Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu 1109 phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch i luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 89)

- Tiếp tục thúc đẩy kinh tế xã hội ở mức độ ổn định, tiến dần đến nền kinh tế phát triển, tiên tiến hơn

Môi trường kinh tế - xã hội ổn định luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển. Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Kinh tế - xã hội ổn định và tăng trưởng bền vững sẽ tạo điều kiện cải thiện đời sống của người dân, mở rộng quan hệ quốc tế, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, từ đó giúp cho các ngân hàng, trong đó có BIDV, phát triển các dịch vụ nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng của mình. Do đó, Nhà nước cần có những biện pháp để duy trì sự ổn định của nền chính trị - kinh tế - xã hội, duy trì chỉ số giá cả tiêu dùng hợp lý, phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập thực tế của người lao động, qua đó khuyến khích sự phát triển của hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh thẻ

- Tạo điều kiện mở rộng thanh toán qua ngân hàng

+ Nhà nước cần xem xét có quy định về các loại hình kinh doanh bắt buộc phải chấp nhận thanh toán qua ngân hàng ngay từ khi khởi sự kinh doanh nhằm minh bạch hóa các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh và cũng là tạo cơ sở cho việc theo dõi và quản lý thuế sau này: Ví dụ như hoạt động lữ hành du lịch, khách sạn, giao dịch bất động sản...

+ Thông qua các cơ quan báo chí, truyền hình, Nhà nước tổ chức tuyên truyền một cách có hệ thống làm cho người dân hiểu được bản chất thẻ ngân hàng là hình thức thanh toán văn minh, hiện đại, nhiều tiện ích; vận động mọi người giao dịch với ngân hàng và từ bỏ thói quen lưu giữ quá nhiều tiền mặt.

+ Nhà nước nên khuyến khích cán bộ công nhân viên chức trong các DNNN, các cơ quan hành chính sự nghiệp mở các tài khoản cá nhân để thực

hiện việc chi trả lương qua ngân hàng. Trong tương lại Nhà nước có thể mở rộng việc thu thuế, thu tiền điện, nước, học phí bằng các hình thức không dùng tiền mặt, vừa tiết kiệm được chi phí, vừa thuận tiện cho việc quản lý nền kinh tế vĩ mô.

- Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng không phải là vấn đề của riêng ngành ngân hàng mà nằm trong chiến

lược phát triển kinh tế chung của đất nước. Do vậy, Nhà nước cần chú ý đầu tư cho lĩnh vực này, nhanh chóng đưa nước ta theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới về công nghệ ngân hàng. Riêng đối với với lĩnh vực thẻ, Nhà nước

nên có chính sách khuyến khích các ngân hàng đầu tư vào công nghệ và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ.

- Tăng cường đầu tư cho hệ thống giáo dục

Đầu tư cho hệ thống giáo dục là đầu tư phát triển nhân tố con người - chiến lược mang tính quốc gia. Xây dựng độ ngũ lao động có trình độ, đáp ứng yêu cầu nền kinh tế công nghiệp mà xa hơn là nền kinh tế tri thức, đặc biệt trong một lĩnh vực có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội như tài chính - ngân hàng thì cần phải có một đường lối chỉ đạo mang tính vĩ mô từ Nhà nước. Đối với lĩnh vực thẻ, Nhà nước cần khuyến khích các trường đại học, đặc biệt là trường có chuyên ngành tài chính - ngân hàng mở rộng thêm những môn học chuyên về thẻ thanh toán, thẻ tín dụng và dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

- Đẩy mạnh đấu tranh, phòng và chống tội phạm về thẻ

Hầu hết các vụ giả mạo thẻ thời gian quan đều được các ngân hàng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan pháp luật ngăn chặn kịp thời. Tuy nhiên theo thống kê hiện nay số tội phạm có liên quan đến thẻ ngày càng gia tăng với những thủ đoạn hết sức tinh vi. Nhà nước cần đẩy mạnh xây dựng các văn bản

quy phạm pháp luật về kinh tế, tài chính ngân hàng, khung hình phạt các hoạt động tội phạm liên quan đến lĩnh vực thẻ như là: sản xuất, tiêu thụ thẻ giả, ăn cắp mã số....

Một phần của tài liệu 1109 phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch i luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w