hạng tín dụng nội bộ, mức điểm xếp hạng càng cao thì phí và lãi suất áp dụng càng thấp.
- Làm tốt công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường
Phải xây dựng một đội ngũ các bộ chuyên sâu về thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, đồng thời phải thiết lập một mạng lưới cộng tác viên nhiệt tình và có năng lực ở nhiều địa phương đáp ứng liên tục và hiệu quả công tác nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường. Thông qua đó, các thông tin về khách hàng, về biến động thị trường, về đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế, chính trị, tiêu dùng, đầu tư... kịp thời được phản ánh làm căn cứ phân tích đưa ra dự báo xu hướng của thị trường ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh thẻ, ảnh hưởng tới hiệu quả dịch vụ thẻ.
- Đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện tốt hơn nữa công nghệ thẻ
+ BIDV cần tập trung cố gắng hiện đại hóa hệ thống thanh toán thẻ, nghiên cứu các đề án khoa học để quản lý dữ liệu khách hàng một cách hệ thống, phục vụ công tác báo cáo, đánh giá hiệu quả của việc cung ứng dịch vụ đến từng khách hàng. BIDV phấn đấu đi tiên phong trong lĩnh vực tin học hóa ngân hàng, triển khai áp dụng nhiều dịch vụ mới với chất lượng ngày càng cao, đặc biệt phải lưu ý các chuẩn mực quốc tế vào hệ thống cung ứng dịch vụ và quản lý.
+ BIDV cần tăng cường đầu tư công nghệ, đặc biệt là các thiết bị thẻ và mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ, tăng tỷ lệ thẻ hoạt động để tiến tới giảm dần sự phụ thuộc của giao dịch thẻ vào hệ thống ATM.
+ Nghiên cứu và triển khai các giải pháp rút ngắn thời gian phát hành và giao thẻ tín dụng tới khách hàng.
- Đảm bảo hoàn thành tốt công tác đào tạo cán bộ
Để có thể đảm bảo người lao động có thể thích ứng một cách nhanh nhất và tốt nhất các công việc và nắm bắt tốt nhất những thay đổi của công nghệ, BIDV cần đầu tư ngân sách hợp lý để có các hoạt động đào tạo một cách thường xuyên và mang lại hiệu quả cao như: Các khóa học cơ bản, chuyên sâu, tự đào tạo thông qua các hệ thống tài liệu quy trình, đào tạo chéo lẫn nhau giữa các bộ phận, nhân viên, để đảm bảo người lao động có thể thích ứng một cách nhanh nhất và tốt nhất các công việc cũng như thay đổi của công nghệ.
- Xây dựng nhiều hơn và hiệu quả hơn các chiến lược marketing mang tính chuyên nghiệp
+ Tăng cường hoạt động Marketing một cách thống nhất trên toàn hệ thống. Tránh tình trạng trong hệ thống BIDV, các chi nhánh có các chính sách phát triển dịch vụ khác nhau, thiếu tính thống nhất giữa các chi nhánh với nhau gây nên sự cạnh tranh giữa các chi nhánh trong cùng một địa bàn, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh ngân hàng. Nâng cao vai trò đầu mối của trung tâm thẻ trong các hoạt động dịch vụ thẻ đưa được những tiện ích của sản phẩm thẻ tới mọi tầng lớp đối tượng nhằm mở rộng số lượng khách hàng tiềm năng.
+ Cập nhật kịp thời, chính xác các thông tin về thanh toán thẻ, biểu phí, tiện ích, các chương trình khuyến mại của thẻ BIDV trên website để khách hàng nắm bắt thông tin nhanh chóng.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chỉ đạo điều hành cơ chế chính sách dịch vụ thẻ
+ Xác định đơn vị đầu mối là Trung tâm thẻ với nhiệm vụ đề ra các chính sách chiến lược phát triển kinh doanh của hệ thống và phổ biến đến các
chi nhánh, thực hiện chủ yếu các yêu cầu phát hành, thanh toán và xử lý khiếu nại trong hoạt động thẻ. Kiến nghị TTT nhanh chóng đưa ra hướng dẫn mô hình phát hành thẻ tập trung để thống nhất mô hình trên toàn BIDV cũng như giảm thiểu thời gian, lỗi tác nghiệp, giúp chi nhánh có thêm thời gian để phát triển các khách hàng mới.
+ TTT cũng cần xây dựng thêm đội ngũ các bộ chuyên sâu về thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, đồng thời cần mở rộng thêm mạng lưới cộng tác viên nhiệt tình và có năng lực ở nhiều địa phương, đáp ứng liên tục và hiệu quả công tác nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường. Thông qua đó, các thông tin về khách hàng, về biến động thị trường, về đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế, chính trị, tiêu dùng, đầu tư... kịp thời được phản ánh làm căn cứ để BIDV phân tích, đưa ra dự báo xu hướng của thị trường ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh thẻ, ảnh hưởng tới hiệu quả dịch vụ thẻ.
