Đào tạo kỹ năng nghiệp vụ, năng lực quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh quảng trị (Trang 83 - 86)

Mục tiêu của giải pháp là nhằm trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm,

hình thành kỹnăng trong hoạt động, hình thành nên phẩm chất chính trị, tư tưởng,

đạo đức và tâm lý, tạo nên những mẫu hình cơ bản của CBQL tại GD&ĐT.

Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như năng lực quản lý cho

CBQL tại Sở GD&ĐT thì công tác đào tạo là thực sự cần thiết. Đào tạo bồi dưỡng

CBQL là nhiệm vụ hàng đầu trong cải cách và hiện đại hóa ngành giáo dục, là yếu tố chiến lược, là động lực thúc đẩy cho việc xây dựng ngành giáo dục đáp ứng yêu

cầu tình hình mới trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.

Qua phân tích thực trạng công tác đào tạo tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, cho thấy vẫn còn một số hạn chế như: Đào tạo chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt, chưa mang tính lâu dài và chuyên sâu nhằm nâng cao kiến thức; việc theo dõi, đánh giá

kết quảđào tạo chưa được thực hiện đểcó giải pháp hiệu quả hơn cho việc cải tiến

quy trình đào tạo, chưa quan tâm nhiều đến công tác phát triển CBQL. Để khắc phục hạn chếtrên, tác giả đề xuất quy trình hoàn thiện công tác đào tạo và nâng cao

Hình 3.1: Quy trình hoàn thiện công tác đào tạo

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Phân loại đối tượng bồi dưỡng

Đối tượng bồi dưỡng gồm: CBQL đương chức và CBQL trong quy hoạch.  CBQL đương chức

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ theo hình thức tập trung, vừa làm vừa học, tự bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm.

Tham mưu cho UBND quận/huyện xây dựng chính sách động viên khuyến

khích mỗi CBQL có kế hoạch tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng. Đầu tư thích đáng cho việc bồi dưỡng của CBQL: Tăng cường nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, kinh phí của các tổ chức Đảng, Đoàn thể cũng như các lực lượng xã hội; Có chính sách “Khuyến học - Khuyến tài” cho CBQL nâng cao trình độ học vấn, trình độ chính trị, nghiệp vụ quản lý; Được tham gia các lớp tập huấn công tác quản lý trong nước và nước ngoài, có điều kiện tham gia học tập kinh nghiệm tiên tiến của

các quận/huyện bạn, tỉnh bạn, các nước trong khu vực và trên thế giới, được tiếp cận với nền GD hiện đại nhằm mở mang trí tuệ, cập nhật thông tin, tránh sự già cỗi, bảo thủtrong công tác QL.

CBQL trong quy hoạch

Chọn cửđúng cán bộ thuộc diện quy hoạch;

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộhàng năm;

Lựa chọn nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức bồi dưỡng; Bốtrí, sử dụng cán sau đào tạo, bồi dưỡng.

Phân tích

nhu cầu đào

tạo

Lựa chọn

hình thức

đào tạo

Biên soạn tài

liệu đào tạo Triển khai đào tạo Đánh giá sau đào tạo

Tài liệu đào tạo

Cần tập hợp đầy đủ các nội dung tài liệu về nhu cầu cần đào tạo cho đội ngũ CBQL. Phân định rõ những nội dung nghiệp vụ mới và những uốn nắn về sai sót được tổng hợp từcác cơ sở. Nội dung tài liệu phải cô đọng nhằm giúp cho CBQL dễ

tiếp thu, thực hiện, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như tiêu chí đề ra của tập huấn nghiệp vụ.

Sở GD&ĐT tỉnh cần thành lập “Tổ giảng viên” do một đồng chí lãnh đạo làm

tổtrưởng, thành phần từ những cán bộ lãnh đạo, cán bộ tổng hợp các phòng nghiệp vụ, những người có kinh nghiệm cũng như khả năng truyền đạt. Tổ giảng viên có

trách nhiệm thảo luận về tài liệu do các phòng nghiệp vụ biên soạn, đối chiếu với

yêu cầu quản lý, sự phối hợp giữa các lĩnh vực nghiệp vụ, chỉnh lý tài liệu trình Lãnh đạo phê duyệt trước khi tập huấn. Đây là yêu cầu rất quan trọng, quyết định chất lượng các đợt tập huấn nghiệp vụ; khắc phục được tình trạng kết thúc tập huấn

mà người thực hiện không hiểu rõ nội dung, không chuyển đổi được tư duy cũng như hành vi của bản thân khi thao tác nghiệp vụ(hay nói cách khác là vẫn dậm chân

tại chỗ).

Hình thức đào tạo, bồi dưỡng

Đểđáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền GD hiện đại, CBQL cần được đào

tạo, bồi dưỡng dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú như:

+ Bồi dưỡng thường xuyên: Công tác bồi dưỡng thường xuyên được thực hiện bằng nhiều cách như: Tự học, tự bồi dưỡng trong thực tiễn GD, tham gia các buổi hội thảo, tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn. Tham quan học tập kinh nghiệm QL của một sốnước trong khu vực và trên thế giới. Trong đó tự học, tự bồi dưỡng

là cách bồi dưỡng cơ bản nhất, thông qua các hoạt động thực tiễn vềQL các cơ sở GD, người CBQL tự rút ra những bài học kinh nghiệm, khắc phục những mặt hạn chế của bản thân.

+ Đào tạo, bồi dưỡng tập trung: Nhằm đào tạo, bồi dưỡng một cách có hệ ống đểnâng cao trình độcho đội ngũ CBQL chưa đượ ẩn hoá ềtrình độ đào

tạo và có kế hoạch nâng cấp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nhằm đạt chuẩn và trên chuẩn. Có thể tập trung học liên tục hoặc tập trung theo từng đợt, cấp chứng nhận từng đợt học, khi nào người học tích lũy đủ số chứng nhận của các học phần

thì được cấp chứng chỉ.

+ Đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức từ xa với các tài liệu phát cho người học hoặc qua mạng,...

Đánh giá kết quả bồi dưỡng, đào tạo

Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cần thiết có sự đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBQL. Công tác đánh giá sau đào tạo cần được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Ngay sau khi kết thúc khoá đào tạo, mỗi học viên phải làm bài kiểm

tra, đối với các CBQL chưa đạt phải tiếp tục tham gia khoá đào tạo sau khi đơn vị

mở lớp mới. Những CBQL đạt yêu cầu sẽđược cấp chứng chỉ hoàn thành khoá đào

tạo.

Bước 2: Định kỳhàng quý, hàng năm tiến hành đánh giá kết quảlàm việc của

các CBQL đã được tham gia khoá đào tạo, đánh giá những tiến bộ về chuyên môn và thành tích làm việc đểđối chiếu với khảnăng ứng dụng những bài học của khoá đào tạo và công việc thực tế của cán bộ.

Bước 3: So sánh chi phí đã bỏ ra so với với những kết quả mà khoá đào tạo mang lại cho Sở. Việc lượng hoá kết quảcông tác đào tạo là việc làm khó, do không

thểtính chính xác hiệu quả thực mà nó mang lại, do vậy cần có tiêu chí đánh giá cụ

thể như: Nghiệp vụ của nhân viên, năng suất lao động, khối lượng công việc được giải quyết và hiệu quả công việc. Cũng nên đưa tiêu chí hiệu quảsau đào tạo thành

một tiêu chí trong bảng đánh giá kết quả thực hiện công việc của CBQL để xét lương, thưởng và thăng tiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh quảng trị (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)