Với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu 1399 tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố đà nẵng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 127 - 131)

- Trao quyền cho nhân viên; Khuyến khích nhân viên tham gia vào quá

3.3.3 Với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Nam

- Cần xây dựng một chiến lược chăm sóc khách hàng cho sự phát triển định hướng vào khách hàng của hệ thống Agribank để vừa là mục tiêu

vừa là

định hướng vừa là cơ sở cho các chi nhánh trong hệ thống xây dựng chính

sách chăm sóc khách hàng phù hợp với điều kiện kinh doanh của ngân hàng

trên địa bàn.

- Xây dựng tốt hơn nữa chính sách phí, hướng đến sự thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Thu phí dịch vụ là nguồn thu chính đang là xu hướng chính trong sự phát triển của các ngân hàng, tuy nhiên mức phí và tỷ lệ thu phí cần hợp lý và phù hợp với thu nhập cũng như khả năng sẵn sàng chi trả khi sử dụng dịch vụ đó của ngân hàng. Hơn nữa, Agribank cần nghiên cứu biểu phí cạnh tranh khi thực hiện các giao dịch trong cùng hệ thống để tạo cảm giác hài lòng tối đa cho khách hàng truyền thống của Agribank

KẾT LUẬN

Dịch vụ ngân hàng là một ngành kinh tế đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Phát triển dịch vụ ngân hàng là phát triển năng lực, phản ánh quy mơ, tính năng động và xu thế phát triển chung của nền sản xuất hàng hóa trong thị trường của một quốc gia. Nền kinh tế Việt Nam đã và đang thực sự trở thành một nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, vấn đề phát triển dịch vụ ngân hàng là một tất yếu khách quan và chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng chính là bộ phận chiến lược phát triển trọng tâm trong chiến lược phát triển tổng thể của tồn ngành. Chính vì thế, u cầu được đặt ra cho hệ thống ngân hàng là phải đổi mới liên tục và hoàn thiện.

Là chi nhánh của Ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam, Agribank Đà Nang đã nắm bắt được xu thế đổi mới lĩnh vực tài chính của đất nước và đã có những đóng góp to lớn trong hoạt động tài chính ngân hàng tại địa bàn Thành phố Đà Nang. Chi nhánh đã nhận thấy vai trị và vị trí tất yếu của hoạt động chăm sóc khách hàng đối với một ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chính sách này cịn thiếu tính đồng bộ và thiếu tính cạnh tranh

Với mong muốn góp phần đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng tại chi nhánh, tạo được lợi thế cạnh tranh và điểm khác biệt trong dịch vụ của ngân hàng trên địa bàn, nhằm đạt sự thỏa mãn tối đa cho khách hàng khi tiếp xúc và sử dụng dịch vụ của ngân hàng, tác giả đã tập trung nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống các vấn đề về chăm sóc khách hàng và cơ bản đã hồn thành được các nhiệm vụ như sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động chăm sóc khách hàng của Ngân hàng thương mại.

- Nghiên cứu thực trạng hoạt động chăm sóc khách hàng tại Agribank Đà Nang thơng qua việc tập trung nghiên cứu vào các yếu tố ảnh hướng đến

mức độ hài lòng của khách hàng như yếu tố về độ tin cậy, yếu tố về sự phản hồi, yếu tố về sự cảm thơng, các nhân tố hữu hình, yếu tố về tính cơng khai minh bạch và các nhân tố về hình ảnh, quảng bá, tuyên truyền.

- Dựa vào những chỉ tiêu đánh già và xu hướng phát triển hoạt động chăm sóc khách hàng hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới đánh giá kết quả

mà Agribank Đà Nang đã đạt được trong lĩnh vực này đồng thời nêu ra những

mặt cịn tồn tại và ngun nhân để từ đó tìm cách giải quyết vấn đề và

đưa ra

các giải pháp hoàn thiện.

- Đưa ra các giải pháp cho hoạt động chăm sóc khách hàng vừa mang tính phương pháp luận, vừa có tính thực tiễn nhằm phát triển thị phần, mở

rộng khách hàng và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng trong lĩnh vực dịch

vụ ngân hàng trên địa bàn.

Qua luận văn này, tác giả hi vọng những giải pháp đưa ra sẽ đóng góp một phần nhỏ bé nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc khách hàng tại Agribank Đà Nang trong thời gian tới; đồng thời có thể được chọn làm tài liệu

Một phần của tài liệu 1399 tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố đà nẵng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 127 - 131)