- BIDV cần tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ bảo vệ quyền lợi của của khách hàng
Bên cạnh đó chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng như dịch vụ giải quyết tra soát khiếu nại, hỗ trợ giải đáp thắc mắc. liên quan đến các giao dịch thanh toán thẻ. Đặc biệt, BIDV cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiên quyết xử lý các đơn vị chấp nhận thẻ và các nhà cung cấp dịch vụ tiến hành thu các phí phụ trội khi thanh toán bằng thẻ, từ đó khuyến khích người dân sử dụng nhiều hơn các phương tiện này. Không thể đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt khi mà tiền mặt dùng thanh toán được ưu đãi hơn các phương tiện phi tiền mặt như tại một số cơ sở kinh doanh hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Căn cứ vào những luận cứ khoa học và thực tiễn đã đề cập ở chương 1 và chương 2, căn cứ vào định hướng phát triển dịch vụ thẻ của BIDV nói chung và CN Sở Giao Dịch 1 nói riêng, chương 3 của luận văn đã đề xuất 7 giải pháp căn bản, cốt lõi để phát triển dịch vụ thẻ của CN Sở Giao Dịch 1 và các kiến nghị. Hy vọng những giải pháp này nếu được thực thi đầy đủ sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ của CN Sở Giao Dịch 1 để chi nhánh trở thành một trong những điểm sáng về dịch vụ thẻ trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam
KẾT LUẬN
Sử dụng và thanh toán thẻ ngày nay đã tự khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống các phương tiện thanh toán. Các loại thẻ ngân hàng với tính năng đa dạng và tiện ích đang dần thay thế các hình thức thanh toán truyền thống, góp phần nâng cao văn minh thanh toán, văn minh dân trí, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế. Dịch vụ thẻ đã từng bước phát huy được tầm quan trọng trong việc thực hiện thành công đề án thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, phát triển dịch vụ thẻ còn giúp Nhà nước kiểm soát tốt hơn thu nhập và chi tiêu của dân chúng, từ đó đưa ra được chính sách tiền tệ phù hợp. Riêng đối với các NHTM, mở rộng dịch vụ thẻ giúp cho ngân hàng tăng nguồn thu dịch vụ ổn định và phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Trải qua hơn 10 năm triển khai, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, luôn được đánh giá là một trong những ngân hàng đứng đầu trong lĩnh vực thẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các ngân hàng trong nước và nước ngoài, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 nói riêng cần có chiến lược phát triển thẻ sâu rộng và những giải pháp tổng thể nhằm giữ vững và từng bước nâng cao vị thế trên thị trường thẻ trong nước và quốc tế. Với mục tiêu góp phần nâng cao hiệu quả dịch vụ thẻ tại Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, luận văn với đề tài: “Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 1” đã đạt được một số kết quả sau:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về dịch vụ thẻ, làm cơ sở luận cho việc đánh giá thực trạng dịch vụ như đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ thẻ tại Chi nhánh Sở Giao Dịch 1.
Thứ hai, luận văn đã đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng dịch vụ thẻ tại Chi nhánh Sở Giao Dịch 1. Đồng thời, đề tài cũng ghi nhận những kết quả đạt được và những thiếu sót cần khắc phục.
Thứ ba, trên cơ sở lý thuyết tại chương 1, phân tích thực trạng tại chương 2, đề tài đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ thẻ tại Chi nhánh Sở Giao Dịch 1.
Với kết quả nghiên cứu của mình, tôi hy vọng đóng góp vào phát triển dịch vụ thẻ tại Sở giao dịch 1 nói riêng và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung. Tuy cố gắng, song những phân tích, kiến nghị và giải pháp luận văn đưa ra vẫn chưa đầy đủ và hoàn hảo. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô, đồng nghiệp và các bạn quan tâm đến vấn đề này để bài viết được phong phú và thực tế hơn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Hoàng Huy Hà đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] . Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, QĐ sổ 20/2007/QĐ-NHNN1 ngày 15/05/2007 v/v Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng.
[2] . Trung tâm thẻ BIDV, Cẩm nang sản phẩm dịch vụ thẻ công văn sổ 1045 ngày 27/02/2015.
[3] . Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng bán lẻ năm 2014 và trọng tâm công tác năm 2015-Sổ 2129/BC-NHBL ngày 03/01/2015
[4] . Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh SGD1, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2012
[5] . Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh SGD1, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2013
[7] . Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh SGD1, Báo cáo kết quả hoạt động ngân hàng bán lẻ năm 2014
[8] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thưởng niên năm 2014
[9] . Peter S.Rose (2004;, Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính [10] . Trung tâm thẻ BIDV, Tổng hợp tình hình rủi ro gian lận thẻ năm 2014 sổ 352/BIDV-TTT ngày 21/01/2015
[11] . Thạc sĩ Trịnh Thanh Huyền, Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư
[12] . Trung tâm thẻ BIDV, Nâng cao chất lượng tín dụng thẻ công văn sổ 1384/BIDV-TTT ngày 17/03/2013.
[14] Trung tâm thẻ BIDV, Báo cáo định vị sản phẩm thẻ tín dụng quổc tế công văn sổ 668/BIDV-TTT ngày 27/08/2015.
[15] . Thủ tướng chính phủ nước CHXHCNVN (2006), QĐ sổ 291/2006/QĐ- TTg v/v phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam.