Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước và Chínhphủ

Một phần của tài liệu 1330 rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 123 - 124)

- Từ thực trạng của cácNHTMCPVN về quản lý rủi ro lãi suất trên, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lã

37 Việt Nam Thương Tín

3.3.1. Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước và Chínhphủ

Điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá để tạo môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho hoạt động của các TCTD, kiểm soát lạm phát; hạn chế sử dụng các liệu pháp can thiệp hành chính đối với thị trường để tránh gây sốc hoặc làm gia tăng rủi ro đối với các TCTD.

Đảm bảo nắm bắt, phân tích, đánh giá kịp thời diễn biến của thị trường tài chính, trong đó, nắm bắt nhanh những diễn biến của các yếu tố thị trường như: lãi suất, tỷ giá, giá vàng, giá cổ phiếu,.. dự báo diễn biến tình hình kinh tế có tác động liên quan đến ngân hàng nhằm phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý của NHNN. Tổ chức và triển khai kịp thời cơ chế chính sách của NHNN theo chương trình kế hoạch cụ thể đối với các TCTD trên địa bàn, đảm bảo thực hiện tốt cơ chế chính sách và hạn chế các rủi ro liên quan đến pháp luật phát sinh.

Cần tập trung thanh tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, đầu tư; tài trợ dự án, kinh doanh ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng mới.

NHNN cần hình thành cơ chế điều hành lãi suất, cùng với nghiệp vụ thị trường mở theo hướng khuyến khích các NHTM vay mượn lẫn nhau trên thị trường trước khi tiếp cận nguồn vốn NHNN.

Tiến hành những cuộc khảo sát về phản ứng của các thành viên thị trường (bao gồm cả dân chúng và các doanh nghiệp) trước những thay đổi chính sách của cơ quan quản lý nhà nước, nhất là lĩnh vực tiền tệ - cơ sở quan trọng để nhận định về cơ chế tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường.

NHNN ngoài việc kiểm soát mức độ an toàn trong chi trả của TCTD theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 03/2007/QĐ- NHNN của Thống đốc NHNN về việc quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD cịn phải kiểm sốt thơng qua các chỉ tiêu khác như dự trữ bắt buộc

108

vỡ hệ thống như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản,...

Cần phải có những chế tài xử phạt đối với các TCTD không thực hiện chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định, đồng thời theo dõi tỷ lệ nợ quá hạn của các TCTD để được phản ánh đầy đủ, chính xác chất lượng tín dụng của TCTD.

NHNN tăng cường quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro của các NHTM thông qua việc phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro của các ngân hàng trong và ngoài nước, ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro. Hỗ trợ các NHTM trong việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ,.

Hoàn thiện hệ thống cung cấp thơng tin CIC giúp các TCTD có đầy đủ thơng tin về khách hàng, phục vụ cho công tác thẩm định, đánh giá khách hàng trước khi quyết định cho vay.

Chỉ đạo việc sáp nhập các ngân hàng có năng lực tài chính yếu, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, tạo niềm tin cho người dân đối với hệ thống ngân hàng trong nước.

Khuyến khích các ngân hàng và đứng ra tổ chức các buổi họp giữa các ngân hàng để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm cũng như mơ hình quản lý TSN- TSC để giúp các NH TMCP có cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động quản lý TSN - TSC nhằm giảm bớt những rủi ro mà các NH TMCP có thể gặp.

Một phần của tài liệu 1330 rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 123 - 124)