Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ là xu hướng tất yếu, giúp các Ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần. Phát triển sản phẩm dịch vụ cũng là hướng đi bền vững cho các NHTM hiện nay, hoạt động này cũng mang lại khoản thu nhập đáng kể cho Ngân hàng với rủi ro có thể kiểm soát được. HDBank cần tiếp tục triển khai thêm nhiều sản phẩm dịch vụ TTKDTM hiện đại bên cạnh các sản phẩm truyền thống. Ví dụ như phát triển thêm sản phẩm thẻ đa năng cho phép thực hiện các giao dịch thu, nộp thuế, thu phí cầu đường, nộp học phí, viện phí.; Đầu tư, cải thiện phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử như Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking.; Xây dựng gói sản phẩm phù hợp dành riêng với đối tượng khách hàng doanh nghiệp đặc thù.
Các giao dịch của khách hàng được thực hiện đơn giản trên nền tảng di động, có thể đăng ký trực tuyến mà không cần tới bất kỳ điểm giao dịch nào để đăng ký. Dịch vụ này giúp gia tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí, cũng như vẫn đảm bảo an toàn trong các giao dịch thanh toán.
Thực tế cho thấy, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với kỹ thuật số điều khiển các hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động của NHTM. Cuộc cách mạng này đã mở ra triển vọng tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của nhiều NHTM. Do đó nếu HDBank ứng dụng được Ngân hàng số (Digital Banking) thì sẽ trở thành hoàn hảo hơn với nhiều tính năng dịch vụ như: Chuyển tiền trong và ngoài hệ thống Ngân hàng, thanh toán hóa đơn, xử lý các dịch vụ tín dụng, gửi tiết kiệm, thực hiện các dịch vụ quản lý do các tổ chức ủy quyền.
Từ khi ban hành nghị định 80/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016, thì nghị định này được cho là khá hoàn thiện với môi trường kinh doanh của dịch vụ thương mại điện tử, giúp thị trường ví điện tử sôi động hơn. Việc ra mắt một sản phẩm ví điện tử cần tích hợp đầy đủ các chức năng như nạp tiền, rút tiền, chuyển tiền, nhận tiền, hỗ trợ thanh toán qua Thẻ quốc tế, thanh toán hóa đơn tự động, gửi tiết kiệm trực tuyến... chắc chắn sẽ thu hút thêm rất nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ này. Bên cạnh đó, phần mềm cần được thiết kế giao diện thân thiện và tương thích với nhiều loại thiết bị di động với các hệ điều hành phổ thông hiện nay. Sản phẩm ví điện tử phải dễ đăng ký, dễ sử dụng và thực hiện giao dịch đơn giản chỉ cần qua vài thao tác. Đặc biệt sản phẩm phải được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất như xác thực bằng vân tay để đảm bảo các giao dịch thực hiện được an toàn.
Ngoài việc phát triển sản phẩm mới, thì HDBank nên tiếp tục hợp tác với các đơn vị chấp nhận khác như: MoMo, Smartlink, BaoKim, Ngân Lượng, Paypal. nhằm mở rộng lượng khách hàng, đồng thời khuyến khích giao dịch trực tuyến thông qua TMĐT