NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

Một phần của tài liệu 1330 rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 92 - 94)

- Lý thuyết về rủi ro lãi suất, các phươngpháp đo lường rủi ro lãi suất, và các phương pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Từ tháng 8 đến tháng 10/2009, các ngân hàng gia tăng lãi suất và đỉnh cao nhất lên đến 9,5% Sau đó các

2.3.2.3. NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

Sacombank đã xây dựng Ủy ban quản lý rủi ro với nhiệm vụ xây dựng các quy định quản lý rủi ro, xây dựng các mục tiêu chiến lược về quản lý rủi ro; Chỉ đạo, triển khai và kiểm tra quá trình thực hiện quản lý rủi ro; Trực tiếp theo dõi chỉ đạo các ủy ban trực thuộc , trong đó có Ủy ban Quản lý tài sản Nợ- Tài sản có (ALCO).

Cơ chế của Ủy ban ALCO: họp định kỳ hàng tháng hoặc khi có những sự kiện bất thường xảy ra ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Sacombank. Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính và dự báo bối cảnh chung, Ủy ban ALCO sẽ đề xuất về cấu trúc nguồn vốn, cơ cấu sử dụng vốn cùng chính sách khách hàng trong từng thời kỳ nhằm đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.

Bên cạnh đó, Ủy ban ALCO của Sacombank cũng phân tích biến động và mức độ tăng trưởng trên Bảng cân đối, nhất là đối với các tài sản Có nhạy cảm và tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất; phân tích tình hình quản trị tài sản, quản trị rủi ro thị trường; xem xét và đánh giá các rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối; quan tâm điều tiết các loại vốn, nguồn vốn hàng ngày và hàng tháng để đảm bảo khả năng sinh lời cao, duy trì các chỉ số an tồn hoạt động đúng quy định... Trên cơ sở đó, ủy ban ALCO cũng đề xuất chiến lược hoạt động kinh doanh cho Sacombank trong từng thời kỳ.

Tại Sacombank, rủi ro lãi suất được đo bằng các báo cáo chênh lệch thời gian đáo hạn và xác định lại lãi suất (interest rate gap report) phân bổ theo các thời gian dưới một tháng, từ 1 đến 3 tháng, 3 đến 6 tháng, 6 đến 9 tháng, 1 tháng đến 1 năm, 1 năm đến 5 năm và trên 5 năm. Việc quản lý rủi ro lãi suất được thực hiện thơng qua phân tích tỷ số giữa tài sản nhạy cảm lãi suất với nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất ở các trạng thái VNĐ, USD, EUR và vàng. Căn cứ trên các báo cáo này và nhận định diễn biến, xu hướng biến động lãi suất trên thị trường, các cuộc họp định kỳ hàng tháng của Ủy ban Quản lý TSN- TSC (ALCO), các cuộc họp giao ban hàng

79

ngày, hàng tuần của Ban điều hành ngân quỹ sẽ quyết định duy trì các mức chênh lệch thích hợp để định hướng cho hoạt động của ngân hàng.

Cũng như các ngân hàng Việt Nam khác, ở trạng thái VNĐ, Sacombank đang sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn nghĩa là nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất hơn tài sản nhạy cảm với lãi suất, như vậy khi lãi suất tăng lên sẽ làm giảm thu nhập lãi suất và ngược lại khi lãi suất giảm thì làm thu nhập lãi suất tăng. Như vậy, trong ngắn hạn, thu nhập lãi suất ròng của Sacombank sẽ giảm khi lãi suất VNĐ tăng lên.

Để hạn chế rủi ro lãi suất, Sacombank có nghiên cứu và áp dụng các giải pháp sau:

+ Sacombank đã xây dựng được hệ thống báo cáo điều hành cùng với quản lý xuyên suốt và khoa học từ cấp quản lý, ban điều hành, từng phịng ban và tồn hệ thống các chi nhánh. Do vậy, mỗi biến động của lãi suất trên thị trường tài chính - ngân hàng đều được Sacombank nắm bắt và xử lý kịp thời. Ngoài ra, ngân hàng đang triển khai “Chính sách lãi suất linh hoạt” cho từng địa bàn có chi nhánh trực thuộc , phát huy tốt nhất khả năng cạnh tranh của Ngân hàng mà lại phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng khu vực. Bên cạnh đó, phịng nghiệp vụ Ngân hàng đang từng bước phát triển và hoàn thiện hệ thống điều hành lãi suất cho toàn hệ thống, sử dụng tốt nhất các nguồn vốn huy động, xây dựng các mơ hình, chỉ số quản lý rủi ro nhằm phát hiện và cảnh báo kịp thời những rủi ro lãi suất tiềm tàng. + Thực hiện bảo hiểm rủi ro lãi suất: Cho vay với lãi suất thả nổi, điều này cho phép Ngân hàng có những sự thay đổi tương ứng trong mức lãi suất cho vay phù hợp với sự biến động trên thị trường. Hiện nay Sacombank đang áp dụng hình thức tương ứng là điều chỉnh lãi suất cho vay trung, dài hạn hàng năm theo lãi suất huy động cộng với biên độ.

+ Áp dụng hợp đồng kỳ hạn về lãi suất: Ngân hàng sẽ ký kết với khách hàng hợp đồng về việc sẽ cấp cho khách hàng một khoản cho vay nhất định vào một ngày trong tương lai với mức lãi suất được ấn định trước. Đến thời điểm cho vay, nếu lãi suất thị trường giảm thì Ngân hàng sẽ tránh được tổn thất và ngược lại. Đây là giải pháp mà Ngân hàng chia sẻ rủi ro với khách hàng.

80

+ Áp dụng các hợp đồng lãi suất tương lai: Đây là giải pháp được Ngân hàng sử dụng để đầu cơ trong điều kiện có biến động về lãi suất cũng như bù đắp những các rủi ro khi nó phát sinh.

+ Lãi suất cho vay khơng chỉ phải gánh chịu chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí điều hành mà cịn phải tính đến chi phí dự phịng. Khoản vay (tùy từng loại hình, từng đối tượng, từng kỳ hạn,...) có rủi ro càng cao thì phải áp dụng mức lãi suất cho vay càng cao.

+ Duy trì cân đối các khoản nhạy cảm với lãi suất bên tài sản nợ và tài sản có; chính sách lãi suất linh hoạt (như đã nêu trên), sử dụng các cơng cụ tài chính mới để hạn chế rủi ro ngoại bảng như nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất, nghiệp vụ kỳ hạn về tiền gửi...[33]

Một phần của tài liệu 1330 rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 92 - 94)

w