Phương hướng, mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh quảng trị (Trang 77)

3.2.1. Phương hướng

Để đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi phát triển nguồn nhân lực giáo dục, trách

nhiệm đối với Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị là rất lớn, yêu cầu đặt ra là phải có sự

chuyển biến tích cực, có sự đầu tư lớn để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của ngành và xã hội. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phải được

nâng cao chất lượng, có đủ số lượng, phù hợp về cơ cấu với trình độ chun mơn

cao, với bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có niềm say mê và tâm huyết với nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụđược giao.

Các mục tiêu và giải pháp chiến lược vềphát triển giáo dục của tỉnh Quảng Trị

tập trung vào các lĩnh vực: Đổi mới công tác quản lý GD&ĐT; quản lý có chất

lượng các hoạt động giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, tăng

nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chếtài chính giáo dục.

ội ngũ cán bộ quản lý có vai trị quan trọng trong đổi mới giáo dục phổ thông; là một trong những lực lượng trực tiếp góp phần hoạch định chủ trương, chính sách, đề án, chiến lược và các nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông; là một

nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục phổ thông. ội

ngũ cán bộ quản lý thật sự đáp ứng yêu cầu đổi mới theo hướng chuẩn hóa cần bổ

sung kịp thời các kiến thức, kỹnăng, phương pháp, kỹ thuật quản lý dạy học mới.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục tại Sở cần bảo đảm thực hiện tốt quy trình đào tạo, bồi dưỡng gồm bốn bước cơ bản là: Xác định nhu cầu; lập kế hoạch; thực hiện kế hoạch và đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

Thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đồng thời triển khai đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng

và kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý giáo dục nhằm tạo động lực để đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ trước yêu

cầu đổi mới giáo dục.

3.1.2. Mục tiêu

3.1.2.1. Mục tiêu chung

Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị nhằm đảm bảo đủ về số lượng, không ngừng nâng cao chất lượng trên cả 3 yếu tố cơ bản là sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức đáp ứng tốt yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ công nghệ4.0, góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tếtrên địa bản tỉnh Quảng Trịcũng như cảnước.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ th

Nâng cao thể lực cho người lao động

Cải thiện và nâng cao thể lực cho CBQL và lực lượng lao động nói chung tại SởGD&ĐT tỉnh Quảng Trị.

Nâng cao trí lực và kỹnăng

Trình độ chun môn nghiệp vụ của đội ngũ CBQL phải được nâng cao một

cách đồng bộ, liên tục và kịp thời, tạo cho CBQL có tư duy năng động sáng tạo, làm

việc độc lập, là chủ thểchính để tiếp cận tri thức, lấy đó làm tiêu chí tạo nguồn cán

bộ lãnh đạo của Sở. Chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định

chính sách có năng lực và trình độchun mơn cao.

Có trên 90% CBQL sử dụng tin học và ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ chun mơn.

Cơ bản đội ngũ CBQL có trình độ ngoại ngữ để có thể làm việc, giao tiếp với người nước ngoài. Phát triển đội ngũ cán bộchuyên môn giỏi ở tất cảcác lĩnh vực.

Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp, ưu đãi về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp.

Nâng cao đạo đức, li sống cho cán bộ quản lý

100% đội ngũ CBQL có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức

tốt, lối sống lành mạnh, có tư duy mới, sáng tạo; 100% CBQL khơng ngừng tựgiác

học tập và được cập nhật kiến thức đáp ứng yêu cầu theo hướng hiện đại hoá.

3.2. Mt s giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ca SGiáo dục và Đào tạo nguồn nhân lực ca SGiáo dục và đào tạo Tnh Qung Tr Đào tạo nguồn nhân lực ca SGiáo dục và đào tạo Tnh Qung Tr

3.2.1. Nâng cao thể lc nguồn nhân lực

Bên cạnh việc nâng cao trình độ văn hố và chun mơn thì nâng cao thể lực

cho CBQL là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng cho việc phát triển trí lực, tâm lực của nguồn nhân lực tại SởGD&ĐT. Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và lâu dài. Vì vậy, cần phải đảm bảo sức khỏe và các chế độ chăm sóc sức khỏe cho CBQL tại Sở.

Để CBQL tại Sở yên tâm cơng tác và có thể lực tốt nhất cống hiến và phục vụ công tác quản lý và đào tạo, ban lãnh đạo cần phải hết sức quan tâm và chú trọng

đến công tác nâng cao thể lực nguồn nhân lực cho người lao động. Cụ thể để nâng

cao thể lực nguồn nhân lực, Sở cần chú trọng đến công tác sau:

- Thực hiện khám bệnh định kỳ 1 năm 1 lần đối với cán bộ, giáo viên, nhân

viên toàn Sở. Việc khám định kỳ phải được thực hiện ở các trung tâm khám chữa bệnh có uy tín, thiết bị hiện đại, sớm phát hiện ra bệnh để người lao động có thể điều trị kịp thời.

- Tăng cường các hoạt động truyền thơng về thực hiện nội dung về chăm sóc

sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.

- Tổ chức các hoạt động tập thể thao thường xuyên, định kỳ giúp người lao động có nhiều sân chơi rèn luyện thể chất như: mở các câu lạc bộ thể dục thể thao trong trường: bóng đá, bóng chuyền, cầu lơng, bóng bàn,…; đăng kí các buổi giao

- Thực hiện các biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức tự bảo vệ chăm sóc

sức khỏe bản thân người lao động bằng việc cung cấp những kiến thức về chế độ dinh dưỡng hàng ngày, chếđộchăm sóc sức khỏe hợp lý.

- Mở các lớp khiêu vũ, yoga sau giờlàm để tăng cường sức khỏe cho đội ngũ

CBCC của Sở.

3.2.2. Chất lượng ngoi ngcán bộ quản lý

CBQL của Sở tự đánh giá có năng lực phù hợp với vị trí cơng tác, tinh thần cầu tiến cũng như được thường xuyên cử đi tập huấn đào tạo để nâng cao năng lực

chuyên môn. Tuy nhiên về năng lực ngoại ngữ thì chưa đạt yêu cầu. Để giải quyết vấn đề năng lực ngoại ngữ ngay lập tức là không thể vì học ngoại ngữ là quá trình học tập thường xuyên, lâu dài và cần thực hành mỗi ngày. Ngồi các CBQL đã lớn tuổi khơng được quan tâm tới ngoại ngữ trong thời kỳ trước, các cán bộ trẻ hơn,

mặc dù có một số bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ nhưng khả năng thực hành vẫn không cao, khả năng tiếp nhận kiến thức từ nước ngồi vẫn bị hạn chế. Do đó, Sở

cần lên kế hoạch để giái quyết vấn đềnày.

- Đánh giá trình độ ngoại ngữ của CBQL một cách kỹ càng thông qua các bài thi theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Ra chỉ tiêu mỗi năm phải có bao nhiêu phần trăm CBQL đạt được một trình

độ ngoại ngữ cụ thể (ví dụ: kế hoạch năm thứ nhất: ít nhất 30% CBQL đạt TOEIC

500 điểm trởlên; năm thứhai: ít nhất 50% CBQL đạt TOEIC 500 điểm trởlên; năm

thứ ba: ít nhất 70% CBQL đạt TOEIC 500 điểm trở lên…)

- Ngoài ra, để khuyến khích CBQL nỗ lực hơn, Sở có thể có các chính sách khen thưởng và hỗ trợ như trả lại phí thi TOEIC cho CBCC đạt được 600 điểm trở lên, hỗ trợ một phần học phí ngoại ngữ, tổ chức mời giáo viên ngoại ngữ đến dạy

ngay tại Sở hoặc kết hợp với một trung tâm ngoại ngữđể CBCC của Sở được giảm học phí,…

3.2.3. Hồn thiện khâu tuyển dụng và thu hút nhân tài

Tuyn chn CBQL ti S GD&ĐT tỉnh Qung Tr phải đảm bảo nguyên tắc sau:

- Có sựlãnh đạo, chỉđạo và sự thống nhất của cấp ủy quận/huyện.

- Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công bằng, công khai, khách quan,

minh bạch và có cạnh tranh.

- Nội dung tuyển chọn phải được cụ thể hóa, cơng khai rộng rãi để các đối

tượng biết và tham gia dự tuyển.

- Tuyển chọn CBQL cần chú ý đến quá trình đào tạo, học tập và những thành tích đạt được ở trước và trong quy hoạch. Tuỳtheo tình hình cụ thể mà ưu tiên cho các tiêu chuẩn thích hợp.

Vhình thức tuyn dng

Sở có thể áp dụng phương pháp thi tự luận và trắc nghiệm kết hợp với phỏng vấn để mang lại hiệu quả cao. Bài thi trắc nghiệm có thểlà các bài thi về trí thơng

minh, khả năng quản lý cơng việc, khả năng chun mơn, tính cách cá nhân (tính

trung thực, hịa đồng, làm việc nhóm…).

Các bài thi sẽ do hội đồng tuyển dụng theo quy định của nhà nước để chỉ đạo

và tổ chức thi tuyển nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch.

Để thu hút được nhân tài, Sở nên cơng khai chế độ đãi ngộ thích hợp (tùy vào

từng vị trí tuyển dụng) như: cam kết cử đi đào tạo, hỗ trợ kinh phí đào tạo, ưu ái

nhân tài trở lại làm việc tại địa phương sau khi tốt nghiệp, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ đi lại, trả một phần hoặc tồn phần chi phí đào tạo cho thạc sĩ, tiến sĩ về Sở làm việc, đặc

cách tăng lương, phụ cấp thu hút…

Ngồi ra, để cơng tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển CBCC ngày càng hoàn thiện hơn, Sở nên tiến hành sơ kết công tác tuyển dụng vào cuối kỳ tuyển dụng để đánh giá những việc đã được thực hiện và chưa được thực hiện theo kế

họach đã đề ra, qua đó rút kinh nghiệm cho cơng tác tuyển dụng công chức tiếp

theo.

3.2.4. Quy hoch, s dụng cán bộ quản lý

Căn cứ để lựa chọn, giới thiệu cán bộvào quy hoạch là tiêu chuẩn chức danh CBQL, bao gồm tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ, theo các nội dung cơ bản sau:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức,lốisống: nhận thức, tư tưởng chính trị; việc chấp hành chủ trương, đường lối, quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác; tinh thần tự học tậpnâng cao trình độ; tính trung thực, cơng bằng, khách quan, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong cơng tác; việc chấp hành chính sách, pháp luật …

- Năng lực thực tiễn: thể hiện ở kết quả, hiệu quả cơng tác; tính chủ động, sáng tạo;

mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; khả năng đoàn kết, tập hợp,

quy tụ cán bộ; năng lực điều hành, tổ chức thực hiện; khả năng dự báo tình hình, xử lý những tình huống phức tạp phát sinh trong ngành, lĩnh vực, địa phương cơng tác.

- Uy tín: thể hiện thơng qua việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm và kết quả đánh giá CBQL tại Sở GD&ĐT.

- Sức khoẻ: bảo đảm sức khoẻ để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức

danh quy hoạch.

- Chiều hướng, triển vọng phát triển, khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi được

bố trí vào chức vụ cao hơn.

Đối tượng trong diện quy hoạch nên ưu tiên những tài năng trẻ, có triển vọng

phát triển trong tương lai.

