Rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu 1119 phát triển hoạt động bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh bắc giang (Trang 34 - 36)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

1.1.5. Rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng

1.1.5.1. Đối với bên bảo lãnh

Đối với ngân hàng (bên bảo lãnh), BLNH là một nghiệp vụ tín dụng, do đó có các rủi ro như: rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng và rủi ro khác.

Rủi ro hoạt động được hiểu là khả năng gây ra những tổn thất, ảnh hưởng bất lợi gây ra do lỗi của con người, hệ thống, quy trình; các sự kiện khách quan

bên ngoài, rủi ro hoạt động bao gồm cả rủi ro pháp lý nhưng loại trừ về rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín (Basel, 2001). Đối với hoạt động BLNH, rủi ro hoạt động có thể đến từ nhiều nguyên nhân như: (i) trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng yếu kém hoặc vấn đề đạo đức dẫn tới việc ngân hàng bị lợi dụng trong thoả thuận nội dung hợp đồng bảo lãnh; (ii) quy trình và tuân thủ quy trình còn hạn chế, việc giám sát và theo dõi sau phát hành bảo lãnh chưa được chú trọng đúng mức; (iii) Công nghệ ngân hàng và thiếu hụt thông tin dẫn tới khó khăn trong việc đánh giá năng lực thực hiện hợp đồng cơ sở của khách hàng trong tương l a i.

Rủi ro tín dụng được hiểu là khả năng xảy ra tổn thất khi khách hàng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ (gốc và lãi, hoặc cả hai) theo hợp đồng tín dụng đã ký giữa ngân hàng và khách hàng. Rủi ro này gắn liền với hoạt động tín dụng của ngân hàng, trong đó có hoạt động bảo lãnh, đặc biệt khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đã ca m kết tại hợp đồng cơ sở dẫn tới việc Ngân hàng thực hiện thay nghĩa vụ và khách hàng nhận nợ bắt buộc.

Bên cạnh đó, Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng còn có thể gặp rủi ro gian lận, lừ đảo và giả mạo chứng từ, hồ sơ bảo lãnh.

1.1.5.2. Đối với bên được bảo lãnh

Đối với b ên được bảo lãnh, rủi ro ở đây là rủi ro trong kinh doa nh, thương mại dẫn tới không thể thực hiện được cam kết tại hợp đồng ơ sở. Ngoài ra, bên bảo lãnh có thể gặp phải rủi ro lừa đảo liên qua n đến chứng từ: bên nhận bảo lãnh (bên thụ hưởng) lập chứng từ giả mạo để yêu cầu ngân hàng thanh toán bảo lãnh, trách nhiệm hoàn trả cuối cùng vẫn thuộc về ên được bảo lãnh, ngân hàng thực hiện th y nghĩ vụ bảo lãnh và yêu cầu ên được bảo lãnh nhận nợ bắt buộc, trong trường hợp bên nhận bảo lãnh không có khả năng chi trả, ngân hàng s ẽ tiến hành xử lý tài sản bảo đảm là tiền ký quỹ, phát mại tài sản thế chấp,...

Bảo lãnh ngân hàng là một biện pháp đảm bảo cho người thụ hưởng trong các giao dịch kinh tế, đây xem như một biện pháp phòng ngừa (Hedging) rủi ro kinh doanh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có rủi ro đối với biện pháp phòng ngừa này, như:

Ngân hàng phát hành bảo lãnh từ chối hoặc không có khả năng thực hiện cam kết bảo lãnh mà nguyên nhân đến từ việc không đủ khả năng tài chính của ngân hàng hoặc sự gián đoạn hoạt động ngân hàng dẫn tới việc không thể truy đòi bảo lãnh trong thời hạn cam kết. Để hạn chế rủi ro này, đối với một số hợp đồng kinh tế quan trọng, bên nhận bảo lãnh s ẽ yêu cầu một danh sách rút gọn các ngân hàng có thể đứng ra với tư cá ch b ên b ảo lãnh dựa theo uy tín của ngân hàng hoặc đư r yêu ầu đối với mẫu cam kết bảo lãnh.

Ngoài ra, một số thay đổi về pháp luật, những phát sinh thay đổi trong quan hệ kinh tế đối ngoại có thể khiến cho bảo lãnh ngân hàng trở nên vô hiệu.

Một phần của tài liệu 1119 phát triển hoạt động bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh bắc giang (Trang 34 - 36)

w