5. Kết cấu của luận văn
2.1. Đối với nhà nước
Quản lý vĩ mơ thơng qua chính sách, pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng, đặc biệt trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại phát triển dịch vụ phi tín dụng trong xu hướng hội nhập. Do đó, Nhà nước cần phải hồn thiện các văn bản pháp luật cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển dịch vụ đặc biệt là dịch vụ phi tín dụng.
Một là, tạo mơi trường kinh tế ổn định và hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ để
hệ thống ngân hàng tài chính phát triển lành mạnh và hiệu quả. Các quy định về hoạt động của ngành ngân hàng phải hướng theo xu thế quốc tế hóa, phù hợp với các điều kiện và tiêu thức mà các Ngân hàng thương mại khác ở các nước phát triển đang áp dụng và triển khai. Ngoài ra các quy định của pháp luật Việt Nam cần mang tính mở để các bên cung cấp, sử dụng dịch vụ ngân hàng có thể cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động.
Hai là, hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định cụ thể về việc lưu giữ, tiếp
cận thông tin liên quan đến các dịch vụ ngân hàng và có những quy định cụ thể về phòng chống rửa tiền thơng qua các dịch vụ ngân hàng. Có quy định mang tính tổng thể để giải quyết các vấn đề có liên quan đến giao dịch điện tử. Sớm ban hành và công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, quy định mức độ mã khóa được đăng ký và sử dụng cho các thành phần tham gia hoạt động thương mại điện tử, đồng thời công nhận giá trị chứng cứ của văn bản điện tử ở các Hợp đồng thương mại, Hợp đồng dân dự, Hợp đồng kinh tế, chào hàng, chấp nhận và xác nhận mua hàng…
Ba là, việc áp dụng và triển khai các giao dịch điện tử nói chung và các giao
dịch ngân hàng điện tử nói riêng, cần có một hệ thống quy định pháp luật mang tính cơ sở, nền tảng cho các giao dịch điện tử được triển khai. Do vậy, việc ban hành một văn bản có hiệu lực pháp lý cao dưới hình thức Luật hoặc Pháp lệnh về giao dịch điện tử là cơ sở để triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử trên thực tế.
Bốn là, đối với các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng trên thực tế của các
giao dịch có liên quan đến thương phiếu, séc như đã trình bày ở trên, việc sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan cần được thực hiện để giải quyết các vướng mắc cụ thể. Điều đó có nghĩa là, trong văn bản có liên quan đến hối phiếu, lệnh phiếu, séc, cần có quy định cụ thể như không bắt buộc sự tham gia của các ngân hàng vào các quan hệ liên quan đến hối phiếu, lệnh phiếu, cũng như cần quy định cụ thể về thẩm quyền, thời hạn giải quyết các tranh chấp có liên quan đến hối phiếu, lệnh phiếu, séc nhằm đảm bảo thời gian giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia quan hệ một cách nhanh chóng, chính xác.
Năm là, cho phép các Ngân hàng thương mại được hưởng chính sách ưu đãi
đầu tư trong nước như các doanh nghiệp khác, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư hiện đại kỹ thuật công nghệ để phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại và thiết yếu. Tập trung ngân sách ưu tiên cho phát triển ngành ngân hàng. Nhà nước hỗ trợ vốn cho các Ngân hàng thương mại đổi mới nâng cao công nghệ thông qua việc cho vay với lãi suất thấp, hoặc hỗ trợ một phần.
Sáu là, hồn thiện các văn bản pháp luật kích thích phát triển thị trường ngoại
hối ở Việt Nam. Thị trường ngoại hối là cơ chế hữu hiệu nhằm bôi trơn cho các hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động dịch vụ có liên quan đến ngoại tệ. Quan trọng hơn, thị trường ngoại hối là công cụ để Ngân hàng nhà nước có thể thực hiện chính
sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu của Chính phủ. Điều cần thiết trong hoạt động ngoại hối là phải nắm được các sự kiện, các nguồn thơng tin đa dạng một cách nhanh chóng. Phát triển và hoàn thiện thị trường ngoại hối sẽ giúp cho các Ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh tế có thể tiếp cận nhanh chóng với các nguồn vốn bằng bất cứ đồng tiền nào và với quy mơ như thế nào, đảm bảo tính linh hoạt trong thanh toán giữa các quốc gia.