Phân loại bảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu 1119 phát triển hoạt động bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh bắc giang (Trang 25 - 31)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

1.1.3. Phân loại bảo lãnh ngân hàng

Hiện nay, BLNH được thể hiện dưới nhiều loại hình bảo lãnh tuỳ theo tiêu chí phân loại như theo b ản chất bảo lãnh, mục đích b ảo lãnh, phương thức phát hành, điều kiện tha nh toán, đối tượng bảo lãnh, cụ thể như s a u:

1.1.3.1. Phân loại theo bản chất bảo lãnh

Theo bản chất của bảo lãnh, BLNH được phân loại thành bảo lãnh đồng nghĩ vụ và bảo lãnh độc lập. Ngày n y đ số các bảo lãnh là bảo lãnh độc lập nghĩa là nghĩa vụ của ngân hàng và người được bảo lãnh là độc lập tách rời nhau. Đối với bảo lãnh đồng nghĩ vụ (bảo lãnh truyền thống), ngân hàng phải thực

hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp bất kể lý do gì người được bảo lãnh không hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng cơ sở. Trong khi đó, những điều kiện thanh toán bảo lãnh của ngân hàng đối với Bảo lãnh độc lập thường có sự độc lập tương đối với hợp đồng cơ sở.

1.1.3.2. Phân loại theo theo nghĩa vụ được bảo lãnh

Cách phân loại bảo lãnh theo nghĩa vụ được bảo lãnh là cách phân loại phổ biến nhất được pháp luật và được chấp nhận rộng rãi, khảo sát cách phân loại bảo lãnh của một số ngân hàng, tác giả nhận thấy khái niệm về mỗi loại bảo lãnh này về cơ b ản thống nhất với Thông tư 28/2012/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng, Ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Thống đốc NHNN Việt Nam (hiện đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25 tháng 06 năm 2015).

Bảo lãnh vay vôn là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc s ẽ trả nợ thay cho b ên được bảo lãnh trong trường hợp b ên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ vay. Bên bảo lãnh là TCTD, bên nhận bảo lãnh là người cho khách hàng của TCTD vay tiền hoặc tài sản, bên nhận bảo lãnh ở đây có thể là một ngân hàng khác (trong nước hoặ c nước ngoài, tổ chức, cá nhân, trong và ngoài nước)

Bảo lãnh thanh toán là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc s thực hiện nghĩ vụ th nh toán th y ho ên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩ vụ thanh toán củ m nh khi đến hạn. Nghĩ vụ thanh toán ở đây được hiểu là nghĩ vụ trả tiền theo thoả thuận trong hợp đồng ơ sở, khách hàng bới tư á h là ên mua, bên nhận bảo lãnh là đối tác cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo hợp đồng ơ sở. Bảo lãnh thanh toán là bảo lãnh có rủi ro o đối với TCTD, có thể oi đương đương như một khoản cho vay.

Bảo lãnh dự thầu là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh (bên mời thầu) để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của b ên được bảo lãnh. Trường hợp b ên được bảo lãnh vi phạm quy định dự thầu mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính tham gia dự thầu thì bên bảo lãnh s ẽ thực hiện thay. Trong bảo lãnh dự thầu, bên mời thầu luôn quan tâm tới việc đấu thầu có diễn ra đúng quy định của pháp luật và bên dự thầu, trong thường hợp trúng thầu có thực hiện gói thầu hay không, việc không thực hiện có thể khiến bên mời thầu phải thực hiện lại trình tự đấu thầu, do đó b ên mời thầu thông thường s ẽ yêu cầu bên dự thầu cung cấp một bảo lãnh dự thầu hoặc một số tiền đặt cọc.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh để bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ cá c nghĩa vụ của b ên được bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp b ên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng bị phạt hoặc phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩ vụ tài chính thì bên bảo lãnh s ẽ thực hiện thay. Nghĩa vụ trong hợp đồng cơ sở thông thường rất rộng, đó có thể là nghĩa vụ gi a o hàng, thi công, tư vấn,... trong một khoảng thời gi a n xá c định, tuy nhiên bảo lãnh thực hiện hợp đồng chỉ đề cập tới nghĩa vụ tài chính: nghĩa vụ bồi thường, trả tiền phạt vi phạm hợp đồng,...

Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm (bảo lãnh bảo hành) là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh để bảo đảm việ ên được bảo lãnh thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp b ên được bảo lãnh vi phạm thỏa thuận về chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩ vụ tài chính thì bên bảo lãnh s thực hiện thay. Đối với hình thức bảo lãnh này, TCTD bảo lãnh cho nghĩa vụ trả tiền phạt hợp đồng khi bên cung cấp (khách hàng của TCTD) không đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc thay cho số tiền khách hàng bị giữ lại để đảm bảo cho nghĩa vụ

này theo quy định (ví dụ đối với hoạt động xây lắp, chủ đầu tư thường giữ lại một số tiền bảo hành, nhà thầu cần cung cấp 1 bảo lãnh bảo hành để được thanh toán đầy đủ số tiền này).

