Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu 1119 phát triển hoạt động bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh bắc giang (Trang 45 - 48)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang

Từ những phương thức triển khai và bài học thành công về phát triển bảo lãnh của những NHTM nêu trên, chúng ta có thể khái quát và rút ra một số bài học kinh nghiệm tham khảo đối với Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Giang như sau.

Thứ nhất, chú trọng công tác tìm hiểu và phát triển khách hàng. Từ kinh nghiệm của TPBank, với việc áp dụng nhiều công nghệ và chiến lược marketing để tiếp cận,

tìm hiểu và gợi mở nhu cầu của khách hàng, TPBank đã nhanh chóng mở rộng mạng lưới khách hàng của mình trên địa bàn. Sự phát triển kinh doanh năng động và chủ động của TPBank là bài học phù hợp cho Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Giang, vốn chưa chú trọng trong phát triển khách hàng bảo lãnh.

Thứ hai, xây dựng hệ thống chính sách sản phẩm và quy trình thực hiện rõ ràng, minh bạch. Từ kinh nghiệm của Vietinbank Bắc Giang, việc xây dựng chính sách sản phẩm cụ thể và đ a dạng, nhưng rõ ràng s ẽ giúp các khâu tác nghiệp tại Chi nhánh được nhanh chóng, thuận tiện và chính xác hơn. Trong quy trình bảo lãnh, bên cạnh việc phân cấp nghiệp vụ, việc giám sát cần được tiến hành, nhằm bảo đảm tính hệ thống chặt chẽ và minh bạ ch, theo đúng quy trì nh nghiệp vụ; thể hiện thông qua hệ thống giám sát nột bộ được thiết kế theo hệ thống dọc từ trụ sở chính đến các chi nhánh, trực tiếp do tổng giám đốc chỉ đạo và điều hành. Bộ phận giám sát nằm tại chi nhánh làm việc độc lập với giám đốc chi nhánh, do đó đảm bảo được tính khách quan, hiệu lực và hiệu quả của công tác này.

Thứ ba, tập trung đầu tư phát triển công nghệ để hỗ trợ quá trình xử lý nghiệp vụ và phân tích khách hàng. Từ kinh nghiệm của TPBank Bắc Giang, ta thấy việc áp dụng công nghệ không những giúp giảm thời gian tác nghiệp mà còn nâng cao mức độ chính xác của nghiệp vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, việc áp dụng các công nghệ hiện đại giúp nâng ca o năng lực phân tích hành vi khách hàng, từ đó giúp hỗ trợ công tác phát triển sản phẩm bảo lãnh tại Chi nhánh.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu thông qua thực hiện các nội dung, bao gồm: Hệ thống hóa những vấn đề cơ b ản bảo lãnh ngân hàng trên các khía cạnh: khái niệm, phân loại bảo lãnh, chức năng va i trò, rủi ro trong bảo lãnh. Trên cơ sở đó, luận văn đã tập trung vào luận giải phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng, từ khái niệm đến chỉ tiêu đánh giá và phân tích nguyên

nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến công tác phát triển hoạt động bảo lãnh, đồng thời chỉ ra kinh nghiệm phát triển hoạt động này tại Viettibank Bắc Giang và TPBank Bắc Giang.

Nội dung Chương 1 là cơ sở triển khai các nội dung tiếp theo trong Chương 2 và Chương 3 của bản luận văn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

- CHI NHÁNH TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu 1119 phát triển hoạt động bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh bắc giang (Trang 45 - 48)

w