KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH TTKDT MỞ MỘT SỐ

Một phần của tài liệu 1115 phát triển giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 49 - 54)

NHTM TẠI VIỆT NAM

Sự bùng nổ của khoa học công nghệ cùng với xu hướng toàn cầu hóa đã thúc đẩy các phương thức TTKDTM phát triển. Ngày nay, TTKDTM đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến và được nhiều quốc gia khuyến khích sử dụng và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Theo Ngân hàng Nhà nước, Tỷ trọng tiền mặt/ Tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế có xu hướng giảm dần, từ 19,02% năm 2005 đến 14,02% năm 2010 và đến 31/12/2016 là 11,49%.

Mặc dù tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt đã giảm tuy nhiên tỷ lệ này vẫn cao so với các nước trong khu vực, đặc biệt là trong thanh toán của dân cư, một phần do thói quen của người dân, một phần do các nhà cung cấp dịch vụ chưa sẵn sàng hợp tác với Ngân hàng trong thu phí sử dụng dịch vụ này. Khách hàng doanh nghiệp, tổ chức vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán, nếu đối tượng này dùng tiền mặt lớn trong thanh toán thì việc kiểm soát chi tiêu là rất khó.

hàng Nhà nước đã tạo điều kiện căn bản cho hoạt động TTKDTM phát triển. Chính Phủ vừa phê duyệt Quyết định số 2545/QĐ-TTg đề án phát triển Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Từ 2016-2020 mục tiêu 100% các trung tâm mua sắm, siêu thị, cơ sở phân phối hiện tại phải có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt. 70% các đơn vị cung cấp nước, điện, dịch vụ viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức TTKDTM. 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng TTKDTM trong tiêu dùng.

Cơ sở hạ tầng thanh toán của Việt Nam hiện nay đã đáp ứng cơ bản được cho hoạt động TTKDTM và thúc đẩy giao dịch TTKDTM phát triển. Hoạt động thanh toán và các hệ thống thanh toán do NHNN tổ chức, quản lý và vận hành ngày càng được hoàn thiện, đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả. Hơn nữa, Ngân hàng nhà nước cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá thông tin và hướng dẫn người tiêu dùng trong thanh toán điện tử.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) là một trong số những Ngân hàng đầu tiên và tích cực nhất trong phát triển giao dịch TTKDTM tại Việt Nam, với lợi thế là Ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, Vietinbank có điều kiện để đầu tư vào việc phát triển khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động thanh toán TTKDTM. Trong những năm gần đây, nhằm phát triển đa dạng dịch vụ TTKDTM, Vietinbank đã nỗ lực không ngừng để triển khai hoạt động này trên nhiều lĩnh vực như Y tế, giáo dục, viễn thông, thương mại điện tử... Năm 2016, Vietinbank cũng chính thức triển khai hệ thống Corebanking mới cho phép khai thác tối đa các tính năng, ứng dụng công nghệ mới để thực hiện tự động hóa, tăng năng suất lao động cũng như phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Vietinbank đã và đang cải tiến, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thông qua hệ thống thanh toán điện tử iPay, eFast cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng tập trung triển khai các đề án trọng điểm về cung ứng dịch vụ thanh toán và phát triển hệ thống

thanh toán hiện đại cho các định chế tài chính và đơn vị hành chính công, tiếp tục giữ vững vai trò là ngân hàng đi đầu trong việc thực hiện hóa kỳ vọng của Chính phủ và Nhà nước.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) luôn tích cực đẩy mạnh triển khai các kênh thanh toán điện tử dành cho khách hàng, trong đó đặc biệt chú trọng đến các dịch vụ thanh toán phục vụ nhu cầu hàng ngày của khách hàng. Năm 2016, Vietcombank ra mắt không gian giao dịch công nghệ số lần đầu tiên tại Việt Nam - Vietcombank Digital Lab, khách hàng có thể trải nghiệm một khu vực giao dịch tự phục vụ ngay chính tại Ngân hàng. Khách hàng có thể dễ dàng khởi tạo các giao dịch nộp tiền, rút tiền, chuyển khoản, đăng ký dịch vụ Ngân hàng điện tử, mở tài khoản hay trải nghiệm các tiện ích khác với nhiều tính năng vượt trội về công nghệ. Sự tương tác cũng sẽ dễ dàng mang đến cho khách hàng một khái niệm đó là “chạm vào tương lai”, giúp khách hàng thực hiện các giao dịch nhanh chóng nhưng rất an toàn. Hiện nay, Vietcombank là ngân hàng chấp nhận nhiều thương hiệu thẻ nhất Việt Nam, doanh số thanh toán qua thẻ liên tục tăng qua các năm. Vietcombank cũng là ngân hàng đi đầu trong triển khai các dịch vụ thanh toán như ví điện tử Momo, ví điện tử Payoo...

