Số lượng và tốc độ tăng giao dịch TTKDTM

Một phần của tài liệu 1115 phát triển giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 66 - 74)

Bảng 2.2: Doanh số TTKDTM tại HDBank từ năm 2015 - 2017

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán của HDBank từ 2015 - 2017)

Nhìn vào bảng 2.2 ta có thể thấy, qua 4 năm thực hiện Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt của NHNN từ năm 2011 - 2015, doanh số TTKDTM tại HDBank liên tục tăng.

Năm 2015, có 8.612 món giao dịch với doanh số TTKDTM đạt 35.035 tỷ đồng. Năm 2016, có sự tăng lên cả về số món tăng lên 9.846 món, tăng 14,2% và doanh số giao dịch TTKDTM đạt 41.284 tỷ đồng, tăng 17,39% so với năm 2015. Con số này tăng lên 50.820 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 30,36% năm 2017 so với năm 2016. Có thể nói các giao dịch TTKDTM tại HDBank đang có xu hướng tăng trong thời gian tới.

Mỗi hình thức thanh toán có ưu và nhược điểm riêng, vì vậy mức độ sử dụng các hình thức là khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng.

tiền tiền Séc chuyển khoản 0,78 19.040 0,85 19.786 0,89 20.770 4,45 3,9 4,7 4,9 UNC 3.734 289.080 4.235 324.610 5.027 386.200 13,41 12,28 18, 7 18,97 UNT 0,158 787 0,172 815 0,188 855 8,86 3,55 9,3 5,2

Thanh toán bằng Séc: Séc là một phương tiện thanh toán khá hữu ích, mặc dù được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhưng tại Việt Nam thì còn rất hạn chế. Tại HDBank, số lượng giao dịch và doanh số sử dụng séc khá khiêm tốn, đa số khách hàng là các tổ chức kinh tế sử dụng séc để rút tiền mặt (do đối tượng khách hàng là tổ chức được quy định phải dùng séc khi rút tiền mặt).

Trong năm 2015, HDBank có tổng số 19.040 món giao dịch với tổng số tiền là 0,78 tỷ đồng. Năm 2016, có tổng số 19.786 món và tổng giá trị giao dịch lên tới 0,85 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ tăng món là 3,9% và tốc độ tăng tiền giao dịch của hình thức này là 4,45% so với 2015. Trong năm 2017, số món giao dịch là 20.770 món và tổng giá trị giao dịch là 0,89 tỷ đồng, con số này cũng chỉ tăng rất ít, không đáng kể so với các hình thức thanh toán khác. Tốc độ tăng giao dịch của hình thức này cũng rất khiêm tốn, chỉ xấp xỉ 5%/ Tổng các phương tiện thanh toán hiện nay của HDBank.

Qua phân tích ở trên có thể thấy việc thanh toán bằng Séc chưa được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến. Séc thường được sử dụng để thanh toán những khoản tiền nhỏ, còn những khoản tiền lớn thì các doanh nghiệp thường sử dụng hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm chi.

Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi: Qua bảng phân tích số liệu trên có thể thấy được Ủy nhiệm chi là hình thức thanh toán đơn giản, nhanh chóng và được sử dụng khá phổ biến tại HDBank, có doanh số cao và khá ổn định. Nếu xét về số món thì tốc độ tăng số món của Ủy nhiệm chi (UNC) luôn dẫn đầu trong tổng số món của TTKDTM. Tổng giao dịch của phương thức này luôn chiếm 25%/ tổng số giao dịch TTKDTM.

Năm 2015, số món giao dịch là 289.080 món với doanh số giao dịch đạt 3.734 tỷ đồng. Năm 2016, số món giao dịch lên tới 324.610 tăng 12,28% so với 2015 và đem lại doanh số đạt 4.235 tỷ đồng, tăng 13,41% so với cùng kỳ năm 2015. Theo đà tăng trưởng, năm 2017 số món giao dịch tăng 18,97% và doanh số ước đạt 5.207 tỷ đồng tăng 18.7% so với năm 2016. Những ưu điểm của hình

Máy POS (máy)thức thanh toán này là thủ tục thanh tóa đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, vì1120 960 905 vậy mà cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đều rất chuộng sử dụng. Nhìn chung, số món giao dịch bằng UNC có chiều hướng tăng trong thời gian tới.

Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu: Do đặc điểm của hình thức này nên doanh số phát sinh rất khiêm tốn, ta có thể thấy được tốc độ tăng món và tăng doanh thu qua 3 năm tại HDBank là rất thấp, chiếm tỷ trọng rất thấp trong các giao dịch TTKDTM, chỉ khoảng 1,5%. Năm 2015, số món giao dịch là 787 món, với giá trị giao dịch chỉ khoảng 0,158 tỷ đồng. Năm 2016, số món giao dịch bằng hình thức UNT đạt 815 nghìn món với tổng giá trị giao dịch đạt 0,172 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng món khoảng 3,55% và tốc độ tăng giá trị giao dịch là 8,8% so với năm 2015. Năm 2017, tốc độ tăng giao dịch vẫn rất khiêm tốn, số món giao dịch đạt 885 nghìn món và tổng giá trị giao dịch đạt 0,188 tỷ đồng, tốc độ tăng món tương đương 5,2% và tốc độ tăng giá trị giao dịch là 9.3% so với năm 2016.

