- Từ thực trạng của cácNHTMCPVN về quản lý rủi ro lãi suất trên, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lã
37 Việt Nam Thương Tín
3.1.3. Thách thức về tỷ giá ngoại tệ
Lãi suất và tỷ giá là hai yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế và là các công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ. Lãi suất và tỷ giá ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động lên các hoạch định của nền kinh tế. Sự khập khểnh giữa chính sách lãi suất và tỷ giá có thể gây ra những hậu quả bất lợi như: nội tệ bị mất giá gây nguy cơ lạm phát “chảy máu” ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ, hạn chế nguồn vốn đầu tư nước ngồi.. .Vì vậy, trong quản lý vĩ mơ chính sách lãi suất và tỷ giá phải được xử lý một cách đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.
Lãi suất là công cụ được các ngân hàng trung ương sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường, điều chỉnh giá trị đối ngoại của nơi tệ. Chính sách lãi suất cao có xu hướng hỗ trợ sự lên giá của nội tệ, bởi vì nó hấp dẫn các luồng vốn nước ngồi chảy vào trong nước, nếu lãi suất trong nước cao hơn so với lãi suất nước ngoài hay lãi suất ngoại tệ sẽ dẫn đến những dòng vốn chảy vào hay sẽ làm chuyển lượng hóa ngoại tệ trong nền kinh tế sang đồng nội tệ để hưởng lãi suất cao hơn. Điều này làm cho tăng cung ngoại tệ trên thị trường (cũng có nghĩa làm tăng cầu đối với đồng nội tệ), từ đó đồng ngoại tệ sẽ có xu hướng giảm giá trên thị trường, hay đồng nội tệ sẽ tăng giá. Trong trường hợp ngược lại, nếu lãi suất trong nước thấp hơn so với lãi suất nươc ngoài hay lãi suất ngoại tệ, đồng ngoại tệ có xu hướng tăng giá trên thị trường hay đồng nội tệ sẽ giảm giá.[44]
101
Tỷ giá ngoại tệ từ năm 2008 đến năm 2010 biến đổi không ngừng. Cụ thế xét biến đổi tỷ giá USD/VND.
Năm 2008 được coi là năm “ bất ổn của tỷ giá” với những biến động rất phức tạp với những ảnh hưởng của yếu tố vĩ mô, biên độ tỷ giá được điều chỉnh 5 lần + Giai đoạn từ 01/01/2008 đến 25/03/2008: Tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng liên tục sụt giảm ( từ 16.112 đồng xuống 15.960 đồng, mức thấp nhất là 15.560 đồng/USD.
+ Giai đoạn từ 26/03/2008 đến 16/07/2008: Tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt USD trên cả thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do, sau đó dịu lại khi NHNN nới biên độ từ 1% đến +/- 2% (27/06).
+ Giai đoạn từ 17/07/2008 đến 15/10/2008: Tỷ giá giảm mạnh và dần đi vào bình ổn. Tỷ giá giảm từ 19.400 đồng/USD xuống 16.400 đồng/USD và bình ổn dao động xung quanh 16.600 đồng/USD.
+ Giai đoạn từ 16/10/2008 đến hết năm 2008: Tỷ giá tăng trở lại đột ngột từ 16.600 lên 16.998 là cao nhất, sau đó giảm nhẹ . Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá. Tuy nhiên, cung hạn chế, cầu ngoại tệ vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 07/11/2008 tới mức 17.440 đồng/USD.
Năm 2009: Tỷ giá lại tiếp tục tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc biệt sau khi NHNN thực hiện mở rộng biên độ tỷ giá lên +/- 5% khiến cho tỷ giá Liên ngân hàng tăng đột ngột và nguyên nhân chính ở đây là sự găm ngoại tệ:
+ Giai đoại từ 01/01/2009 đến 24/11/2009: Tỷ giá biến động mạnh trên cả thị trường Liên ngân hàng và thị trường tự do. Từ tháng 1 đến tháng 3: tỷ giá LNH giao động trong khoảng 17.450 17.700 đồng/USD, thị trường tự do cao hơn khoản 100 đồng/USD; Từ tháng 4 đến tháng 9: Tỷ giá trên hai thị trường dao động xung quanh khoảng 18.180 -18.500 đồng/USD; Từ tháng 10 đến 25/11/2009: Tỷ giá biến động dữ dội từ 18.545 -19.300 đồng/USD, đỉnh là 20.00 đồng/USD.
+ Giai đoạn từ 25/11/2009 đến hết năm: Tỷ giá giảm và giao động quanh 18.500 đồng/USD.
