Chính sách của NHNN năm

Một phần của tài liệu 1330 rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 86 - 90)

- Lý thuyết về rủi ro lãi suất, các phươngpháp đo lường rủi ro lãi suất, và các phương pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Từ tháng 8 đến tháng 10/2009, các ngân hàng gia tăng lãi suất và đỉnh cao nhất lên đến 9,5% Sau đó các

2.3.1.1. Chính sách của NHNN năm

Ngày 30/01/2008, NHNN thông báo điều chỉnh các lãi suất: lãi suất cơ bản từ 8.25%/năm tăng lên 8,75% năm; lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%/năm tăng lên 7,5%/năm; lãi suất chiết khấu từ 4,5%/năm tăng lên 6,0%/năm. Ngày 01/02/2008, tăng dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11% đối với VND và từ 10% lên 11% đối với ngoại tệ, đồng thời mở rộng kỳ hạn tiền gửi phải thực hiện DTBB từ dưới 24 tháng thành tất cả các kỳ hạn (Quyết địnhn 187/QĐ-NHNN, áp dụng từ 01/02/2008 của NHNN). Ngày 26/02/2008 thông qua công điện 02/CĐ-NHNN của NHNN Việt Nam, các NHTM phải điều chỉnh lãi suất huy động vốn không vượt quá 12%/năm. Ngày 24/04/2008, NHNN VN ban hành công văn số 3764/NHNN- CSTT về việc tái cấp vốn dưới hình thức cho vay có bảo đảm, đặc biệt là các NHTM có quy mơ nhỏ. Ngày 16/05/2008, NHNN thông báo điều chỉnh các lãi suất: lãi suất cơ bản từ 8,75%/năm tăng lên 12% năm; lãi suất tái cấp vốn từ 7,5%/năm tăng lên 13%/năm; lãi suất chiết khấu từ 6%/năm tăng lên 11/năm. Đồng thời, thông qua quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam, theo đó các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh bằng VNĐ đối với khách hàng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN Việt Nam công bố để áp dụng trong từng thời kỳ. Ngày 10/06/2008, NHNN thông báo điều chỉnh các lãi suất: lãi suất cơ bản từ 12%/năm tăng lên 14% năm; lãi suất tái cấp vốn từ 13%/năm tăng lên 15%/năm; lãi suất chiết khấu từ 11%/năm tăng lên 15%/năm. Điều này dẫn tới lãi suất cho vay tăng dần, một mặt làm cho các doanh nghiệp có có khả năng tiếp cận

73

vốn hơn, mặt khác đứng về phía các NHTM thì làm cho việc đưa ra các chính sách lãi suất sao cho linh hoạt để phòng ngừa rủi ro lãi suất càng khó khăn hơn.

Ngày 03/07/2008 của NHNN Việt Nam ban hành 6076/NHNN-TTR về việc kiểm tra lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam của các TCTD, theo đó, u cầu các TCTD có mức huy động vốn bình qn từ 17.5%/năm trở lên báo cáo phương án kinh doanh phù hợp với mức lãi suất huy động vốn và có biện pháp xử lý kiên quyết phù hợp với các quy định của pháp luật đối với các TCTD có mức lãi suất huy động vốn ở mức cao, khơng có khả năng bù đắp chi phí kinh doanh. Điều này góp phần giúp cho các NHTMCP thận trọng hơn trong chính sách huy động và cho vay hợp lý về kỳ hạn và lãi suất, giảm rủi ro lãi suất.

Ngày 19/08/2008, theo Quyết định số 1849/QĐ-NHNN, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động và lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam giữa các TCTD trên thị trường LNH không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Ngày 29/08/2008, điều chỉnh lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng: điều chỉnh từ 1,2%/năm (theo Quyết định số 923/QĐ- NHNN ngày 20/7/2004) tăng lên 3,6%/năm (Quyết định số 1907/QĐ-NHNN ngày 29/8/2008). Mục đích của việc tăng mức lãi suất này nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng có điều kiện giảm lãi suất cho vay, góp phần chia sẻ cùng doanh nghiệp và người vay tác động thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh phát triển, giảm thiểu rủi ro lãi suất trước biến động của lãi suất.