Thanh toán bằng thẻ: Mặc dù tốc độ số lượng thẻ phát hành tăng nhưng doanh số thanh toán qua thẻ lại rất thấp, một phần do tâm lý của khách hàng còn lo ngại rủi ro trong thanh toán, một phần khác do khách hàng chưa đánh giá cao chất lượng dịch vụ thẻ tại HDBank. Tổng khối lượng giao dịch thẻ chiếm khoảng 18%/Tổng giá trị giao dịch TTKDTM tại HDBank. Đối với thẻ nội địa, doanh số thanh toán qua thẻ năm 2016 đạt 110,5 tỷ đồng, năm 2017 đạt 120,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 80% tổng số các loại thẻ nhưng chủ yếu lại để rút tiền mặt, điều đó cho thấy thói quen sử dụng tiền mặt của người dân còn rất phổ biến. Đối với thẻ quốc tế, năm 2015 doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng chỉ đạt xấp xỉ 38 tỷ đồng, năm 2016 doanh số thanh toán qua thẻ đã tăng lên 42,3 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2015. Mặc dù vậy, nhưng năm 2015 hoạt động thẻ của HDBank bắt đầu có lợi nhuận gộp khoảng 6,8 tỷ đồng, năm 2016 là 7,1 tỷ đồng và năm 2017 là 7,35 tỷ đồng trong khi nhiều ngân hàng có hoạt động thẻ lâu năm thì lợi nhuận đối với hoạt động thẻ vẫn là bài toán khó nói chung. HDBank cũ ng đã tiến hành ký kết với các nhà cung cấp dịch vụ tiềm năng và nổi bật trên thị

trường để tạo ra những giá trị gia tăng cũng như những ưu đãi đặc quyền cho chủ thẻ, nhằm tăng doanh số giao dịch qua hình thức này. HDBank liên tục phối hợp triển khai các chương trình ưu đãi dành cho khách hàng mới mở và đang sở hữu thẻ tín dụng, chủ thẻ sẽ được hoàn tiền lại tối đa 10% - 20%/giá trị giao dịch khi thực hiện thanh toán thành công, điều này kích thích khách hàng tiêu dùng qua thẻ và góp phần tăng doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng của HDBank.

(Nguồn: Báo cáo Trung tâm thẻ của HDBank năm 2015 - 2017)

Tính đến hết năm 2017, HDBank chỉ có hơn 200 máy ATM và hơn 900 điểm chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn quốc tại các Khu công nghiệp, trung tâm thương mại. Số lượng máy ATM và máy POS của HDBank so với thị trường còn rất khiêm tốn. Tốc độ tăng máy ATM rất thấp do việc lắp đặt ATM còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ an toàn của khu vực đặt máy ATM, phân bố điểm giao dịch trên toàn quốc, phân bố phạm vi khách hàng; ngoài ra là chi phí vận hành khá tốn kém như chi phí mua máy móc (khoảng 500 triệu đồng/máy ATM), bảo trì hệ thống, tiếp quỹ, thuê mặt bằng đặt máy.. .Vậy nên nếu chỉ dựa vào doanh thu từ rút tiền thì hàng năm HDBank phải tự bù lỗ để duy trì hệ thống ATM. Hệ thống ATM của HDBank hiện chỉ phân bố tại các thành phố và tỉnh thành lớn, khu vực thành thị, trong khi đó khi vực nông thôn và miền núi còn chưa có.

Hiện máy POS đã và đang mang lại những hiệu quả rất tốt đối với ngành dịch vụ trong Ngân hàng, ngày càng thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của mình vì thế xu hướng của các Ngân hàng thương mại hiện nay là ưu tiên lắp đặt máy POS. Máy POS của HDBank chấp nhận thanh toán mọi loại thẻ nội địa và quốc tế trong liên minh Banknet và Smartlink. Đối với các điểm POS thì chi phí đầu tư cũng như vận hành thấp hơn so với chi phí bỏ ra đối với máy ATM, đồng nghĩa với việc bùng nổ các điểm thanh toán. Tuy nhiên thị phần máy

POS ở HDBank thì giảm dần do Ngân hàng chưa thực sự phát triển hệ thống mạng lưới máy POS của mình. Năm 2015, số máy POS của HDBank là 1120 máy thì đến cuối năm 2017 còn 905 máy. Việc khai thác các Đơn vị chấp nhận thẻ gặp nhiều khó khăn do phụ thuộc vào nhu cầu của các đơn vị kinh doanh, các NHTM lại cạnh tranh khốc liệt về mức thu phí của POS. Vì vậy, HDBank cũng đang thực hiện thu hồi lại những máy POS tại các nhà hàng, cửa hàng do không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Dịch vụ thanh toán qua dịch vụ Ngân hàng điện tử: Dịch vụ Ngân hàng điện tử ngày càng thu hút nhiều khách hàng cá nhân và doanh nghiệp do tính tiện dụng, nhanh chóng, an toàn và luôn đáp ứng được hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh. Hiện nay, thương mại điện tử luôn chiếm 33-35%/Tổng giá trị giao dịch TTKDTM tại HDBank.

