là khi ngân hàng tiến hành phịng ngừa tồn bộ hai vế của bảng cân đối tài sản (phòng ngừa vĩ mô) hoặc tiến hành phòng ngừa một bộ phận tài sản thuộc tài sản có hoặc tài sản nợ (phịng ngừa vi mơ) nhằm đạt được mức rủi ro thấp nhất bằng cách bán các hợp đồng tương lai để bù đắp rủi ro đối với tài sản. Tuy nhiên, khi rủi ro giảm xuống mức thấp nhất thì lợi tức cũng ở mức thấp ( rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn và ngược lại). Do đó, không phải tất cả các nhà quản trị đều tiến hành phòng ngừa rủi ro thông thường trong mọi trường hợp. Mức rủi ro thấp nhất của danh mục tài sản không bằng 0, vì ln tồn tại rủi ro cơ bản. Vì vậy, nhiều ngân hàng lựa chọn phương án chấp nhận một bộ phận tài sản không tham gia phòng ngừa, hoặc tiến hành phòng ngừa quá mức, những trường hợp như vậy gọi là phịng ngừa rủi ro có chọn lọc.
(1) Phịng ngừa vĩ mơ bằng các hợp đồng tương lai
Số lượng hợp đồng tương lai mà nhà quản trị ngân hàng cần phải mua hoặc bán để phòng ngừa rủi ro là phụ thuộc vào: mức độ rủi ro (mức độ thay đổi) của lãi suất; Xu hướng biến động của lãi suất; Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi tức trong các trường hợp phịng ngừa hồn tồn hay phịng ngừa lựa chọn.
Mức độ rủi ro đối với vốn tự có của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động,
phụ thuộc: ∆R
∆E = - [ DA - kDL] . A . ------ 1 + R ∆E : Thay đổi vốn tự có của ngân hàng
DA: Thời lượng tài sản có
DL: Thời lượng tài sản nợ
k : Tỷ lệ giữa vốn huy động và tài sản có, k = L/A A : Quy mơ tài sản có của ngân hàng ∆R / (1+R) : Mức thay đổi lãi suất DA - kDL : Hệ số đòn bẩy.
Vấn đề trạng thái rủi ro tối thiểu: Để phòng ngừa rủi ro cho toàn bộ bảng cân đối tài sản thì nhà quản trị phải tiến hành các giao dịch tương lai sao cho khi lãi suất
35
tăng thì sẽ thu được từ hợp đồng tương lai khoản lợi nhuận đủ để bù đắp khoản lỗ. Các hợp đồng tương lai phản ánh giá trị của các chứng khoán được sử dụng mua bán trong hợp đồng, nên khi lãi suất tăng thì giá các hợp đồng tương lai giảm. Giá của chứng khoán giảm bao nhiêu khi lãi suất thị trường tăng là phụ thuộc vào thời lượng của các chứng khốn. Ta có cơng thức: ∆R
∆F = -DF. F. ------- 1 + R ∆F : Thay đổi giá trị của hợp đồng tương lai
F : Giá trị ban đầu của hợp đồng tương lai
DF : Thời lượng của trái phiếu được sử dụng trong mua bán hợp đồng tương lai ∆R : Mức lãi suất thay đổi dự tính
1 + R: Một công với mức lãi suất hiện hành.
Để thấy được mức lợi tức hay sự thua lỗ một cách rõ ràng, chúng ta phân tích trạng thái giá trị ban đầu của hợp đồng tương lai (F) thành hai bộ phận:
F = NF . PF
Cơng thức này nói lên giá trị giao dịch tương lai phụ thuộc vào số lượng hợp đồng (NF) và giá của từng hợp đồng tương lai (PF). Mỗi hợp đồng tương lai đều có giá trị như nhau. Trong thực tế, không xảy ra việc thanh toán các hợp đồng tương lai bằng các trái phiếu hữu hình, mà việc thanh tốn tại thời điểm hợp đồng đến hạn chỉ bằng tiền mặt và không tiến hành trao đổi các trái phiếu hữu hình. Những hợp đồng mua bán tương lai các trái phiếu như vậy được gọi là những hợp đồng tương lai khơng có sự giao nhận. Các hợp đồng như vậy có thể tránh được bất cứ sự thiếu hụt nào về trái phiếu hữu hình trên thị trường để giao dịch.
