Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu 1119 phát triển hoạt động bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh bắc giang (Trang 77 - 84)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế

Nguyên nhân của sự tồn tại trên không chỉ xuất phát từ bản thân nội tại của Agirbank Chi nhánh Bắc Giang mà còn những nguyên nhân khách quan tác động đến đó là:

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

a. Từ phía Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Hạn chế trong công tác phát triển bảo lãnh của Chi nhánh Agribank Bắc Giang một phần phát sinh từ những nguyên nhân liên qu n đến hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Thứ nhất, mô hình quản trị của Agribank hiện nay chưa tra o quyền mạnh mẽ cho các chi nhánh cấp cơ sở. Agribank là một ngân hàng lớn với hệ thống mạng lưới rộng nhất Việt Nam, nhiều cấp chi nhánh. Tuy vậy, nhiều hoạt động kinh doanh của cấp cơ sở hiện vẫn cần sự quyết định liên quan từ cấp Trụ sở chính. Có thể đối với các hoạt động trọng yếu như cho vay hoặc quản trị rủi ro, việc kiểm soát tập trung là phù hợp để nhất quán trên toàn hệ thống và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên đối với các hoạt động dịch vụ, Agri b a nk chưa hướng tới trao quyền tự quyết cho các chi nhánh cấp 1 như Chi nhánh Bắc Giang ở một số chính sách về khách hàng và sản phẩm. Điều này cản trở hoạt động phát triển bảo lãnh tại các chi nhánh nói chung.

Thứ ha i, Agrib a nk chưa chú trọng đào tạo chuyên môn về phát triển dịch vụ cho cán bộ kinh doanh trong hệ thống, dẫn tới đôi khi cá c chính sá ch về sản phẩm dịch vụ nói chung và sản phẩm bảo lãnh nói riêng còn chưa được hiểu và triển khai một cách nhất quán trên toàn hệ thống.

Thứ , hư ó ộ phận chuyên phát triển sản phẩm bảo lãnh. Hiện nay sản phẩm bảo lãnh hầu như được sử dụng ở mức độ cơ b ản, đáp ứng các nhu cầu cổ điển của khách hàng. Agrib ank chưa có phòng chuyên trách phát triển sản phẩm mới như cá c ngân hàng TMCP khá c trong hệ thống.

Thứ tư, hệ thống công nghệ của Agribank còn lạc hậu, chưa hỗ trợ tối đ a công tác nghiên cứu phân tích khá ch hàng cũng như cá c thao tá c nghiệp vụ. Đặc biệt đối với các sản phẩm dịch vụ, đây được xem là điểm yếu của hệ thống Agribank so với cá c NHTM khá c trong nước.

b. Từ phía Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, hệ thống văn b ản quy phạm pháp luật chưa hoàn thiện, thống nhất. Luật TCTD chưa phân b iệt rõ hoạt động tín dụng và hoạt động bảo lãnh. Ở Việt Na m chưa có b ộ luật riêng cho nghiệp vụ bảo lãnh mà chịu sự điều chỉnh của cá c văn b ản dưới luật của NHNN. Cá c văn b ản này không có sự đồng bộ hay thay

đổi lại chưa chặt ch ẽ. Chưa xây dựng được một cơ chế quản lý rủi ro đối với nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Điều này cũng tá c động đến hoạt động bảo lãnh.

Thứ ha i, NHNN chưa đẩy mạnh hỗ trợ các NHTM trong quá trình thẩm định dự án. Hiện nay, NHNN đã có trung tâm thông tin tín dụng (CIC) giúp tra cứu một số sản phẩm về tình hình vay nợ của khá ch hàng nhưng hiện vẫn còn hạn chế, chẳng hạn CIC chưa thể kiểm soát được hết các khoản vay của khách hàng hoặc lịch sử hoạt động kinh doanh của khách hàng hay pháp lý dự án.

Thứ ba, công tác thanh tra giám sát của NHNN hiện hư được thực hiện một cách hiệu quả và khách quan, đảm bảo các NHTM hoạt động cạnh tranh công bằng, bì nh đẳng trên toàn hệ thống. Các quy chế, quy định của NHNN hiện chưa được các NHTM tuân thủ một cách tuyệt đối nghiêm túc trong hoạt động của mình.