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2015 - 2017)

Qua bảng số liệu 2.6, có thể thấy tốc độ tăng khối lượng giao dịch và tổng giá trị giao dịch qua ngân hàng điện tử của HDBank đạt 45% - 50% qua các năm.

a. Dịch vụ Internet Banking

Các dịch vụ Internet Banking của HDBank tuy ra đời chưa lâu nhưng số lượng khách hàng đăng ký sử dụng ngày càng tăng nhanh, đem lại doanh thu dịch vụ không hề nhỏ cho Ngân hàng.

Cùng với tốc độ gia tăng khách hàng sử dụng dịch vụ thì giá trị giao dịch cũng gia tăng đáng kể. Năm 2016 đạt 19.636.447 triệu đồng tăng 73% so với năm 2015. Năm 2017 lên đến 35.291.920 triệu đồng, tăng 80% so với năm 2016. Hoạt động thanh toán trên Internet Banking của khách hàng có khối lượng lớn và mức tăng doanh số giao dịch là khoảng 20%/năm. Có thể thấy dịch vụ này vẫn

đang trên đà phát triển cả về số lượng và chất lượng, nếu như HDBank tiếp tục phát triển hệ thống thanh toán thì sẽ ngày càng thu hút được khách hàng sử dụng.

b. Dịch vụ Mobile Banking

Tốc độ tăng số tiền (%) 14^4 16

Tốc độ tăng số món (%) 18,03 22,4

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán HDBank từ 2015 - 2017)

Cùng với tốc độ tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thì giá trị giao dịch cũng tăng trưởng trung bình từ 35% - 40% qua các năm. Doanh thu của mảng dịch vụ này cũng bắt đầu tăng và mang về những khoản lợi nhuận đáng kể cho HDBank. Ra đời sau dịch vụ Internet Banking nhưng tố c độ phát triển của dịch vụ này khá nhanh và sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn trong thời gian tới.

c. Dịch vụ SMS Banking

Với những khách hàng thường xuyên sử dụng các giao dịch TTKDTM thì việc không sử dụng dịch vụ SMS Banking là một thiếu sót lớn. SMS Banking là gói tiện ích và dịch vụ cung ứng các công nghệ hiện đại của HDBank, cho phép khách hàng tra cứu số dư tài khoản, sao kê chi tiết 5 giao dịch gần nhất, tra cứu tỷ giá ngoại tệ, tra cứu lãi suất tiết kiệm, nhận thông báo biến động số dư tài khoản, nạp tiền điện thoại, nhắc nợ khoản vay.

Hiện nay hầu hết các khách hàng sử dụng dịch vụ của HDBank đều đăng ký dịch vụ SMS Banking. Trong năm 2015, doanh số của dịch vụ này đem về là 9.760.890 triệu đồng, năm 2016 là 13.153.500 triệu đồng, tăng hơn 34% so với cùng kỳ năm 2015. Đến năm 2017, con số này đạt 18.581.456 triệu đồng, tăng xấp xỉ 45% so với năm 2016. Hầu hết khách hàng sử dụng dịch vụ SMS Banking để nhận báo biến động số dư, còn các tiện ích khác thì hầu như không sử dụng, vì khách hàng thích sử dụng các tiện ích mà dịch vụ Internet Banking hay Mobile Banking mang lại.

Các dịch vụ thanh toán khác:

Cũng như dịch vụ Ủy nhiệm thu, dịch vụ chuyển tiền chiếm tỷ trọng rất ít chỉ chiếm xấp xỉ 7% trong tổng doanh thu từ hoạt động TTKDTM của HDBank.

(Báo cáo hoạt động thanh toán HDBank từ 2015 - 2017)

Do việc đẩy mạnh dịch vụ thu hộ qua các kênh khác nhau, nên số món giao dịch cũng như doanh thu giao dịch tăng trưởng khá tốt qua các năm. Cụ thể, năm 2015 có 201.500 món giao dịch với doanh thu đạt 45.870 tỷ đồng, năm 2016 có số món tăng 18,03%, đạt 52.258 tỷ đồng so với 2015. Năm 2017, số món đạt 291.264 món và doanh thu đạt 60.610 tỷ đồng.

So với dịch vụ thu hộ thì tỷ trọng doanh thu còn rất thấp, chỉ chiếm khoảng 5% mang lại từ hoạt động chi hộ này. Quy mô của hoạt động này cần mở rộng hơn nữa trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu 1115 phát triển giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w