Các bước xác định số lượng hợp đồng tương lai cần bán để phòng ngừa rủi ro lãi suất đối với toàn bộ bảng cân đối tài sản của ngân hàng như sau:
1. Khoản lỗ nội bảng (giảm vốn tự có) của ngân hàng khi lãi suất tăng: ∆R
∆E = - [ DA - kDL] . A .------- 1 + R
36
2. Lợi nhuận thu được từ các hợp đồng bán tương lai ngoại bảng: ∆R
∆F = -DF.(NF x PF). ------
1 + R
Một sự phịng ngừa tồn bộ là việc bán một số lượng hợp đồng tương lai (NF) đủ để: Khoản thua lỗ nội bảng (∆E) của ngân hàng khi lãi suất tăng được bù đắp toàn bộ bằng lợi nhuận thu được từ các hợp đồng tương lai ngoại bảng (∆F). Tức là ∆E = ∆F, lúc này số hợp đồng tương lai bằng:
[DA - k.DL] . A NF =----------------------
DF x PF
(2) Vấn đề rủi ro cơ bản (The Problem of basic risk)
Giao dịch giao ngay và giao dịch tương lai đối với trái phiếu được tiến hành trên các thị trường khác nhau, do đó các lực lượng cung cầu trên các thị trường khác nhau tác động đến lãi suất cũng khác nhau. Điều này dẫn đến ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất giao ngay ∆R/ (1+R) lên giá trị nội bảng có thể là khác với ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất giao trong tương lai ∆RF/ (1+RF) lên giá trị của trái phiếu được giao dịch trên thị trường tương lai. Kết quả là giá trên thị trường giao ngay và giao trong tương lai có mối tương quan không chặt chẽ với nhau, mối tương quan không chặt chẽ này được gọi là rủi ro cơ bản. Cơng thức tính số hợp đồng tương lai khi tồn tại rủi ro cơ bản như sau: (DA - k.DL).A
NF = -------------------- DF.P F.b ∆R / (1 + R)
b = ---------------- gọi là hệ số rủi ro cơ bản. ∆RF/ (1+RF)
Hệ số rủi ro cơ bản là thước đo độ lệch biến động giá giữa hai thị trường giao ngay và thị trường tương lai, có thể có giá trị bằng 1, lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1. Giả sử cho b = 1,1 có nghĩa là cứ 1% thay đổi lãi suất giao ngay ∆R / (1 + R), thì mức
37
thay đổi lãi suất giao tương lai ΔRF/ (1+RF) là 1,1 %. Điều này nói lên rằng trái phiếu trên thị trường tương lai có độ nhạy cảm với sự thay đổi lãi suất lớn hơn trên thị trường giao ngay.
Lưu ý nếu lãi suất và giá trên thị trường tương lai có độ nhạy cảm thấp hơn so với lãi suất và giá trên thị trường giao ngay, thì sẽ phải bán nhiều hợp đồng tương lai hơn để đạt được số lợi nhuận bù đắp thua lỗ nội bảng. Để đo được hệ số rủi ro cơ bản b trong thực tế bằng cách quan sát sự biến thiên của b. Trên cơ sở những số liệu thực nghiệm quan sát được, sử dụng phương pháp hồi quy để biểu thị mối tương quan giữa sự thay đổi giá trên thị trường tương lai và sự thay đổi giá trên thị trường giao ngay, trên cơ sở đó chúng ta sẽ dự đốn được hệ số rủi ro cơ bản b. [2]
1.3.3. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng quyền chọn
Những đặc điểm đặc biệt trong việc thanh toán các hợp đồng quyền chọn đã cung cấp cho các ngân hàng một sự linh hoạt để lựa chọn các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro mà các giao dịch kỳ hạn và giao dịch tương lai khơng có. Các ngân hàng có thể sử dụng một cách rộng rãi và đa dạng các hợp đồng kỳ hạn và tương lai trong việc phòng ngừa rủi ro, tuy nhiên các sản phẩm của nghiệp vụ quyền chọn còn đa dạng và phong phú hơn nhiều, bao gồm các hợp đồng tại sở giao dịch, giao dịch qua quầy, giao dịch gắn liền với chứng khốn và các giao dịch Caps, Collars và Floors. Có bốn chiến lược cơ bản trong giao dịch quyền chọn là: