Như vậy, tại thời điểm t1, ngân hàng phải huy động vốn bổ sung là P để tài trợ cho khoản tín dụng đã cấp trong khoản thời gian còn lại từ t1 dến t2 Tại thờ

Một phần của tài liệu 1330 rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 40 - 42)

cho khoản tín dụng đã cấp trong khoản thời gian còn lại từ t1 dến t2. Tại thời điểm t1, nếu lãi suất huy động thay đổi, thì ngân hàng chịu rủi ro lãi suất. Nếu lãi suất huy động tại thời điểm t1 là r1

D cao hơn mức lãi suất r0

D, thì ngân hàng bị lỗ do lãi suất huy động tăng. Nếu lãi suất huy động tại thời điểm t1 là r1

D thấp hơn mức lãi suất r0

D, thì ngân hàng sẽ có lãi do lãi suất huy động giảm.

Để cố định chắc chắn mức thu nhập từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động (tức không phụ thuộc vào sự biến động của lãi suất huy động tại thời điểm t1), thì ngay ngày hôm nay (t0), ngân hàng ký một hợp đồng RFA với một đối tác khác có nội dung như sau:

32

1. Giá trị làm cơ sở để tính bù trừ lãi suất là P (đây là giá trị hư cấu, chỉ dùng để làm cơ sở tính tốn, nên trong thực tế các bên khơng giao nhận khoản tiền này).

2. Thời hạn tính bù trừ lãi suất là từ t1 đến t2.

3. Mức lãi suất chuẩn cố định để so sánh là r0

D (hoặc một mức lãi suất cụ thể cố định nào đó do hai bên thỏa thuận).

4. Tại thời điểm t1, nếu: r1

D > r0

D, thì ngân hàng nhận được một khoản tiền bù chênh lệch lãi suất là: ∆ r+ = P(r1

D - r0

D) (t1 - t2)

Trong đó: (t1-t2) là khoản thời gian t1 đến t2 (chú ý: đây không phải là hiệu số).

Phần thu chênh lệch lãi suất này được ngân hàng dùng để bù đắp chi phí huy động vốn do mức lãi suất thị trường tăng lên r1

D. Do có thu chênh lệch lãi suất, nên chi phí huy động vốn bổ sung vẫn là không đổi ở mức lãi suất là r0D.

5. Tại thời điểm t1, nếu : r1

D < r0D, thì ngân hàng phải chi một khoản tiền bù chênh

lệch lãi suất cho đối tác là: ∆ r+ = P(r0

D - r1

D) (t1 - t2)

Tuy lãi suất huy động giảm, nhưng do ngân hàng phải chi phần chênh lệch lãi suất, nên chi phí huy động vốn bổ sung vẫn là khơng đổi ở mức lãi suất r0D. [2]

1.3.2. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng tương lai1.3.2.1. Những nguyên lý chung về giao dịch tương lai. 1.3.2.1. Những nguyên lý chung về giao dịch tương lai.

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận về việc mua bán một tài sản trong tương lai tại một mức giá cố định. Nói cách khác, giá cả được thỏa thuận ngày hôm nay, nhưng việc giao nhận tài sản và thanh toán xảy ra sau này. Những hợp đồng như vậy được giao dịch trên nhiều sở giao dịch khác nhau trên phạm vi toàn thế giới. Những nguyên tắc về giao dịch tương lai giống nhau cho cả hàng hóa và các cơng cụ tài chính. Các hợp đồng tương lai có thể được sử dụng vào các mục đích bảo hiểm phịng ngừa rủi ro và vào các mục đích đầu cơ. Những người bảo hiểm muốn biết trước và muốn có được giá cả của hàng hóa giao dịch trong tương lai là cố định ngay từ ngày hôm nay, nhằm tránh được ảnh hưởng của sự biến động giá cả hàng hóa trong tương lai. [2]

33

Bên cạnh biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng kỳ hạn, thì hầu hết các ngân hàng đã sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro lãi suất ở các mức độ vi mô cũng như vĩ mô.

Một phần của tài liệu 1330 rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w