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh để bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của b ên được bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp b ên được bảo lãnh phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay. Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước khác với bảo lãnh thanh toán ở điểm: bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (bảo lãnh tạm ứng), nghĩa vụ bảo lãnh là nghĩa vụ của bên cung cấp sản phẩm (bên bán, nhà thầu,..) còn nghĩa vụ trong bảo lãnh tha nh toán là nghĩa vụ của bên nhận sản phẩm (bên mua, chủ đầu tư,...). Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước thường được sử dụng trong hợp đồng mua bán, hợp đồng xây lắp, hợp đồng tư vấn theo giai đoạn,. mà bên mua ứng trước một khoản tiền cho bên bán (cung cấp dịch vụ).

Bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai là việc ngân hàng cam kết bằng văn b ản về trách nhiệm hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác (gọi tắt số tiền ứng trước) cho khách hàng theo hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở và cam kết bảo lãnh đã ký kết trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà ở theo tiến độ đã ca m kết với bên mua.

Xác nhận bảo lãnh: là cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng (bên xác nhận bảo

lãnh) đối với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩ vụ bảo

lãnh của bên bảo lãnh đối với khách hàng

Các loại bảo lãnh khác là các loại bảo lãnh pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành theo đề nghị củ ên được bảo lãnh ngoài các loại bảo lãnh nói trên.

1.1.3.3. Phân loại theo phương thức phát hành bảo lãnh

Ngoài ra dựa vào đối tượng bảo lãnh có thể phân loại thành bảo lãnh trong nước và bảo lãnh ngoài nước; phân loại theo điều kiện thanh toán gồm có Có Bảo lãnh vô điều, không huỷ ngang, Bảo lãnh có điều kiện.

1.1.3.4. Phân loại theo phương thức phát hành bảo lãnh

a. Bảo lãnh trực tiếp

Bảo lãnh trực tiếp là bảo lãnh mà ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm phát hành bảo lãnh trực tiếp theo yêu cầu của người được bảo lãnh. Trường hợp ngân hàng thực hiện nghĩa vụ tha nh toán cho người thụ hưởng bảo lãnh, người được bảo lãnh chịu trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho ngân hàng phát hành.

Bảo lãnh trực tiếp thông thường có ba bên tham gia: Ngân hàng phát hành bảo lãnh, người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh. Trường hợp người thụ hưởng bảo lãnh là người nước ngoài có thể có thêm ngân hàng ở cùng quốc gia với người thụ hưởng bảo lãnh trong vai trò ngân hàng thông báo.

Hình 1.1. Người được bảo lãnh và người thụ hưởng thoả thuận hợp đồng cơ sở

(1) Người được bảo lãnh đề nghị ngân hàng phục vụ mình phát hành bảo lãnh ho người thụ hưởng.

(2) Ngân hàng bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng thông báo.

(3) Ngân hàng thông báo thông b áo cho người thụ hưởng về bảo lãnh của ngân hàng phục vụ người mua.

(3) Trường hợp ngân hàng phát hành bảo lãnh trực tiếp đến người thụ hưởng, không qua ngân hàng thông báo.

b. Bảo lãnh gián tiếp

Bảo lãnh gián tiếp hay còn gọi là bảo lãnh Bảo lãnh đối ứng, được hiểu là cam kết của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh đối ứng) với bên bảo lãnh về việc s ẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trường hợp bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh. Người được bảo lãnh hoàn trả trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh (ngân hàng thứ hai) mà ngân hàng phát hành bảo lãnh đối ứng (ngân hàng thứ nhất) là ngân hàng hoàn trả. Sau đó người được bảo lãnh thực hiện việc hoàn trả thanh toán cho ngân hàng thứ nhất khoản tiền mà ngân hàng thứ nhất đã trả cho ngân hàng thứ hai.

(1) Người được bảo lãnh (A) và người được thụ hưởng (B) thoả thuận hợp đồng chính.

(2) Người được bảo lãnh đề nghị ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thứ nhất) phát hành bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng phát hành (ngân hàng thứ hai).

(3) Ngân hàng thứ nhất phát hành bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng thứ hai.

(4) Ngân hàng thứ hai phát hành bảo lãnh cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng thông báo.

(5) Ngân hàng thông b áo thông b áo cho người thụ hưởng về bảo lãnh của ngân hàng thứ hai.

(6) Ngân hàng thứ hai có thể phát hành bảo lãnh trực tiếp đến người thụ hưởng, không qua ngân hàng thông báo.

Một phần của tài liệu 1119 phát triển hoạt động bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh bắc giang (Trang 25 - 31)

w