Vai trò của Thanh toán không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu 1115 phát triển giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 44)

1.1.6.1. Đối với nền kinh tế

Hiện nay, hệ thống Ngân hàng phát triển mạnh, TTKDTM ngày càng mở rộng về cả quy mô và phạm vi, tạo điều kiện cho công tác TTKDTM được phát triển mạnh mẽ.

Giảm tiền mặt trong lưu thông

Mở rộng TTKDTM góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, giảm được khối lượng lớn tiền mặt trong lưu thông và làm tăng khối lượng tiền ghi sổ kiềm chế lạm phát tiến tới ổn định tiền tệ. Từ đó sẽ giảm được các chi phí cần thiết như in ấn, kiểm đếm, vận chuyển và bảo quản tiền.

NHTM có thể sử dụng tiền gửi thanh toán của cá nhân, tổ chức để cho vay, tuy nhiên khoản tiền gửi đó không ổn định, nên để đảm bảo an toàn thanh

khoản của toàn hệ thống thì Ngân hàng Nhà nước quy định các NHTM phải dự trữ bắt buộc đối với khoản tiền gửi của khách hàng. Qua đó, Ngân hàng Nhà nước có thể điều tiết cung ứng tiền tệ phù hợp với nhu cầu bằng cách tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM để đảm bảo ổn định tiền tệ.

Thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển

Mục tiêu của sản xuất hàng hóa là tạo ra sản phẩm để bán và tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp sẽ thu hồi lại vốn sau khi bán sản phẩm để tiếp tục chu kỳ sản xuất, quá trình này được thông qua bước thanh toán. Như vậy thanh toán có vị trí rất quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

TTKDTM chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số thanh toán của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng, vì vậy nếu tổ chức tốt hoạt động TTKDTM thì nó sẽ có tác động không hề nhỏ đến thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.

TTKDTM cung cấp các phương tiện thanh toán tiện lợi, an toàn và tiết kiệm chi phí, nhờ đó sử dụng có hiệu quả nguồn dự trữ cho quá trình sản xuất đối với các chủ thể tham gia vào chu trình lưu thông hàng hóa.

Minh bạch hóa các khoản thanh toán, nguồn thu nhập; góp phần quan trọng vào công tác phòng chống rửa tiền.

Sử dụng giao dịch TTKDTM giúp đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong quá trình thu nộp NSNN. Tạo thuận lợi cho người nộp cũng như giảm chi phí xã hội liên quan tới tiền mặt. Dòng tiền đi thanh toán qua Tài khoản thanh toán giúp các doanh nghiệp và Nhà nước có thể kiểm tra chéo, theo dõi doanh thu, tạo sự minh bạch trong theo dõi các khoản chi tiêu và giao dịch của Chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân.

Khách hàng vay vốn có trách nhiệm cung cấp chứng từ thanh toán và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực khi cung cấp cho Ngân hàng để Ngân hàng sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn vay. Từ đó có thể kiểm soát tiền tệ, hạn chế các giao dịch không hợp pháp và ngăn chặn kịp thời

các hành vi tham nhũng, rửa tiền, trốn thuế và các hoạt động phi pháp khác.

1.1.6.2. Đối với Ngân hàng

Tăng nguồn vốn cho Ngân hàng thương mại

TTKDTM phát triển, mở rộng không những giảm chi phí lưu thông tiền mà còn tạo điều kiện cho Ngân hàng bổ sung nguồn vốn thông qua các tài khoản thanh toán của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Ngân hàng sẽ có một lượng tiền nhất định tạm thời nhàn rỗi trên các tài khoản thanh toán này để cho vay do nhu cầu thanh toán của các khách hàng không xảy ra đồng thời hoặc chuyển trong cùng hệ thống Ngân hàng. Hơn nữa, chi phí phải trả cho các khoản tiền này thấp hơn rất nhiều so với lãi suất phải trả cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn.

Thúc đẩy phát triển hoạt động tín dụng và các dịch vụ khác

Nếu xét đến khía cạnh sử dụng vốn vay và nguồn trả nợ của khách hàng thì chỉ cần đánh giá việc sử dụng các giao dịch TTKDTM qua hệ thống Ngân hàng. Thông qua lịch sử giao dịch trên tài khoản thanh toán Ngân hàng có thể đánh giá được tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh và tài chính, để đưa ra quyết định cấp tín dụng hợp lý và hạn chế tối đa rủi ro xảy ra.

Mặt khác, Ngân hàng có thể giám sát vốn sau cho vay để đảm bảo việc giải ngân cho khách hàng thực hiện đúng phương án và nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, tránh được các hệ lụy trong việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích dẫn đến rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ Ngân hàng.

Thông qua TTKDTM, Ngân hàng có thể kiểm soát được hoạt động kinh tế của khách hàng để làm căn cứ cho vay hay thu hồi nợ. Ngân hàng có thể đưa ra kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Ngân hàng huy động được nguồn vốn với chi phí thấp sẽ hạ lãi suất cho vay, khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn Ngân hàng để đầu tư và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

thì bên cạnh cung cấp các hình thức thanh toán truyền thống, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ TTKDTM sẽ thu hút và mở rộng đối tuợng khách hàng; NHTM sẽ có một luợng tiền gửi không kỳ hạn lớn để sử dụng cho các nghiệp vụ tài sản có của mình.

Tăng nguồn thu cho NHTM

Việc cung cấp các dịch vụ TTKDTM vừa giúp phân tán rủi ro lại vừa mang lại nguồn thu ổn định cho Ngân hàng. Dịch vụ chỉ đóng góp tỷ trọng tuơng đối nhỏ trong tổng thu nhập của các Ngân hàng nhung đây là mảng kinh doanh nhiều Ngân hàng huớng tới tỷ suất lợi nhuận lên đến 90%. Các dịch vụ TTKDTM mang lợi nhuận không nhỏ cho các NHTM bên cạnh lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khác.

1.1.6.3. Đối với khách hàng

TTKDTM là phuơng thức thanh toán đơn giản, thuận tiện và tiết kiệm cho các giao dịch hàng hóa và dịch vụ. Phuơng thức này góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn việc trao đổi hàng hóa dịch vụ trở lên dễ dàng hơn rất nhiều, vừa tránh đuợc những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình thanh toán.

Ngày nay, các dịch vụ trong TTKDTM đa dạng hơn tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn trong giao dịch. Khách hàng sau khi có tài khoản tại Ngân hàng có thể sử dụng với tính thanh khoản cao, tiết kiệm đuợc các chi phí vận chuyển, chi phí kiểm đếm; đặc biệt khách hàng sẽ không phải đối diện với các vấn đề nhu trộm cuớp, hỏa hoạn nhu giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt.

TTKDTM đã mang lại những lợi ích tổng hòa cho nền kinh tế cũng nhu các chủ thể tham gia vào chu trình sản xuất và luu thông hàng hóa.

Một phần của tài liệu 1115 phát triển giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w