5. Kết cấu của luận văn
1.3 THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG
DỤNG NGÂN HÀNG Ở MỘT SỐ NGÂN HÀNG NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC 1.3.1 Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ phi tín dụng của một số Ngân hàng thương mại trên thế giới
1.3.1.1 Ngân hàng Misland ở Vương quốc Anh
Sau khi nhận thấy khách hàng ngày càng đòi hỏi sự thuận lợi, nhanh chóng trong giao dịch và có dấu hiệu bắt đầu ít đến giao dịch tại các chi nhánh, đã cho ra một sản phẩm dịch vụ mới đó là dịch vụ qua điện thoại. Đây là một kinh nghiệm rất bổ ích trong việc nghiên cứu đáp ứng những thay đổi những nhu cầu của khách hàng. Sau khi dịch vụ này được ra đời, số lượng khách hàng giao dịch với ngân hàng đã tăng lên đáng kể, nhiều khách hàng tỏ ra hết sức hài lòng vì sự thuận lợi khi không phải đến tận nơi giao dịch, điều này vừa giảm rủi ro cho khách hàng khi phải đi lại, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí cho nguồn lực của ngân hàng.
1.3.1.2Ngân hàng HSBC
Là một trong những tập đoàn ngân hàng cung cấp nhiều dịch vụ tài chính – ngân hàng nhất trên thế giới với một mạng lưới rộng khắp trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp các châu lục. Để trở thành một ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu trên thế giới, ngoài hoạt động của NHTM, HSBC đã đặt trọng tâm phát triển các dịch vụ như dịch vụ tài chính cá nhân, tài chính doanh nghiệp, tài chính tiêu dùng, các hoạt động đầu tư và kinh doanh ngoại hối, dịch vụ cho nhóm khách hàng đặc biệt, trong đó các dịch vụ toàn cầu gồm dịch vụ thẻ, thanh toán giao dịch, bảo hiểm, quản lý tài sản…
Kết quả là HSBC đã tạo ra cơ cấu thu nhập rất đa dạng, trong đó doanh thu từ hoạt động tài trợ doanh nghiệp và kinh doanh trên các thị trường tài chính chiếm 33%; 39% từ cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân và dịch vụ tài chính tiêu dùng; 4% từ cung cấp dịch vụ khách hàng đặc biệt.
1.3.1.3 Các Ngân hàng ở Thái Lan
Nhiều ngân hàng vốn có truyền thống không mặn mà lắm với người tiêu dùng, chính điều này khiến cho khách hàng ít đến giao dịch. Tuy nhiên sau khi nhận ra điều đó, một số ngân hàng ví dụ như Thai Military Bank đã bắt đầu mở cửa giao dịch vào
ngày thứ bảy để phục vụ cho các khách hàng là người tiêu dùng. Việc mở rộng và kéo dài thời gian giao dịch chính là điều kiện hấp dẫn khách hàng đến với ngân hàng, do sự hạn chế về thời gian giao dịch là một khó khăn lớn đối với khách hàng. Vì vậy, sau khi mở cửa ngày thứ bảy để phục vụ khách hàng đã lôi kéo được lượng khách hàng khá lớn.
1.3.1.4Ngân hàng ở Singapore
Đã đi một bước quan trọng trong cung ứng dịch vụ tài chính qua internet. Overscas Union Bank đã chi gần 200 triệu USD để mua các hệ thống cung cấp dịch vụ mới, bao gồm các dịch vụ internet và giao dịch cổ phiếu trực tuyến, dịch vụ ngân hàng trực tuyến sẽ mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng, do giảm thiểu được khá nhiều thời gian, chi phí cho nguồn lực của ngân hàng, đồng thời thu hút khách hàng cùng nhiều tiện ích ưu việt.
1.3.1.5 Ngân hàng Pertanian Malaysia
Ngân hàng lại chọn cách mở rộng khái niệm ngân hàng di động bằng cách lập các chi nhánh nổi trên thuyền dọc theo sông Sarawak cung cấp đầy đủ dịch vụ ngân hàng, đã tạo ra sự thích thú và tiện lợi cho khách hàng, mang dịch vụ ngân hàng đến tận tay người sử dụng.
Thông qua một số dẫn chứng nêu trên có thể thấy mỗi ngân hàng có cách thức khác nhau nhưng đều chung mục đích là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, từ đó tăng trưởng lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.