102
Năm 2010: Từ đầu năm đến giữa tháng 2 năm 2010, tỷ giá giảm nhẹ, dao động quanh mức 18.470 đồng/USD. Từ giữa tháng 2 năm 2010 đến cuối năm 2010, tỷ giá tăng dao động quanh mức 19.000 đồng/USD. Ngày 11/02/2010, NHNN có chính sách tích cực bằng điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 17.941 đồng lên 18.544 đồng/USD.
Việc NHNN ban hành Thông tư số 03/2010-TT-NHNN, quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là 1%/năm. Đây được xem là một “cú hích” mạnh khi ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức kinh tế có tiền gửi bằng USD, khi lãi suất trước đó được hưởng là 4%- 4,5%/năm, điều này đặt các tổ chức phải tính tốn lợi ích và xem xét bán lại ngoại tệ, chuyến sang VNĐ để có lãi suất tiền gửi cao hơn. Khớp với chính sách này, các NHTM đồng loạt tăng giá USD mua vào để thu hút nguồn ngoại tệ tiềm năng này. Việc này khiến chênh lệch lãi suất vay vốn bằng VNĐ và USD lớn khiến các doanh nghiệp dịch chuyển sang vay USD. Lãi suất vay VNĐ tăng cao đầu năm 2010, từ 15% lên 17%, thậm chí lên 18%/năm, trong khi tiền USD khoảng 6%-9%/năm. Chênh lệch này khiến một bộ phận doanh nghiệp chọn đường vòng là vay USD rồi bán lấy vốn VNĐ, tăng cung ngoại tệ cho thị trường. Ngoài chênh lệch, lựa chọn này còn được hỗ trợ bởi kỳ vọng tỷ giá USD/VND sẽ ổn định, hoặc rủi ro biến động không quá lớn trong kỳ vay vốn. Thực tế, tỷ giá USD/VND gần như cố định vào các tháng cuối năm 2010.
Năm 2011 khá đặc biệt, gắn với sự chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trước hết, năm 2011 được bắt đầu bằng sự leo thang của tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do, mà gốc rễ bắt nguồn từ sự chuyển giao cũng khá đặc biệt trong năm 2010...
Sự căng thẳng của tỷ giá USD/VND cuối năm 2010 được chuyển tiếp sang đầu năm 2011 như vậy. Và điều thị trường chờ đợi rồi cũng đến với sự kiện ngày 11-2- 2011: lần đầu tiên trong lịch sử Ngân hàng Nhà nước có quyết định tăng tỷ giá mạnh đến như vậy, với 9,3% đi cùng với việc siết biên độ từ +/-3% xuống cịn +/- 1%.
103
Mọi điều chỉnh của chính sách thường có độ trễ. “Sự kiện 11/2/2011” cũng vậy. Phải đến đầu tháng 4.2011 tỷ giá mới bắt đầu có dấu hiệu bình ổn. Cùng với sự điều chỉnh trên, dấu hiệu đó là kết quả của loạt giải pháp Ngân hàng .
Đó là cơ chế áp và siết trần lãi suất huy động USD, thực hiện kết hối và mở rộng đối tượng kết hối, xử lý loạt giao dịch bất hợp pháp trên thị trường tự do... Thêm vào đó, tín dụng ngoại tệ vẫn tăng cao tạo một nguồn cung thương mại từ vốn chuyển đổi cho thị trường; sự chuyển đổi vốn ngoại tệ sang VND cũng có ở các ngân hàng thương mại khi chênh lệch lãi suất cho vay quá hấp dẫn với khoảng 300% càng tạo cung cho thị trường.
Từ 19/4 - 28/4/2011. Giá USD liên tục lao dốc chóng mặt, từ 20.940 VND rơi xuống còn 20.590 VND. Với những yếu tố trên, ngày 29/04/2011các ngân hàng thương mại chào mời doanh nghiệp mua ngoại tệ. Từ 29-4 Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước bất ngờ tăng mạnh giá mua vào USD. Từ 29-4 và nối dài sau đó, Ngân hàng Nhà nước liên tục mua vào. Trạng thái dự trữ ngoại tệ có sự cải thiện mạnh và nhanh chóng.
Ngày 7-9-2011, một tháng sau khi tân Thống đốc tiếp nhận nhiệm vụ điều hành, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị ngành, và tại đây thông điệp được đưa ra: nếu điều chỉnh tỷ giá USD/VND thì từ nay (tại ngày 7-9) đến cuối năm không quá 1%. Thực tế, cho đến những ngày cuối năm 2011 này, Ngân hàng Nhà nước đã giữ vững được cam kết. Tuy vậy, ngày 14-12 tỷ giá kết thúc năm nay thấp hơn điểm cuối của năm trước.
Qua đó có thể thấy, tỷ giá ngoại tệ có ảnh hưởng rất lớn đến lãi suất huy động và