Ngày 25/09/2008, NHNN ban hành Quyết định 2133/QĐ-NNNN QĐ mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng VN đối với TCTD được tăng lên 5%. [5]

2.3.1.2. Chính sách của NHNN năm 2009

Đầu năm 2009, nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh bị tác động bởi suy thối tài chính tồn cầu, Chính phủ đã quyết định thực hiện kế hoạch kích cầu thơng qua lãi suất và NHNN có trách nhiệm triển hỗ trợ lãi suất 4%. Tính đến ngày 24/12/2009. Đặc biệt, NHNN đã quyết tâm thực hiện giữ nguyên lãi suất cơ bản trong 10 tháng (áp dụng 7%/năm từ tháng 2 đến tháng 11/2009). Chính sách hỗ trợ lãi suất còn khiến cho các NHTMCP giảm thiểu rủi ro lãi suất gây mất vốn khi có

7 4

sự biến động của lãi suất trên thị trường, vì các NHTMCP ln được hưởng một khoản lãi suất 4% của NHNN.

Từ cuối tháng 11/2009, để phù hợp với diễn biến mới của nền kinh tế và trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá, lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng và cán cân thanh toán quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm biên độ ấn định tỷ giá xuống +/-3% kể từ ngày 26/11/2009, đồng thời điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 26/11/2009 tăng thêm 5,4% so với ngày 25/11/2009.[28] Quyết định cho phép nhập khẩu vàng trong thời điểm nhạy cảm đã được xem như một liều thuốc giải nhiệt hiệu quả và kịp thời đối với cơn sốt vàng (trung tuần tháng 11/2009). Từ thời điểm đó tới nay, với sự ổn định của tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do và nguồn cung vàng khơng cịn khan hiếm, giao dịch trên thị trường vàng diễn ra khá ổn định. Lãi suất VNĐ và ngoại tệ trên thị trường không biến động nhiều, giảm rủi ro lãi suất cho các NHTMCP.

2.3.1.3. Chính sách của NHNN năm 2010

Chính phủ Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai Nghị định số 41/2010/NĐ CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nơng thơn, trong đó quy định hộ sản xuất và hợp tác xã vay vốn từ 50- 500 triệu đồng không phải thế chấp, cầm cố tài sản. Tín dụng đối với nền kinh tế tăng 27,65% (giảm dần trong 3 tháng cuối năm); tín dụng đối với nơng nghiệp và nơng thơn tăng 23,2%, cao hơn năm 2009 (18,8%). Điều này khiến các NHTMCP phải thay đổi chính sách về các sản phẩm huy động và cho vay thật linh hoạt về lãi suất và kỳ hạn để tránh rủi ro lãi suất mà lại vẫn thực hiện đúng chính sách của NHNN.

Trong 10 tháng đầu năm, lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn ổn định ở mức 8%/năm, kết hợp với điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở và giám sát việc thực hiện các tỷ lệ an toàn của TCTD, đã điều tiết lãi suất huy động và cho vay giảm dần theo chỉ đạo của Chính phủ (đến cuối tháng 10, lãi suất huy động VND bình quân 10,44%/năm, cho vay 13,18%/năm). Hai tháng cuối năm, NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản và tái cấp vốn tăng 1%/năm, kết hợp với điều hành chặt chẽ

75

lượng tiền cung ứng, quy định trần lãi suất huy động VNĐ 14%/năm để ổn định thị trường tiền tệ, đã làm tăng lãi suất thị trường và giảm cầu tín dụng (cuối tháng 12, lãi suất huy động VNĐ bình qn 12,44%/năm, cho vay 14,96%/năm, cho vay nơng nghiệp nông thôn, xuất khẩu 12-14%/năm; lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng 9,5 - 12%/năm. Quy định trần lãi suất tiền gửi của tổ chức kinh tế bằng USD 1%/năm, bán ngoại tệ cho nhập khẩu mặt hàng thiết yếu, chỉ đạo các TCTD hạn chế cho vay nhập khẩu mặt hàng khơng thiết yếu và khơng khuyến khích.