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đang tập trung vào lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, nâng cao trải nghiệm tích cực về chất lượng dịch vụ dành cho khách hàng. Song song với việc nghiên cứu cải tiến chất lượng các sản phẩm dịch vụ tại quầy thì BIDV còn triển khai các kênh phân phối hiện đại theo hướng an toàn, hiệu quả đồng thời gia tăng tương tác với khách hàng. Hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được trang bị đầy đủ hiện đại theo chuẩn quốc tế, liên tục được đánh giá xếp hạng cao nhất trong các NHTM tại Việt Nam. Hệ thống Ngân hàng điện tử được trang bị hiện đại, cơ bản đầy đủ các chức năng, cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như BSMS, BIDV online, BIDV Business Online, Bank Plus. BIDV cũng tích hợp tính năng QR Code vào một

số giao dịch chuyển khoản, thanh toán giúp rút ngắn thời gian giao dịch, nâng cao tính an toàn, chính xác của các giao dịch thanh toán. Hiện nay, BIDV đang phát triển mạng kênh phân phối hiện đại với 1.823 ATM và 3.400 POS đẩy mạnh các dịch vụ hiện đại công nghệ cao, kết nối thanh toán với hơn 1000 đại lý trên khắp thế giới.

Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các Ngân hàng TMCP lớn tại Việt Nam trong việc phát triển hệ thống thanh toán và phương tiện TTKDTM, có thể rút ra bài học như sau:

Một là, hệ thống công nghệ thanh toán hiện đại và đồng bộ là nền tảng quan trọng để phát triển các giao dịch TTKDTM. Cần phải xây dựng một chiến lược mới phát triển toàn diện, đáp ứng được nhu cầu phát triển và được quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế tốt nhất. Hiện đại hóa hệ thống thanh toán sẽ giúp Ngân hàng xây dựng được kết cấu hạ tầng hiện đại để cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng, ngày càng thoả mãn tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, giảm chi phí vận hành, tăng cường hiệu quả quản lý và tăng hiệu quả kinh doanh.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá các dịch vụ TTKDTM tới người dân để nâng cao sự hiểu biết và thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt, từ đó đưa phương thức này phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Việc tuyên truyền một cách cụ thể cho các hoạt động TTKDTM sẽ khiến khách hàng hiểu hơn, nắm được ưu nhược điểm của từng hình thức, rồi từ đó tự quyết định hình thức phù hợp với mình. Vì vậy những thay đổi này mới xuất phát từ nhu cầu tự thân và khiến cho khách hàng xóa đi thói quen và tập quán thanh toán chi tiêu bằng tiền mặt.

Ba là, tăng cường nguồn nhân lực để phát triển TTKDTM, tăng cường cán bộ có trình độ, kiến thức và năng lực vào các bộ phân chịu trách nhiệm chính sách và đề xuất chiến lược, có chương trình đào tạo bài bản và chuyên sâu nhằm tạo ra các chuyên gia trên lĩnh vực thanh toán, huấn luyện nâng cao kỹ năng xử lý rủi ro cho cán bộ nhân viên; khuyến khích họ đóng góp những cải tiến về sản phẩm dịch vụ trong việc phát triển giao dịch TTKDTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa được lý luận chung về hoạt động giao dịch TTKDTM, đăc điểm của TTKDTM, các hình thức của phương thức thanh toán này. Chương 1 cũng nêu ra các tiêu chí đánh giá sự phát triển của giao dịch TTKDTM và các nhân tố ảnh hưởng đến giao dịch TTKDTM tại các NHTM làm tiền đề đưa ra các giải pháp phát triển giao dịch TTKDTM sau này. Đồng thời cũng đề cập tới kinh nghiệm phát triển giao dịch TTKDTM của một số NHTM tại Việt Nam những năm qua.

Chương 2

THỰC TRẠNG GIAO DỊCH KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu 1115 phát triển giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w