Nguồn cán bộ quy hoch

Trên cơ sở quy hoạch cán bộ quản lý, SởGD&ĐT tỉnh xây dựng kế hoạch, lựa chọn cử viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao và đạt chuẩn về lý luận chính trị,

chun mơn, nghiệp vụcho cán bộ, viên chức trong quy hoạch. Quy hoạch chuẩn sẽ

tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí, sử dụng cán bộ, viên chức khi có nhu cầu kiện tồn chức danh lãnh đạo, quản lý, tránh hụt hẫng, bị động.

Nguồn nhân sự tại chỗ: xuất phát từ nội bộcơ quan, là những cán bộ, lao động trẻvà triển vọng phát triển lên những vịtrí cao hơn.

Nguồn nhân sự từnơi khác: là nguồn nhân sựngồi đơn vị (có thể trong hoặc

ngồi Ngành).

Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng u cầu trong thi k mi

Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cần đẩy mạnh thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh

viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻcó triển vọng và đặc biệt quan tâm đào

tạo, bồi dưỡng, rèn luyện lớp cán bộ kế cận. Chủ động nắm, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đối với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc ở trong nước và nước ngoài.

Hoàn thiện các quy định, quy chế để kiểm soát chặt chẽ, sàng lọc kỹ càng,

thay thế kịp thời những người năng lực hạn chế, uy tín thấp, khơng đủ sức khoẻ, có

sai phạm, khơng chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, đến tuổi nghỉ hưu.

3.2.5. Đào tạo knăng nghiệp vụ, năng lực quản lý

Mục tiêu của giải pháp là nhằm trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm,

hình thành kỹ năng trong hoạt động, hình thành nên phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức và tâm lý, tạo nên những mẫu hình cơ bản của CBQL tại GD&ĐT.

Để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cũng như năng lực quản lý cho

CBQL tại Sở GD&ĐT thì cơng tác đào tạo là thực sự cần thiết. Đào tạo bồi dưỡng

CBQL là nhiệm vụ hàng đầu trong cải cách và hiện đại hóa ngành giáo dục, là yếu tố chiến lược, là động lực thúc đẩy cho việc xây dựng ngành giáo dục đáp ứng yêu cầu tình hình mới trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.

Qua phân tích thực trạng công tác đào tạo tại Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, cho thấy vẫn còn một số hạn chế như: Đào tạo chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt, chưa mang tính lâu dài và chuyên sâu nhằm nâng cao kiến thức; việc theo dõi, đánh giá

kết quảđào tạo chưa được thực hiện đểcó giải pháp hiệu quả hơn cho việc cải tiến

quy trình đào tạo, chưa quan tâm nhiều đến công tác phát triển CBQL. Để khắc phục hạn chếtrên, tác giả đề xuất quy trình hồn thiện cơng tác đào tạo và nâng cao

Hình 3.1: Quy trình hồn thiện cơng tác đào tạo

Nguồn: Tác giả tng hp

Phân loại đối tượng bồi dưỡng

Đối tượng bồi dưỡng gồm: CBQL đương chức và CBQL trong quy hoạch.

CBQL đương chức

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ theo hình thức tập trung, vừa làm vừa học, tự bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm.

Tham mưu cho UBND quận/huyện xây dựng chính sách động viên khuyến

khích mỗi CBQL có kế hoạch tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng. Đầu tư thích đáng cho việc bồi dưỡng của CBQL: Tăng cường nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, kinh phí của các tổ chức Đảng, Đồn thể cũng như các lực lượng xã hội; Có chính sách “Khuyến học - Khuyến tài” cho CBQL nâng cao trình độ học vấn, trình độ chính trị, nghiệp vụ quản lý; Được tham gia các lớp tập huấn công tác quản lý trong nước và nước ngồi, có điều kiện tham gia học tập kinh nghiệm tiên tiến của

các quận/huyện bạn, tỉnh bạn, các nước trong khu vực và trên thế giới, được tiếp

cận với nền GD hiện đại nhằm mở mang trí tuệ, cập nhật thơng tin, tránh sự già cỗi,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh quảng trị (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)