c. Từ phía kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế và tình hình kinh doanh của khách hàng: Trong giai đoạn vừa qua, tình hình kinh tế vĩ mô khá b ất lợi, nước ta tiếp tục chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; đặc biệt dịch Covid-19 xảy ra trên phạm vi toàn cầu đã gây ảnh hưởng nặng về kinh tế, xã hội, làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực trong nước chậm lại, Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều đị a phương thực hiện giãn cách xã hội, điều đó ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung. Tại địa bàn tỉnh Bắc Giang, dịch Covid -19 bùng phát tại một số tỉnh thành đã lan sang Bắc Giang; dịch bệnh đã làm sản xuất công nghiệp với chuỗi cung ứng bị gián đoạn, sản lượng công nghiệp giảm; ngành dịch vụ, thương mại, giao thông vận tải, kho bãi gặp khó khăn... Nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, hoạt động cầm chừng, thu hẹp sản xuất do thực hiện tạm ngừng hoạt động 4 khu công nghiệp và giãn cách xã hội tại các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang, thành phố Bắc Giang. Điều này gây r khó khăn ho á khá h hàng ủa Chi nhánh, giảm nhu

cầu phát hành bảo lãnh, gây ra thách thức đối với tăng trưởng số lượng khách hàng và doanh số bảo lãnh, vì vậy tá c động tiêu cực đến phát triển hoạt động bảo lãnh theo cả chiều ngang và chiều sâu tại Agribank Bắc Giang.

Đối thủ cạnh tranh: cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng trên địa bàn tỉnh diễn ra ngày càng gay gắt. Về cơ b ản các sản phẩm bảo lãnh không có sự khác biệt nhiều, nhưng Agri b a nk Bắc Giang tỏ ra yếu thế hơn về mức độ hấp dẫn của phí bảo lãnh, hiện tại bên cạnh cá c đối thủ cạnh tranh truyền thống như Vietcomb ank, BIDV, Viettinb ank, hiện đã có hơn 20 ngân hàng thương mại hoạt động trên địa bàn tỉnh như: VPB a nk, DongA Bank, Ocean Bank, MB Bank, LienVietPostBank, ACB, Techcombank, Hdbank, MSB, TPB a nk... điều đó gây r a khó khăn cho Agri b a nk trong việc mở rộng thị phần.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan trên, những hạn chế trong công tác phát triển hoạt động bảo lãnh tại Agribank chi nhánh Bắc Giang còn xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan sau:

+ Chính sách sản phẩm còn dàn trải, chưa tập trung vào các sản phẩm thực sự phù hợp với đặc điểm khách hàng ở địa phương. Hiện nay, Chi nhánh nói riêng và Agribank nói chung chủ yếu chỉ cung cấp các dịch vụ bảo lãnh cơ b ản, đơn giản mà bất kỳ NHTM nào cũng có dẫn tới cạnh tranh gay gắt trên địa bàn. Các dịch vụ bảo lãnh quốc tế hư đượ đẩy mạnh.

+ Chính sách khách hàng còn thiếu đ dạng và linh hoạt. Trong bối cảnh nhiều nhu cầu mới của khách hàng phát sinh liên tục và là những nhu cầu phù hợp với sự phát triển của thị trường bảo lãnh, nhưng cá c chính sá ch sản phẩm và khách hàng của Chi nhánh nói riêng và Agribank nói chung hư thực sự nắm bắt được cơ hội, đáp ứng nhu cầu mới của thị trường, dẫn tới việc bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh do nh trên đị àn vào á đối thủ cạnh tranh.

+ Quy trình cấp bảo lãnh còn nhiều quan liêu, bất cập. Bản thân Chi nhánh phải tuân thủ các quy định của TSC về những quy định liên qua n đến quy trình nghiệp vụ, chính sách cấp tín dụng, bảo lãnh, điều kiện về tài sản đảm bảo cũng như mức phán quyết hay giới hạn tín dụng, bảo lãnh đối với một khách hàng do vậy mà giảm tính chủ động khi đưa những quyết định, kể cả chính sách về giá, phí đối với dịch vụ này.

+ Tri nh độ nghiệp vụ, phẩm chất cán bộ của cán bộ còn nhiều hạn chế. Một số ít cán bộ trinh độ chuyên môn còn hạn chế, chưa chịu khó học hỏi nâng cao tri nh độ nghiệp vụ nên chưa đáp ứng tốt yêu cầu công việc, ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm dịch vụ. Tuy đã được cổ phần hóa nhưng đâu đó vẫn tồn tại ý niệm là 1 ngân hàng quốc doa nh nên chưa thực sự tích cực tìm kiếm khách hàng vẫn còn tâm lý ỷ lại “ b án cái mi nh có” chứ chưa phải “ b án cái khá ch hàng cần”. Ngoài ra , còn chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận bán hàng trực tiếp và các phòng phục vụ, phụ trợ cho bán hàng. Về phong cách giao dịch Chi nhánh đã xây dựng được phong cách và không gian giao dịch riêng, tuy nhiên việc thực hiện còn hạn chế phong cách, chất lượng phục vụ hư thực sự chuyên nghiệp.

+ Công tác marketing ngân hàng chưa thực sự được chú trọng nghiêm túc. Chi nhánh chưa thực hiện nhiều hoạt động thể hiện sự chủ động tiếp cận các khách hàng mới, cũng như thúc đẩy mở rộng nhu cầu mới của cá c khá ch hàng cũ để gi a tăng doa nh số.