Tiếp tục hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay được giải ngân năm 2009 và các khoản cho vay năm 2010 theo Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 11/12/2009 và Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 31/12/2009; cuối tháng 12, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất khoảng 95.000 tỷ đồng, trong đó cho vay hỗ trợ lãi suất lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 8.000 tỷ đồng, cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách 28.000 tỷ đồng. [29]. Việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 4% của NHNN, khiến cho các NHTMCP đỡ lo về rủi ro lãi suất khi lãi suất đầu ra được hỗ trợ 4%.

2.3.1.3. Chính sách của NHNN năm 2011

Trước tháng 3/2012, chính sách lãi suất của Việt Nam khơng có nhiều biến động khi nền kinh tế đang trên đà phục hồi. Các mức lãi suất được duy trì ở mức khá thấp từ sau gói hỗ trợ lãi suất của NHNN, do vậy, cơ chế lãi suất trần sẽ gặp mâu thuẫn. Do đó, ngày 14/04/2010, NHNN đã ban hành Thơng tư số 12/2010/TT- NHNN hướng dẫn Tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo thỏa thuận.

Từ tháng 03/2011 cho đến nay, tỷ lệ lạm phát lại tăng cao với sự gia tăng mạnh giá cả nhiên liệu, năng lượng và các hàng hóa khác. Với mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định nền kinh tế, NHNN đã phải thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, điều này đã tác động làm tăng lãi suất tiền gửi và cho vay của các NHTM. Nhằm ngăn chặn tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các ngân hàng, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011 quy định mức lãi suất trần huy động tiền gửi là 14% cho các NHTM. Các NHTM nhỏ của Việt Nam, với áp lực về rủi ro thanh khoản, vẫn tìm mọi cách để “lách” quy định của NHNN. Trước

76

những nguy cơ rủi ro cao khi một số NHTM chấp nhận huy động lãi suất 14% /năm với cả những kỳ hạn rất ngắn, (24 giờ, 2 ngày, 1 tuần, 2 tuần,...), NHNN đã phải bổ sung thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cụ thể: lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14%/năm, riêng đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thì được ấn định mức lãi suất tối đa với với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14,5%/năm.

Ngoài ra, nhằm tăng cường khả năng kiểm soát hoạt động ngân hàng, NHNN đã thành lập nhóm G12+1 bao gồm 12 NHTM lớn, có chất lượng nguồn vốn và tài sản tốt, kinh doanh hiệu quả bao gồm: Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, ACB, Eximbank, Techcombank, Sacombank, MB, VIB, VPBank, MSB cùng với NHNN nhằm xây dựng chính sách quản lý tiền tệ hiệu quả hơn. Với 85% thị phần của 12 NHTM lớn, các cuộc họp của G12+1 có thể tạo ra những chính sách phản ánh đúng thực tế và diễn biến của thị trường hơn. Nhóm G12+1 sẽ họp ít nhất mỗi quý một lần, trong trường hợp thị trường có nhiều sự biến động phức tạp, thì nhóm có thể họp bất cứ lúc nào để đưa ra giải pháp kịp thời xử lý tình hình. Cuối năm 2011 việc đưa ra phương án để thanh lọc hệ thống ngân hàng, giảm thiểu các ngân hàng yếu kém, các ngân hàng có khả năng thanh khoản kém, NHNN đã họp và đưa ra các bước lộ trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, điển hình vào cuối năm 2011 là vụ hợp nhất ba ngân hàng: NH TMCP Sài Gòn (SCB), NH TMCP Việt Nam Tín nghĩa (Tinnghiabank), NH TMCP Đệ Nhất (Firstbank).

Một phần của tài liệu 1330 rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w