khi nó sử dụng hợp đồng tương lai (hoặc kỳ hạn) để phòng ngừa rủi ro cho từng bộ phận tài sản (có hoặc nợ) một cách riêng biệt. Ví dụ về phịng ngừa vi mơ đó là việc ngân hàng phòng ngừa rủi ro lãi suất cho các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm, nhà quản trị ngân hàng đã xếp các trái phiếu thành một danh mục độc lập và tiến hành các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro cho chúng. Một ví dụ về phịng ngừa vi mô đối với tài sản nợ, đó là trường hợp khi lãi suất huy động vốn dự tính tăng trong tương lại, thì để chi phí huy động vốn trong tương lai không tăng, nhà quản trị ngân hàng tiến hành các giao dịch bằng cách bán các kỳ phiếu ngân hàng thông qua các hợp đồng tương lai. Đối với phòng ngừa vi mô, nhà quản trị ln tìm kiếm các hợp đồng tương lai hay hợp đồng kỳ hạn sao cho tài sản (giá trị) của hợp đồng càng sát với giá trị mà ngân hàng cần phòng ngừa rủi ro. Tài sản được phòng ngừa rủi ro lãi suất thường tồn tại một độ lệch nhất định giữa giá trị tài sản có nhu cầu được phòng ngừa rủi ro và giá trị quy định cho các hợp đồng tương lai, cho nên thông thường luôn tồn tại một bộ phận tài sản không được phòng ngừa rủi ro. Rủi ro đối với các tài sản khơng được phịng ngừa này thuộc một trong những loại rủi ro cơ bản (basis risk). Rủi ro cơ bản phát sinh chủ yếu do giữa sự biến động giá thị trường và giá trong hợp đồng tương lai của tài sản khơng có mối tương quan chặt chẽ với nhau.
- Phòng ngừa vĩ mơ (Macroheding): Phịng ngừa vĩ mô là việc nhà quản trị ngânhàng sử dụng hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn hay các hợp đồng phái sinh