+ Cơ sở vật chất chưa được đầu tư thỏa đáng. Mạng lưới phòng giao dịch còn ít so với các ngân hàng khác. Cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến không gian giao dịch và trang thiết bị phục vụ khách hàng: Khi chia tách, Chi nhánh gốc bàn giao sang 3 phòng giao dịch. Sau một thời gian hoạt động, chi nhánh ũng đã tí h ực phát triển mạng lưới tuy nhiên lại bị hạn chế bởi quy định của NHNN về mạng lưới của các NHTM (Thông tư 21/2013/TT- NHNN ngày 09/9/2013). Không gian giao dịch chật hẹp; có 2/3 số phòng giao dịch đều phải đi

thuê từ Bưu điện tỉnh Bắc Giang nên không chủ động trong viêc cải tạo, sửa chữa cho phù hợp với bộ nhận diện thương hiệu Agribank cũng như không ma ng tính ổn định. Còn TSC của Chi nhánh được cải tạo từ một cơ qua n cũ, hiện vẫn đ a ng trong quá trình hoàn thiện các hồ sơ để được cấp bl a đỏ, do vậy để xây dựng được Trụ sở mới cho khang trang, hiện đại thì còn phải mất một thời gian tương đối dài.

Tóm lại qua nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Agribank Bắc Giang đã đạt được một số kết quả nhất định, Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại rất nhiều bất cập về cơ chế chính sá ch, cơ sở hạ tầng, công nghệ kĩ thuât, tri nh độ nguồn nhân lực...đã hạn chế ngân hàng rất nhiều trong vấn đề phát triển dịch vụ bảo lãnh, Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc tim ra đâu là những nguyên nhân có ý nghĩa rất quan trọng để tìm ra các giải pháp cho vấn đề trên.

Kết luận Chương 2

Trong Chương 2, luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục tiêu đặt ra là giới thiệu khái quát về Agribank chi nhánh Bắ c Gi a ng, đồng thời vận dụng khung lý thuyết tri nh b ày trong Chương 1 và số liệu tình thực tế và kết quả điều tra khảo sát, luận văn đã phân tí h hất lượng tín dụng tại Chi nhánh giai đoạn 2018- 2020.

Trên ơ sở phân tích chất lượng tín dụng tại Chi nhánh, luận văn đã đánh giá và rút ra những nhận xét về các kết quả kết quả và các hạn chế đồng thời chỉ ra hạn chế do 03 nhóm nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng, nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng và từ môi trường kinh doanh, tạo tiền đề cho những đề xuất trong Chương 3.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH TỈNH BẮC GIANG

3.1. Tình hình kinh tế xã hội Bắc Giang ảnh hưởng tơi hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Năm 2020, Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2020 tính theo giá so sánh đạt 81,789,2 tỷ đồng, tăng 13,02% so với cùng năm trước, tăng chủ yếu ở khu vực công nghiệp và xây dựng (tăng 18,62%); khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,65%. Riêng khu vực dịch vụ tăng thấp 1,31%, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu, trong nước nói chung và tỉnh Bắc Gi a ng nói riêng đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất, sản xuất cầm chừng, dẫn đến thu nhập của người l a o động giảm làm sức mua của người dân thấp.

Quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh Bắ c Gi a ng năm 2020 theo giá hiện hành ước tính đạt 122.749,9 tỷ đồng, Ve cơ cấu nền kinh tế tiếp tục chuyển dị ch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, cụ thể: Khu vực, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 18,15%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 57,33%; khu vực dịch vụ chiếm 22,25%, còn lại là thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 2,27%.

Đối với hoạt động doanh nghiệp, các doanh nghiệp đóng góp lớn vào GDP của tỉnh đó là cá c doa nh nghiệp FDI như Công ty TNHH JA Sol ar, công ty TNHH Lim Ele ctroni cs VN, công ty TNHH J&Y Ele ctroni cs VN, công ty Fuhong, đặc biệt là công ty TNHH Luxshare... Trong năm vẫn còn 136 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất như: Công ty Hosiden, Công ty Si Flex, Công ty Vina Cel, Công ty New Wing.

Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, song tổng vốn thu hút đầu tư của tỉnh vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ, như: Thu hút được 116 dự án đầu tư, trong đó (87 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký đạt 8,374 tỷ đồng và 29 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký đạt 334,2 triệu USD), như: Dự án Sân golf Việt Yên của Công ty Cổ phần Đầu tư Golf Trường An; Dự án nhà máy Shunsin Việt Nam sản xuất linh kiện điện tử; Dự án nhà máy sản xuất hợp kim Powerway Việt Na m,...,

Một phần của tài liệu 1119 phát triển hoạt động bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh bắc giang (Trang 77 - 84)

w